Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của BIDVgiai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu 178 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 44 - 57)

5 % 2 % 3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 237.27 7 20,7 % 276.39 7 16,5% 321.958 16,5 % 17,9% 4 Thu DVR 1.69 6 22% 2.17 0 27,9% 2.110 - 2,8% 15,7% 5 Thu từ hoạt động KDTT+PS 63 8 - 3,5% ÕTT 43,1% 504^ -44,8% -1,7% 6 Chênh lệch thu chi 6.53

5 %17,7 8 9.03 38,3% 10.820 %19,7 25,5% 7 Tỷ lệ nợ xấu 2,3 % 2,5 % 2,71%

tỷ, tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 18,5%/năm, mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm các chỉ tiêu quy mô đồng thời tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 sau Agribank và Vietinbank.

- Huy động vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và an toàn thanh khoản của hệ thống. Huy động vốn tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 18,2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân 3 năm của ngành ngân hàng (~17,7%). Riêng năm 2012, huy động vốn đạt 360.018 tỷ, tăng trưởng 26,1%. Nền vốn huy động theo hướng ngày càng bền vững và ổn định với tỷ trọng vốn dân cư/tổng vốn huy động tăng từ 37,4% năm 2010 lên 49,8% năm 2012. Cơ cấu kỳ hạn cũng có sự chuyển biến tích cực. Tiền gửi trung dài hạn có mức tăng trưởng bình quân 3 năm là 25%/năm trong đó đặc biệt năm 2012, huy động vốn trung dài hạn gia tăng mạnh với mức tăng

trưởng 100% so với năm 2011 và tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn/tổng huy động vốn đạt 20,1%, cao nhất trong 3 năm.

- Tăng trưởng tín dụng trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN đồng thời đảm bảo kiểm soát được cơ cấu, chất lượng tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 17,9%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn 3 năm của ngành ngân hàng (~16,5%) và đứng thứ 2 về thị phần tín dụng trên thị trường. Tăng trưởng tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2010-2012 ở mức ổn định qua các năm trong khi các NHTM khác đều có sự biến động mạnh, đặc biệt năm 2012 đều có tăng trưởng giảm so với những năm trước. Cơ cấu tín dụng được cải thiện theo từng năm (tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ giảm từ 43,5% năm 2010 xuống 39,1% năm 2012; tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ tăng từ 12,7% năm 2010 lên 15,25% năm 2012). Tuy nhiên do yếu tố khách quan xuất phát từ khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng, làm gia tăng nợ xấu và suy giảm chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV. Mặc dù vậy, BIDV đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, kiểm soát nợ xấu với tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,3% năm 2010 lên 2,71% năm 2012.

Trong giai đoạn 2010-2012, BIDV đã duy trì hiệu quả kinh doanh ổn định đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống bằng việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro (tăng bình quân 57,2%) và nhiều lần giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp đã làm giảm hiệu quả hoạt động của BIDV. Vì vậy, trong khi chênh lệch thu chi đạt tốt, tăng trưởng bình quân 25,2%/năm tuy nhiên LNTT chỉ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm, trong đó LNTT năm 2011 giảm 3,9% so với 2010, LNTT năm 2012 giảm 1,8% so với 2011 . Tuy nhiên, kết quả trên cũng được đánh giá là tương đối tích cực trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

Biểu đồ 2.1: Kết quả LNTT của BIDVso với các NHTMkhácĐơn vị: Tỷ đồng Đơn vị: Tỷ đồng ■BIDV ■VCB ■Vietinbank ■ACB

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVnăm 2010-2012)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI BIDV

