3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội
3.1.1.1. Thuận lợi
Hai nút thắt quan trọng của nền kinh tế trong năm 2012 đó là xử lý nợ xấu của các NHTM và giải quyết hàng tồn kho của doanh nghiệp, đặc biệt là tồn kho bất động sản đang được Chính phủ tập trung xử lý. Dự kiến, Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản. do vậy đây cũng là những tín hiệu tốt để vực dậy nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động ngân hàng nói riêng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình hình nợ xấu tăng cao.
Ngồi ra, với nền kinh tế đang rất khó khăn, chưa thể phục hồi và tăng trưởng trong thời gian ngắn, dự báo chính sách tiền tệ giai đoạn 2013- 2015 do đó nhiều khả năng sẽ theo hướng nới lỏng có kiểm sốt, và mặt bằng lãi suất điều hành có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh hạ 1 đến 2 lần khi thuận lợi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm khoảng 100-200 điểm. Thị trường ngoại hối giai đoạn 2013-2015 dự báo về cơ bản sẽ có nhiều nét tương đồng so với năm 2012 do NHNN vẫn tiếp tục áp dụng chính sách điều hành như năm 2012. Tỷ giá tiếp tục ổn định, giao dịch trong biên độ cho phép của NHNN, biên độ dao động phổ biến vào khoảng 20.900-21.500. Chính sách ổn định sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho các NHTM đưa ra các chiến lược và định hướng phát triển phù hợp để phục hồi và phát triển.
3.1.1.2. Khó khăn
Trong giai đoạn 2013-2015, mặc dù nền kinh tế được dự báo sẽ có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với 4 thách thức ngắn hạn như sau
Một là, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ
làm cho tình hình khó khăn thêm.
Hai là, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dịng tín dụng vẫn bị
tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn cịn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn cịn khó khăn, nhất là DNVVN.
Ba là, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay khơng nhiều; khó đáp ứng sự
mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống NHTM. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn khơng cịn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn. Điều này sẽ khơng kích thích được các doanh nghiệp đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sản xuất.
Bốn là, những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể
mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng sẽ khó khăn.
Cộng với đó là, dự báo tình hình kinh tế thế giới cịn diễn biến thất thường, có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam.
3.1.2. Thị trường tài chính ngân hàng
Trước những thách thức của nền kinh tế trong những năm tới, dự báo xu hướng thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam trong những năm tới như sau:
- Tái cơ cấu hoạt động ngân hàng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn: trong những năm qua, trước những khó khăn của nền kinh tế, hoạt động của các NHTM đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều NHTMCP nhỏ, hoạt động yếu kém đã không thể đứng vững và buộc phải sát nhập, hợp nhất. Dự báo trong giai đoạn 2013- 2015, xu hướng sát nhập tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ mạnh mẽ hơn, vừa theo đúng điều hành của NHNN vừa phù hợp với quy luật thị trường, đảm bảo sàng lọc các ngân hàng yếu kém, giữ lại các NHTM hoạt động tốt để tạo môi trường phát triển, cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.
- Thị trường sản phẩm, dịch vụ sẽ phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu trong đó xu hướng sản phẩm dịch vụ các NHTM sẽ tập trung phát triển các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao. Giai đoạn 2013-2015 được dự báo là giai đoạn gia tăng mạnh mẽ về lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như internetbanking, mobile banking. Các kênh phân phối điện tử sẽ dần thay thế cho việc mở rộng các Chi nhánh/PGD vừa tốn kém về chi phí cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực vừa hiệu quả thấp trong những năm qua.
- Những năm tới, dự báo sẽ có sự xâm nhập ngày càng sâu rộng hơn của các NHTM nước ngoài. Thị phần của các NHTM nước ngoài trong những năm qua đã dần được mở rộng và trước những khó khăn của các NHTM trong nước, những năm tới là cơ hội để các NHTM nước ngồi vốn có tiềm năng tài chính, kinh nghiệm và năng lực kinh doanh tăng cường xâm lấn và phát triển mạnh thị phần. Đây cũng là xu hướng tất yếu do Việt Nam buộc phải mở rộng thị trường theo cam kết gia nhập WTO.
- Sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ diễn ra càng khốc liệt theo chiều sâu. Những năm qua đã chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM
nhưng sự cạnh tranh này mang tính bề nổi nhiều hơn, cụ thể là chạy đua về lãi suất, các NHTMCP nhỏ xé rào lãi suất huy động để lôi kéo khách hàng. Tuy nhiên, sau quá trình tái cơ cấu NHTM, hệ thống NHTM sẽ được thanh lọc, hoạt động của các ngân hàng sẽ phát triển theo chiều hướng chuyên nghiệp và bền vững hơn. Do vậy, sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ mang tính chiều sâu, khơng chỉ là chạy đua về giá phí, lãi suất mà cạnh tranh tồn diện hơn về chất lượng dịch vụ, hình ảnh, khả năng chăm sóc khách hàng trọn gói...