Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 44)

thanh toán không dùng tiền mặt

1.4.2.1 Nghiên cứu của Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014)

Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận dịch vụ Ngân hàng qua Internet. Đây cũng là một nghiên cứu cho trường hợp cụ thể của thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng. Với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện đối với các khách hàng và người sử dụng dịch vụ ngân hàng Internet. Nghiên cứu đã tiến hành tiếp cận các mô hình TRA, TPB, TAM cộng với kế thừa có chọn lọc mô hình nghiên cứu của Chong et al (2008) và Juwaheer et al (2012).

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố dễ sử dụng, hữu dụng cảm nhận được, chỉ tiêu chủ quan, ý định hành vi, thái độ, an toàn, sự tin tưởng và hỗ trợ của chính phủ có ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng Internet banking (IB). Nghiên cứu này cũng đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc người tiêu dùng sử dụng dịch vụ IB, điểm mới của nghiên cứu này là bổ sung được yếu tố mới Sự ủng hộ của Chính phủ. Nhưng đề tài chỉ nghiên cứu riêng cho hoạt động sử dụng dịch vụ IB của người tiêu dùng mà không nghiên cứu tổng thể

Nhận thức sự hữu ích Nhận thức tínhdễ sử dụng Thái độ hướng tới sử dụng Ý định sử dụng

cho hoạt động TTKDTM. Tuy nhiên đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho luận văn trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu với việc kế thừa các yếu tố

Dễ sử dụng, An toàn, Sự tin tưởng, Hữu ích (Cảm nhận tính hữu dụng).

1.4.2.2 Nghiên cứu của Vũ Mạnh Cường (2013)

Vũ Mạnh Cường (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ Mobile banking tại Hà Nội, Việt Nam. Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập: (1) Nhận thức về tính hữu dụng; (2) Nhận thức về tính dễ sử dụng; (3) Chi phí cảm nhận; (4) Sự tin tưởng; (5) Nhận thức về rủi ro tác động lên biến phụ thuộc là Việc sử dụng Mobile. Kết quả của luận án cho thấy hầu hết người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mobile banking là có trình độ học vấn cao. Khách hàng có trình độ đại học chiếm 73,4%. Phần lớn khách hàng là những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và cơ quan nhà nước (72,5%). Luận án đã chỉ ra năm yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ mobile banking trên địa bàn Hà Nội bao gồm: (i) “sự tin tưởng của người tiêu dùng” đối với dịch vụ có ảnh hưởng mạnh nhất theo chiều hướng tích cực, (ii)“cảm nhận về tính dễ sử dụng” có ảnh hưởng mạnh thứ hai theo chiều hướng tích cực, (iii) “cảm nhận về tính hữu dụng” có ảnh hưởng mạnh thứ ba theo chiều hướng tích cực, (iv) “cảm nhận rủi ro về xã hội và an toàn” có ảnh hưởng theo hướng tiêu cực mạnh nhất, (v) “cảm nhận rủi ro về thao tác và tài chính” có ảnh hưởng theo hướng tiêu cực yếu nhất. Yếu tố “cảm nhận chi phí” được chỉ ra là không có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ mobile banking đối với khách hàng tại địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo hữu ích cho luận văn trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu với việc tiếp nhận các yếu tố sự tin tưởng, lợi ích (cảm nhận sự hữu dụng), dễ sử dụng

trong nghiên cứu của luận văn của mình

1.4.2.3 Nghiên cứu của Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013)

Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về việc thanh toán điện tử, một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập: (1) Lợi ích; (2) Sự tin tưởng; (3) Dễ sử dụng; (4) An toàn; (5) Tính hiệu quả đến

biến phụ thuộc là Nhận thức của người tiêu dùng. Với 200 mẫu điều tra được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, cộng với bảng hỏi được thiết kế để đo lường các thành phần của các yếu tố bằng thang điểm Lirket (5 mức độ). Nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bắt đầu bằng việc đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, đến phân tích EFA và cuối cùng là hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là nhận thức của người tiêu dùng. Kết quả hồi quy cho thấy ba yếu tố lợi ích, sự hiệu quả và dễ sử dụng có liên quan đáng kể đến nhận thức của người tiêu dùng về thanh toán điện tử. Bên cạnh đó yếu tố an ninh (sự an toàn) và sự tin tưởng lại ảnh hưởng không đáng kể đến nhận thức của người tiêu dùng đối thanh toán điện tử của ngưởi tiêu dùng Malaysia.

Điểm đạt được của nghiên cứu này là đo lường được các mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về dịch vụ thanh toán điện tử. Nhưng đề tài chỉ nghiên cứu sâu về một dịch vụ thanh toán điện tử nên chưa nghiên cứu rộng cho cả dịch vụ TTKDTM. Tuy nhiên, đây cũng là cơ sở quan trọng để luận văn tham khảo xây dựng mô hình nghiên cứu thông qua sử dụng các thang đo lường Lợi ích, sự tin tưởng, dễ sử dụng, an toàn và tính hiệu quả của nghiên cứu này cho việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc.