2.2.1. Chủ trương chính sách của BIDV

2.2.1.1. Chủ trương phát triển sản phẩm dịch vụ

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của BIDV đến giai đoạn trước khi chuyển đổi mơ hình TA2 qua từng giai đoạn lịch sử, BIDV luôn được khách hàng biết đến với đặc điểm hoạt động của một ngân hàng bán buôn thuần túy, chuyên phục vụ những cơng trình đầu tư cơ sở hạ tầng, các dự án lớn. Tại thời điểm đấy, BIDV đã có một vị thế tương đối vững chắc do lợi thế về vốn, mối quan hệ truyền thống với các DNNN lớn và mạng lưới giao dịch rộng khắp so với các NHTMCP. Tuy nhiên, việc chỉ phát triển thiên lệch về hoạt động kinh doanh bán buôn càng lộ rõ nhiều bất cập và thiếu bền vững đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn bởi vì ngân hàng phải chịu rủi ro tập trung tại một nhóm khách hàng đồng thời những khách hàng kinh doanh thực sự có hiệu quả cũng là đối tượng mục tiêu của tất cả các ngân hàng do vậy thị phần bán buôn bị chia sẻ và cạnh tranh khốc liệt. Mặt khác,

với xu hướng phát triển hiện nay, hoạt động ngân hàng bán lẻ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng trên thế giới.Xu hướng này không chỉ nảy sinh từ áp lực cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng (trong nước và nước ngồi) mà cịn được hậu thuẫn bởi sự phát triển vượt bậc của hạ tầng kỹ thuật công nghệ. Theo đó, với sự hỗ trợ của công nghệ mới, các ngân hàng có điều kiện đa dạng hóa các dịch vụ, tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thêm vào đó, xu thế cá thể hóa, tư nhân hóa, cổ phần hóa mạnh mẽ nền kinh tế kết hợp với sự giàu lên của một bộ phận lớn dân cư ở các đô thị đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng hướng thị trường mục tiêu vào các đối tượng khách hàng này hơn là chỉ tập trung vào các tập đoàn, doanh nghiệp và các định chế tài chính lớn.

Trước áp lực của hội nhập và cạnh tranh cùng với yêu cầu phải đổi mới hoạt động kinh doanh, Ban lãnh đạo BIDV xác định: phát triển sản phẩm

dịch vụ phải song hành vừa bán buôn vừa bán lẻ trong đó phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn phải được coi là trụ cột và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong mối quan hệ với phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Hoạt động ngân

hàng bán buôn phục vụ đối tượng khách hàng ĐCTC, doanh nghiệp lớn phải được coi là hòn đá tảng để hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động ngân hàng bán lẻ, hướng tới khách hàng cá nhân. Vì vậy, BIDV phải phát triển dịch vụ kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng bán bn, ngân hàng bán lẻ gắn với chất lượng dịch vụ và xây dựng một cơ cấu dịch vụ ngân hàng tối ưu nhất trong đó chú trọng tỷ trọng của từng dịng sản phẩm bán bn, bán lẻ để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của BIDV.

2.2.1.2. Đổi mới mơ hình tổ chức

Bắt đầu từ tháng 9/2008, BIDV thực hiện chuyển đổi mơ hình tổ chức cũ sang mơ hình tổ chức mới với tên gọi là mơ hình TA2 - mơ hình phù hợp với thơng lệ quốc tế. Việc chuyển đổi theo mơ hình tổ chức mới thực hiện được mục

tiêu chuyển đổi từ mơ hình ngân hàng truyền thống sang mơ hình ngân hàng hiện đại, đa năng định hướng mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ, tạo nền tảng cho việc tập trung hóa hoạt động và tăng cường quản lý tập trung tại Hội sở chính; đáp

ứng yêu cầu quản trị rủi ro theo nguyên tắc tách bạch giữa ba chức năng: Kinh doanh (front offfice), quản lý rủi ro (middle office) và tác nghiệp (back

office).

Trên cơ sở tư vấn chuyển đổi mơ hình TA2, các khối chức năng của BIDV được tổ chức như sau:

- Khối bán buônbao gồm:

+ Ban Đầu tư: chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư góp vốn vào các cơng ty con, công ty liên doanh liên kết và các đại diện thương hiệu tại nước ngoài;

+ Ban QHKHDN: phụ trách hoạt động kinh doanh trực tiếp đối với khách hàng doanh nghiệp lớn và tài trợ dự án trọng điểm.

+ Ban ĐCTC: phụ trách phát triển mạng lưới NHĐL và chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh với khách hàng ĐCTC.

+ Ban Phát triển sản phẩm và tài trợ thương mại (PTSP&TTTM): chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ cho khách hàng tổ chức (trừ các sản phẩm ngoại hối phái sinh).

