3.4.1. Ôn định thị trường và định hướng chính sách
- Tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tiền tệ ổn định, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng đồng thời kiềm chế lạm pháp, ổn định dòng tiền, xem xét điều
chỉnh giảm lãi suất tiền vay phù hợp để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, cho phép tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên các TCTD đáp ứng các điều kiện và hiệu quả cao.
- Kiên trì đẩy nhanh tiến độ, thực hiện quyết liệt tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, sát nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém nhằm tạo sự an toàn, phát triển lành mạnh cho cả hệ thống.
- Đẩy nhanh việc thành lập công ty mua bán nợ quốc gia để xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu gia tăng, đảm bảo an toàn hệ thống.
3.4.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trường hành lang pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nước và ngoài nước phát triển.
NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ của các ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn giữ được những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, tạo một môi trường hoạt động thông thoáng cho các NHTM Việt Nam. Theo đó, NHNN cần nhanh chóng ban hànhquy định mới phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng cũng như hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn,xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ điện tử, thương mại phát triển; thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. NHNN cần hoàn thiện xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Bên cạnh các cơ chế và chính sách điều hành, nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, NHNN cần nhanh chóng trong việc cập nhật và ban hành các quy định chuẩn mực về những loại hình dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có thể chủ động, linh hoạt triển khai ra thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
3.4.3. Tăng cường công tác thanh tra giám sát
Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ đảm bảo nhiều cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính như thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Không những thế lĩnh vực ngân hàng còn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, những vấn đề của hệ thống ngân hàng có xu hướng gây hiệu ứng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Khi hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đồng nghĩa với nhiều rủi ro phát sinh cho các TCTD cũng như cho toàn hệ thống ngân hàng.
Việc tăng cường hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo cho các NHTM hoạt động ổn định, lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững. Các hoạt động giám sát nếu được đẩy mạnh sẽ phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra biến động bất lợi từ đó có biện pháp ngăn chặn, hạn chế những rủi ro đáng tiếc và vì thế góp phần bảo vệ cho nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng - điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng có thể phát triển. Mục tiêu của giám sát không chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà còn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính do vậy giám sát ngân hàng cần phải xây dựng được những chỉ tiêu cốt lõi dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các điểm yếu dễ bị tác động, dễ bị tổn thương trong toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động giám sát của NHNN cũng cần dựa trên nguyên tắc tạo sự linh
hoạt cho các NHTM, đảm bảo sự vận hành theo cơ chế thị trường, tránh can thiệp sâu vào hoạt động các NHTM.
3.4.4. Phối hợp các Bộ ngành liên quan để hỗ trợ hoạt động Ngân hàng thương mại
NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM như: phối hợp với Bộ xây dựng, Bộ Tài nguyên môi trường đề xuất và triển khai phương án hỗ trợ thị trường bất động sản thông qua đó để xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài chính về các chính sách liên quan đến thương mại, XNK và quản lý thuế tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ thu NSNN, tài trợ hoạt động XNK....
KẾT LUẬN
Với mục đích nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể cùng các khuyến nghị nhằm giúp BIDV phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong tiến trình hội nhập, đề tài đã tập trung giải quyết một số nội dung như sau:
Một là, trình bày cơ sở lý luận liên quan đến NHTM hiện đại, sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò và các loại hình sản phẩm dịch vụ, sự cần thiết phát triển sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó đề tài đi vào phân tích những nhân tố tác động đến phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHTM để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, Chương 1 của đề tài cũng trình bày quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Citibank, Ngân hàng Bank of NewYork và DBS Group. Và sau cùng là bài học kinh nghiệm được rút ra trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.
Hai là, đề tài đã giới thiệu chung về BIDV, phân tích đặc điểm hoạt động kinh doanh của BIDV đồng thời nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010 - 2012. Sau đó đề tài đi vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của BIDV giai đoạn 2010 - 2012. Thông qua phân tích thực trạng hoạt động và phát triển sản phẩm dịch vụ, đề tài đã có đánh giá về các mặt được, các mặt hạn chế tồn tại và phân tích các nguyên nhân của hạn chế tồn tại trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ của BIDV. Những tồn tại đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ BIDV. Những nguyên nhân này là cơ sở đưa ra giải pháp cụ thể ở Chương 3.
tại BIDV, đề tài đã đưa ra dự báo về tình hình kinh tế xã hội, xu hướng thị trường tài chính ngân hàng trong những năm tới. Dựa vào những tồn tại đã được tác giả phân tích ở Chương 2, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại BIDV. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra các kiến nghị đối với NHNN tạo điều kiện để mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng.
triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin
2. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS. TS Hoàng Đức, PGS. TS Trần Huy Hoàng, TS. Trầm Xuân Hương (2004), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản Thống kê.
4. Mạc Quang Huy (2010), Ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê.
5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
6. PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội.
7. TS. Hà Nam Khánh Giao (2004), Marketing dịch vụ, NXB Thống kê
8. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội.
9. Trương Quang Thông (2010), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, TP. HCM.
10. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), “Xây dựng mô hình liên kết & hợp tác chiến lược của các NHTM Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh &
phát triển khi gia nhập WTO ”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ. 11. TS. Lê Đình Hạc (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
các ngân hàng thương mại Việt Nam ”, Luận án tiến sỹ kinh tế.
12. Nguyễn Thị Hiền, “Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư - một cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 và 2020”, Vụ phát triển ngân hàng.
14. Nguyễn Thị Mùi, Lê Xuân Nghĩa (2005), Dịch vụ ngân hàng Việt Nam: Cải cách trước khi quá muộn, Việt Nam Economics Times.
15. Nguyễn Thanh Phong (2011), “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế.
16. Đặng Mạnh Phổ (2008), Tìm hiểu về dịch vụ, Tài liệu hội thảo, BIDV 17. Đặng Mạnh Phổ (2009), Chính sách đầu tư công nghệ thông tin phục vụ
cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, Tài liệu hội thảo, BIDV.
18. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - (2010), Nghị quyết số 182/NQ -
HĐQT ngày 11/05/2007 về việc Phê duyệt Đề án BIDV chuyển đổi mô hình tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2007 - 2010.
19. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Nghị quyết số 943/NQ - HĐQT ngày 27/09/2010 về việc Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2010 - 2012.
20. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của BIDV.
21. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo công tác tín dụng và huy động vốn của BIDVtừ năm 2010- 2012.
22. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo đánh giá, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động theo TA2 của BIDV tháng 1/2012.
23. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ năm 2010 - 2012.
24. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh
thẻnăm 2010 - 2012.
26. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2010 -2012.
27. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2010-2012.
28. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hội nghị huy động vốn năm 2012.
29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2010 - 2012.