Nhóm giải pháp về phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ

Một phần của tài liệu 178 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 109 - 111)

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG

3.3.8. Nhóm giải pháp về phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ

Như đã phân tích tại Chương 2, hoạt động kinh doanh bán lẻ của BIDV phát triển chưa cân đối với tiềm năng, chưa theo kịp với xu thế và kém cạnh tranh so với các NHTM khác. Do vậy, việc tập trung phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ là cần thiết, phù hợp xu thế và giúp BIDV gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững. Tương tự các nhóm giải pháp chung, đối với hoạt động bán lẻ cần tập trung vào một số giải pháp chủ đạo sau:

3.3.8.1. về mô hình tổ chức

pháp trước mắt là hồn thiện mơ hình tổ chức quản lý và kinh doanh bán lẻ đồng

bộ, thống nhất từ Hội sở chính tới chi nhánh. Theo đó, củng cố vai trị điều hành

của các đơn vị tại Hội sở chính và xây dựng mạng lưới chi nhánh trở thành các tổ chức bán hàng chuyên nghiệp với các phòng QHKH cá nhân chuyên trách, các phòng giao dịch, xác lập quan hệ phối hợp với các đơn vị hỗ trợ kinh doanh

bán lẻ với các quy định, quy trình tác nghiệp chặt chẽ và rõ ràng.

Ngoài ra cần đẩy nhanh lộ trình thành lập mơ hình ngân hàng bán lẻ riêng

biệt theo thơng lệ quốc tế, nhằm tăng tính chun mơn hóa, tách bạch giữa bộ phận tác nghiệp và bộ phận tư vấn, chăm sóc khách hàng. tập trung vào phân khúc thị trường khách hàng bán lẻ để chăm sóc tốt hơn nhu cầu khách hàng.

3.3.8.2. về sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ bán lẻ của BIDV đã được đánh giá là thiếu cạnh tranh so với tị trường. Do vậy, BIDV cần tập trung nâng cao sức cạnh tranh, vị thế của

sản phẩm dịch vụ. Một trong những hạn chế lớn nhất của dịch vụ bán lẻ của BIDV là quy trình cung cấp sản phẩm rất rườm rà, mất thời gian do vậy cần thiết

phải cải tiến các quy trình bán lẻ theo hướng đơn giản thủ tục cho khách hàng. Ngoài ra, để phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ, sản phẩm dịch vụ phải thực sự đa dạng phong phú để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khác nhau của khách hàng. Việc phát triển sản phẩm cho khách hàng cá nhân cần có sự năng động hơn khách hàng doanh nghiệp để nắm bắt xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng do khách hàng cá nhân có sự thay đổi về nhu cầu nhanh và mạnh mẽ hơn đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

3.3.8.4. về phát triển đội ngũ nhân sự

Để xây dựng chiến lược nhân sự cho hoạt động ngân hàng bán lẻ, BIDV cần phải thực hiện chuyên mơn hố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về

kỹ năng, trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức tầm quan trọng của dịch vụ bán lẻ. Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng bán lẻ hiện nay cần tập trung cao nhất cho công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ và kỹ năng tác nghiệp, chăm sóc khách hàng cho hoạt động ngân hàng bán lẻ. Cùng với đào tạo là việc theo dõi, sử dụng cán bộ sau đào tạo hợp lý, tránh việc cử cán bộ đi đào tạo không đúng đối tượng hoặc sau đào tạo lại bố trí

cơng việc khác. Đối với cán bộ tuyển dụng mới phải theo đúng tiêu chuẩn quy định để đảm bảo chất lượng cán bộ. Ngoài ra, BIDV nên chú trọng đào tạo, nâng

cao kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp khách hàng của cán bộ QHKH cá nhân tại chi nhánh, xây dựng và triển khai chương trình đào tạo một cách khoa học, bài bản về công tác phát triển sản phẩm mới.

3.3.8.5. về chính sách động lực

BIDV xây dựng chính sách động lực về lương, thưởng nhằm khuyến khích việc bán sản phẩm dịch vụ bán lẻ dựa trên cơ sở:

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế phân phối thu nhập hợp lý để khuyến khích hoạt động bán lẻ.

- Áp dụng hệ số điều chỉnh thu nhập từ hoạt động bán lẻ (có tính đến yếu tố vùng/miền).

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ định mức chi phí bán lẻ cho các chi nhánh tập

trung phát triển hoạt động bán lẻ tốt.

Một phần của tài liệu 178 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w