- Khối Bán lẻ bao gồm:

+ Ban Phát triển NHBL chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ (trừ dịch vụ thẻ) và hoạt động kinh doanh đối với khách hàng bán lẻ.

+ Trung tâm thẻ: chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển dịch vụ thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ.

+ Ban Quản lý chi nhánh: chịu trách nhiệm phát triển và quản lý mạng lưới Chi nhánh/PGD.

- Khối rủi ro: bao gồm Ban QLTD (chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, định hướng chính sách tín dụng của tồn hệ thống); Ban QLRRTD (chức năng tái thẩm định rủi ro và quản lý rủi ro hoạt động cấp tín dụng tồn hệ thống); Ban

Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp (QLRRTT&TN): chịu trách nhiệm quản

trách nhiệm kinh doanh vốn, ngoại tệ, đầu tư trái phiếu..., nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ngoại hối phái sinh.

- Khối tác nghiệp: gồm Trung tâm tác nghiệp TTTM, Trung tâm thanh toán, TTDVKH thực hiện các chức năng tác nghiệp trong TTQT, thanh toán trong nước và tác nghiệp hoạt động kinh doanh khác.

- Khối tài chính: bao gồm Ban Tài chính, Ban MIS&ALCO (quản lý và điều hành về nguồn vốn), Ban Kế toán.

- Khối hỗ trợ: bao gồm các đơn vị hỗ trợ như Ban Kế hoạch phát triển, Ban Tổ chức cán bộ, Ban Pháp chế...

Sau TA2, BIDV đã xây dựng được bộ phận phát triển sản phẩm dịch vụ tương đối chuyên nghiệp trong đó tách rõ theo đối tượng khách hàng (cá nhân/tổ chức) và tính chất nghiệp vụ trong đó có đối với khách hàng tổ chức có 02 đơn vị là Ban PTSP&TTTM, Ban V&KDV, khối khách hàng bán lẻ có 02 đơn vị là Ban Phát triển NHBL và Trung tâm thẻ. Việc xây dựng được bộ phận phát triển sản phẩm dịch vụ chuyên biệt hóa đã tạo nền tảng giúp BIDV định hướng rõ ràng trong phát triển sản phẩm, gia tăng hiệu quả kinh doanh sản phẩm dịch vụ.

2.2.2. Danh mục sản phẩm dịch vụ của BIDV

2.2.2.1. Dịch vụ huy động vốn

Ngồi các loại hình sản phẩm tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn thơng thường, BIDV cũng đã phát triển một số các sản phẩm tiền gửi đặc thù, cụ thể:

- Tiền gửi không kỳ hạn: tiền gửi ký quỹ, tiền gửi kinh doanh chứng khốn. Ngồi ra, đối với khách hàng tổ chức cịn có tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi chuyên thu, tiền gửi thặng dư. Đối với khách hàng cá nhân có tiền gửi xuất khẩu lao động.

- Tiền gửi có kỳ hạn:

quyền chọn, gói sản phẩm đầu tư thơng minh, phát hành chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi cho một số khách hàng đặc thù như Công ty XSKT, BHXK...

+ Đối với cá nhân: Tiết kiệm Tích lũy bảo an, Tiết kiệm trẻ em, Tiền gửi Tài lộc, Tiền gửi tích lũy kiều hối, các chương trình Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm khuyến mãi...

Các sản phẩm tiền gửi của BIDV dù tương đối đầy đủ nhưng vẫn chủ yếu sao chép lại các sản phẩm của các NHTM khác và chưa có ưu việt riêng về cơ chế, chính sách lãi suất để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