1.4.2.4 Nghiên cứu của Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011)

Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng Internet trong giới trẻ Malaysia. Với 310 mẫu nghiên cứu được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Qua quá trình xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS.20 nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha), phân tích EFA, hồi quy…Kết quả cho thấy, sáu yếu tố của mô hình nghiên cứu như cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận tính hữu ích, nhận thức sự lợi ích, tính hiệu quả, cảm nhận sự tín nhiệm và khả năng thử nghiệm. Điều này cho thấy rằng các biến này là quan trọng trong các dịch vụ Internet banking (IB) từ trong giới trẻ Malaysia. Dễ dàng cảm nhận được sử dụng là phát động tích cực đến sự chấp nhận sử dụng của IB. Điều

này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây (Davis; Vainio; Venkatesh và Davis). Người trả lời nhận thức hệ thống để sử dụng dễ dàng và không đòi hỏi nhiều kiến thức. Điều này có thể liên quan đến một thực tế rằng đa số người trả lời là những người trẻ, nên có xu hướng sử dụng máy tính và internet tốt hơn những nhóm tuổi khác. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, rõ ràng là cảm nhận sự hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng Internet của thanh niên Malaysia. Theo Davis, nhận thức tính hữu dụng là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ tăng cường hiệu năng công việc của mình. Cũng giống như các đề tài trước thì nghiên cứu này chỉ tập trung cho hoạt động thanh toán bằng IB tuy nhiên nó cũng giúp cho luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu thông qua việc tham khảo các yếu tố dễ sử dụng, tin tưởng, hiệu quả, lợi ích (cảm nhận tính hữu ích).

1.4.2.5 Nghiên cứu của Lê Thị Biếc Linh (2010)

Lê Thị Biếc Linh (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 2 nhóm yếu tố: yếu tố từ phía khách hàng: (1) Thói quen sử dụng tiền mặt; (2) Thu nhập; (3) Trình độ của khách hàng; (4) Lợi ích dịch vụ; Yếu tố từ phía ngân hàng: (5) Hạ tầng công nghệ; (6) Đội ngũ nhân viên; (7) Chính sách của ngân hàng lên biến phụ thuộc là hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ TTKDTM bao gồm: (1) Thói quen sử dụng tiền mặt; (2) Thu nhập; (3) Lợi ích dịch vụ; (4) Hạ tầng công nghệ; (5) Chính sách của ngân hàng.

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Biếc Linh là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các yếu tố: Thói quen sử dụng tiền mặt, trình độ của khách hàng (nhận thức về dịch vụ), lợi ích từ dịch vụ (cảm nhận tính hữu dụng)

1.4.2.6 Nghiên cứu của Dineshwar Ramdhony & Ashvin Ramjee (2010)

Dineshwar Ramdhony & Ashvin Ramjee (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ngân hàng điện tử tại Mauritius. Đề tài đã tiến hành tiếp

cận các lý thuyết về chấp nhận công nghệ Model (TAM), Lý thuyết hành động (TRA), Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch (TPB) và lý thuyết phá hủy kế hoạch (DTP), Từ đó xây dựng mô hình các yếu tố quyết định sự chấp nhận và sử dụng các thông tin mới công nghệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với người sử dụng dịch vụ IB thì động lực họ sử dụng dịch vụ là: dễ sử dụng, sẵn có của cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức, an ninh, và cảm nhận tính hữu dụng. Còn đối với những người không sử dụng IB, những rào cản chính đối với việc áp dụng là: thiếu an ninh (thiếu an toàn), thiếu sự hỗ trợ, mức độ nhận thức thấp, và không có nhận thức dễ sử dụng. Nghiên cứu này đạt được ở chỗ là việc nghiên cứu có sự tách bạch giữa những yếu tố nào tác động đến người sử dụng dịch vụ IB và yếu tố nào tác động đến việc người tiêu dùng không sử dụng dịch vụ IB. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở việc đo lường hoạt động sử dụng của một loại dịch vụ cụ thể của một trong những dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Nhưng nghiên cứu này cũng là nguồn tham khảo có giá trị cho luận văn trong việc xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM của ngân hàng BIDV Bảo Lộc. Các thang đo

dễ sử dụng, an toàn, cảm nhận tính hữu ích (Lợi ích) của nghiên cứu này được tiếp nhận để sử dụng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn.

Bảng 1.1 Tổng kết các công trình nghiên cứu trước đây Nghiên cứu Tác giả & năm thực

hiện

Các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận dịch vụ ngân hàng qua Internet.

Samaneh Tavakoli Hashjin, Dr.Younos VakilaRoaia, Dr. Mohammad Hemati, 2014  Ý định sử dụng  Nhận thức về dịch vụ  Dễ sử dụng  An toàn  Lòng tin  Thái độ  Cảm nhận tính hữu dụng  Sự ủng hộ của chính phủ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ Vũ Mạnh Cường, 2013  Nhận thức về tính hữu  dụng  Nhận thức về tính dễ

Mobile banking tại Hà Nội, Việt Nam

sử dụng

 Chi phí cảm nhận

 Sự tin tưởng

 Nhận thức về rủi ro Các yếu tố ảnh hưởng đến

nhận thức của người tiêu dùng về thanh toán điện

tử, một hình thức

TTKDTM

Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013)  Lợi ích  Sự tin tưởng  Dễ sử dụng  An toàn  Tính hiệu quả Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng Internet trong giới trẻ Malaysia.

Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki, 2011  Nhận thức dễ sử dụng  Tin tưởng  Cảm nhận tính hữu  Khả năng thử nghiệm  Tính hiệu quả Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Lê Thị Biếc Linh (2010)  Thói quen sử dụng tiền mặt  Thu nhập  Trình độ của khách hàng  Lợi ích dịch vụ  Hạ tầng công nghệ

 Đội ngũ nhân viên

 Chính sách của ngân hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ngân hàng điện tử tại Mauritius

Dineshwar Ramdhony & Ashvin Ramjee (2010)  Cơ sở hạ tầng sẵn có  Nhận thức về dịch vụ  Dễ sử dụng  An toàn  Cảm nhận tính hữu dụng Nguồn: Tác giả tổng hợp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu khái niệm, đặc điểm, vai trò của và nguyên tắc của hoạt động TTKDTM tại ngân hàng thương mại. Các hình thức TTKDTM bao gồm: Thanh toán bằng Séc; Thanh toán bằng ủy nhiệm thu; Thanh toán bằng ủy nhiệm chi; Thanh toán bằng thẻ thanh toán và một số dịch vụ ngân hàng điện tử. Về mặt lý thuyết tác giả đã chỉ ra ba nhóm yếu tố tác động đến hoạt động TTKDTM bao gồm: Các yếu tố thuộc về khách hàng (tâm lý, thu nhập, nhận thức lợi ích, trình độ của khách hàng); Các yếu tố thuộc về ngân hàng (công nghệ, mạng lưới thanh toán, đội ngũ nhân viên, chính sách…); Môi trường bên ngoài (môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý, môi trường khoa học). Các mô hình nghiên cứu hành vi lý thuyết người tiêu dùng bao gồm: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein; Thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen và mô hình chấp nhận công nghệ TAM. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm bao gồm: Nghiên cứu của Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014); Vũ Mạnh Cường (2013); Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013); Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011); Lê Thị Biếc Linh (2010); Dineshwar Ramdhony & Ashvin Ramjee (2010). Các mô hình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm là cơ sở để tác giả để tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu trong chương 2. Mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu

2.1.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ những đánh giá tổng quan của các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước ở trên, tác giả đã tiến hành kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài. Vì vậy, mô hình nghiên cứu của đề tài là kết quả tổng hợp của nhiều nghiên cứu liên quan như các nghiên cứu của Dineshwar Ramdhony & Ashvin Ramjee (2010), Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013), Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014), Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011), Lê Thị Biếc Linh (2010). Tác giả căn cứ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu chọn lọc để xây dựng mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên nghiên cứu nền tảng để luận văn xây dựng mô hình là dựa vào kết quả nghiên cứu của Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013), Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011) và Lê Thị Biếc Linh (2010). Vì vậy mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các thang đo từ các mô hình nghiên cứu gốc cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Các yếu tố của mô hình nghiên cứu

Các yếu tố của mô hình Nguồn

Dễ sử dụng

Dineshwar Ramdhony & Ashvin Ramjee (2010), Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013), Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014), Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011), Hanudin Amin (2010)

An toàn

Dineshwar Ramdhony & Ashvin Ramjee (2010), Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013), Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014), Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011)

Cảm nhận lợi ích

Dineshwar Ramdhony & Ashvin Ramjee (2010), Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013), Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014), Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011), Hanudin Amin (2010), Lê Thị Biếc Linh (2010)

Sự tin tưởng

Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013), Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014), Hanudin Amin (2010)

Nhận thức về dịch vụ TTKDTM

Dineshwar Ramdhony & Ashvin Ramjee (2010); Lê Thị Biếc Linh (2010); Samaneh Tavakoli Hashjin, Dr.Younos VakilaRoaia, Dr. Mohammad Hemati (2014)

Thói quen sử dụng tiền

mặt Lê Thị Biếc Linh (2010)

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.1.2 Xây dựng các giả thuyết thống kê

Giả thuyết H1: Dễ sử dụng có tác động tích cực (+) đến quyết định sử dụng dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc

Giả thuyết H2: Sự an toàn có tác động tích cực (+) đến quyết định sử dụng dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc

Giả thuyết H3: Cảm nhận lợi ích có tác động tích cực (+) đến quyết định sử dụng dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc

Giả thuyết H4: Sự tin tưởng có tác động tích cực (+) đến quyết định sử dụng dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc

Giả thuyết H5: Tính hiệu quả có tác động tích cực (+) đến quyết định sử dụng dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc

Giả thuyết H6: Thói quen sử dụng tiền mặt có tác động tiêu cực (-) đến quyết định sử dụng dịch vụ TTKDTM tại NHTM

Dễ sử dụng

An toàn Cảm nhận lợi ích

Sự tin tưởng

Thói quen sử dụng tiền mặt

Quyết định sử dụng TTKDTM tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)