Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu 178 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 98 - 100)

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG

3.3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

3.3.2.1. Hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ mang tầm dài hạn

Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, BIDV xác định duy trì phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn và gia tăng hoạt động bán lẻ. BIDV phải có một chiến lược dẫn đường cho phát triển dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ theo một chiến lược được hoạch định bài bản. Chiến lược đưa ra cần đảm bảo những yêu cầu:

- Phải dựa trên điều kiện thực tiễn của BIDV, kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bán buôn, bán lẻ hàng năm xây dựng chiến lược kinh doanh có tính khả thi.

- Phải xuất phát từ nhu cầu khách hàng, từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá nhu cầu hiện tại, và xu hướng phát triển nhu cầu trong tương lai để đề ra chiến lược kinh doanh dịch vụ phù hợp.

- Phải so sánh với đối thủ cạnh tranh để thấy được điểm mạnh, điể m yếu, cơ hội và thách thức từ đó đề ra mục tiêu phát triển.

Trên cơ sở chiến lược đã hoạch định, từ đó cụ thể hóa các giải pháp của từng giai đoạn thực hiện trên cơ sở phân giao đến từng chi nhánh dựa vào đặc thù, thế mạnh của chi nhánh để có thể đạt được hiệu quả tối ưu.

3.3.2.2. Đổi mới chỉ đạo điều hành trong hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ

BIDV cần phải thay đổi từ khâu lập kế hoạch kinh doanh tới việc tổ chức thực hiện kế hoạch theo mục tiêu hướng tới khách hàng và quản lý tới từng sản phẩm dịch vụ để tạo động lực thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ. Muốn vậy cần phải thực hiện phân giao kế hoạch theo dòng sản phẩm dịch vụ và gắn trách nhiệm và quyền lợi phát triển sản phẩm đến từng cán bộ, phù hợp năng lực, trình độ, sở trường.

Để hạn chế mất cân đối về kinh doanh giữa các địa bàn, trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh, phân giao chỉ tiêu cần xem xét đến yếu tố địa bàn, khu vực, có cơ chế hỗ trợ các Chi nhánh ở các địa bàn yếu kém để hoàn thành được mục tiêu kinh doanh. Ngồi ra, có cơ chế phân chia lợi ích rõ ràng, hợp lý giữa các Chi nhánh khi cùng phối hợp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên cơ sở tổng hịa lợi ích chung của hệ thống, tránh tình trạng vì lợi ích cục bộ của Chi nhánh mà đưa ra chính sách giá phí khơng thống nhất, chính sách khách hàng mâu thuẫn giữa các Chi nhánh, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh của BIDV.

Xem xét ứng dụng công nghệ thông tin vào việc theo dõi, quản lý mục tiêu kinh doanh chung của toàn hệ thống, theo nhiều chiều như theo khối bán buôn, bán lẻ, theo sản phẩm, đối tượng khách hàng... để phục vụ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

3.3.2.3. Cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Bộ máy điều hành của BIDV tương đối cồng kềnh, thiếu sự phối hợp và triển khai hiệu quả do vậy BIDV cần sắp xếp làm tinh gọn bộ máy, bỏ các bộ phận trung gian trong xử lý cơng việc, hình thành mơ hình các Ban chức năng khơng phịng để giảm thiểu cấp điều hành xử lý cơng việc.

Mơ hình tổ chức cũng cần tách bạch rõ quyền hạn, trách nhiệm của các Ban, trung tâm tại Hội sở chính cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các ban này với các chi nhánh BIDV trong phát triển dịch vụ.

3.3.2.4. Chỉ đạo điều hành cần kịp thời và thống nhất đồng bộ trong toàn hệ thống

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến sản phẩm dịch vụ cần phải nhanh chóng, kịp thời để bắt kịp nhu cầu thị trường, tránh mất thời cơ kinh doanh.Các văn bản chỉ đạo cần phải thống nhất, tránh chồng chéo gây khó khăn cho Chi nhánh khi triển khai. Cần quán triệt tư duy kinh doanh đối với các Giám đốc Chi nhánh để hướng tới việc cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ, tránh chỉ thiên về cấp tín dụng, khơng thực hiện bán chéo, bán kèm dịch vụ.

Một phần của tài liệu 178 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w