2.2.2.2. Dịch vụ tín dụng

- Tín dụng bán bn: Sản phẩm tín dụng của BIDV tương đối đầy đủ so với thị trường. BIDV đã phát triển nhiều sản phẩm chuyên biệt, đáp ứng các đối tượng khách hàng đặc thù. Xu hướng phát triển của sản phẩm cho vay cho khách hàng tổ chức của BIDV là tập trung phát triển các sản phẩm tài trợ theo ngành, hướng tới phục vụ trọn gói nhu cầu khác hàng nhằm phù hợp với đặc điểm, quy trình, chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng và đảm bảo quản lý rủi ro. Ngoài ra, BIDV cũng định hướng phát triển các gói sản phẩm lấy tín dụng làm nịng cốt và kết hợp với cung cấp các dịch vụ trọn gói ưu đãi về cơ chế giá phí nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng như các gói tài trợ xuất khẩu. Để tiếp tục duy trì thị phần, đặc biệt là hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn, những năm qua, BIDV liên tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu với quy mô từ 2.000-5.000 tỷ đồng, tập trung cho các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, gỗ, thủy sản, cà phê, cao su, dệt may, nông sản (các chương trình thu mua tạm trữ lúa các vụ Đông Xuân - Hè Thu trong năm 2012-2013; cho vay cao su, cà phê và nông sản khu vực Tây Nguyên (2.000 tỷ đồng); tín dụng ưu đãi USD dành cho sản phẩm chiết khấu (50 triệu USD))... Tuy nhiên, mảng sản phẩm tín dụng hỗ trợ XNK như bao thanh toán

XNK, chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ hàng xuất..., BIDV vẫn triển khai chậm và yếu thế hơn so với một số NHTM như VCB, ACB, HSBC...

Danh mục sản phẩm tín dụng bán bn của BIDV bao gồm:

+ Sản phẩm cho vay: tài trợ dự án, tài trợ dự án chuyên biệt (thủy điện/bất động sản), cho vay mua sắm tài sản cố định, cho vay mua ô tô, cho vay thấu chi, nhóm sản phẩm tài trợ theo ngành (tài trợ doanh nghiệp vệ tinh/doanh nghiệp khu chế xuất/ngành dệt may/xăng dầu/thủy sản/thi cơng xây lắp/đóng tàu), nhóm tài trợ xuất nhập khẩu (cho vay nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập, cho vay theo hợp đồng khung, cho vay xuất khẩu).

+ Các sản phẩm tín dụng khác như chiết khấu GTCG, bao thanh toán XNK, chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm theo bộ chứng từ hàng xuất (theo các phương thức thanh toán L/C, nhờ thu, TTR).

+ Sản phẩm bảo lãnh: dịch vụ bảo lãnh trong nước vốn là thế mạnh của BIDV với danh mục sản phẩm đầy đủ theo thông lệ (bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước...). Bên cạnh đó trong năm 2012, BIDV là một trong hai NHTM đầu tiên triển khai loại hình bảo lãnh mới với hàm lượng công nghệ cao là bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu điện tửđể đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa nhanh chóng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với dịch vụ bảo lãnh quốc tế, BIDV lại yếu thế hơn so với Vietcombank , Vietinbank và một số ngân hàng nước ngồi khác.

- Tín dụng cá nhân: Ngồi tín dụng cho doanh nghiệp, tín dụng bán lẻ cũng là trọng tâm phát triển của BIDV. Trong những năm gần đây, với mục tiêu định hướng trở thành một trong những NHTM cung cấp dịch vụ tín dụng bán lẻ hàng đầu, BIDV đã phát triển nhiều sản phẩm tín dụng cho đối tượng khách hàng cá nhân, tuy nhiên, danh mục sản phẩm còn khá đơn điệu, chưa đặc sắc và vẫn còn thiếu so với thị trường. Các sản phẩm cụ thể, bao gồm:

cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua ôtô, cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cho vay thấu chi, cho vay du học, cầm cố/chiết khấu GTCG, cho vay đầu tư chứng khoán.

2.2.2.3. Dịch vụ thanh toán

Cụ thể nhóm dịch vụ này bao gồm:

a. Dịch vụ thanh tốn trong nước

- Đối với khách hàng tổ chức: BIDV thể hiện rõ thế mạnh trong dịch vụ thanh toán đối với khách hàng tổ chức. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ thanh toán truyền thống, BIDV ngày càng khẳng định thương hiệu của mình trong việc

đón đầu xu thế và triển khai các sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý dòng tiền hiệu quả của các khách hàng doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dịch vụ này khơng chỉ được khách hàng đánh giá cao mà cịn được các

Tổ chức uy tín trong và ngồi nước cơng nhận danh hiệu như: giải thưởng

Một phần của tài liệu 178 PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w