Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại ngành thanh tra tỉnh thái bình (Trang 58 - 61)

1 .2.2.2 Công tác tuyển dụng

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN

2.2.2.2. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Từ năm 2003 đến năm 2009, công tác tuyển dụng nhân sự vào làm việc trong các cơ quan nhà nước được quản lý theo tinh thần Nghị định số 115/2003/NĐ-CP,

Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, Nghị định số 71/3003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính nhà nước, và những văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của tỉnh được Trung ương giao và tổng chỉ tiêu biên chế được Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho các sở, ngành trong tỉnh trong đó có Thanh tra tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao này phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan chun mơn cấp huyện, trong đó có Thanh tra huyện.

Tuy nhiên, cơng tác tuyển dụng và phân bổ nguồn nhân lựccủa ngành Thanh tra còn phụ thuộc rất nhiều vào quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của tỉnh

trong từng giai đoạn. Mặt khác, việc tuyển nhân viên mới còn do công tác luân

chuyển cán bộ trong hệ thống nhân lực của tỉnh.

Từ khi Luật Cán bộ, cơng chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 có hiệu lực từ năm 2010, việc tuyển dụng nguồn nhân lực mới vào làm việc trong các cơ quan nhà nước tại tỉnh Thái Bình qua con đường thi tuyển cơng khai, góp phần lựa chọn người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thực hiện công bằng xã hội và sử dụng những cán bộ được tuyển dụng một cách có hiệu quả, tạo điều kiện cho họ phát huy hết tài năng và trí tuệ cho công việc. Đây là một công tác rấtquan trọng và cần thiết. Tuyển dụng đúng yêu cầu và sử dụng đúng mục đích, đúng trình độ chun mơn kỹ thuật sẽ phát huy được tiềm năng và lợi thế của nguồn nhân lực, đem lại hiệu quả cho công việc.

Nguồn tuyển dụng của ngành Thanh tra tỉnh đa số là sinh viên tốt nghiệp các trường như: Đại học Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Luật, Đại học

Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng… đây là lực lượng đảm bảo yêu cầu về chun mơn để có thể tuyển dụng. Năm 2014, đối tượng tuyển dụng được xem xét các điều kiện sau:

* Ðiều kiện đăng ký dự tuyển

Người có đủ các điều kiện sau đây, không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, có nguyện vọng, được đăng ký dự tuyển cơng chức:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Ðủ 18 tuổi trở lên và có đủ thời gian để đóng bảo hiểm xã hội bảo đảm chế độ hưu trí theo quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể: Nam sinh từ tháng 12/1974 trở lại đây; Nữ sinh từ tháng 12/1979 trở lại đây. Ðối với người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì tuổi dự tuyển được cộng thêm bằng số năm đã đóng bảo hiểm xã hội đó;

- Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;

- Ðủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

- Không cư trú tại Việt Nam;

- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Ðang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tịa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

* Tiêu chuẩn về trình độ của người dự tuyển

- Về trình độ chun mơn:Phải có bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành cần tuyển theo vị trí việc làm (kể cả trường hợp đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ) cụ thể như sau:

+ Tốt nghiệp đại học cơng lập hệ chính quy;

+ Tốt nghiệp đại học dân lập hệ chính quy phải đạt loại khá trở lên và phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng và bằng thạc sĩ trở lên cùng chuyên ngành theo bằng tốt nghiệp đại học;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học thứ nhất hệ chính quy khơng đúng chun ngành nhưng có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai hệ tại chức đúng chuyên ngành cần tuyển và phải đạt loại khá trở lên;

+ Tốt nghiệp đại học hệ tại chức, vừa làm vừa học, liên thông, đào tạo từ xa đúng chuyên ngành loại giỏi, phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng thạc sĩ trở lên cùng chuyên ngành theo bằng tốt nghiệp đại học.

Trường hợp người dự tuyển khơng có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Thái Bình tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi thì phải có bằng tốt nghiệp đại học cơng lập hệ chính quy đúng chuyên ngành cần tuyển theo vị trí việc làm và đạt loại giỏi.

- Về trình độ ngoại ngữ, tin học:Người dự tuyển cơng chức phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên, chứng chỉ tin học văn phịng trình độ B trở lên.

Qua khảo sát điều tra trực tiếp, kết hợp với số liệu thực tế thống kê từ các đơn vị trong ngành Thanh tra, tỷ lệ về tiêu chí chất lượng tuyển dụng cơng chức mới trong 3 năm gần đây được đánh giá ở mức độ khá tốt là rất cao, tập trung vào

các yếu tố cụ thể như: Năng lực làm việc đạt 82,22%; ý thức tổ chức kỷ luật 97,78%; tận tụy với công việc 93,34%; thái độ phục vụ nhân dân 88,89%; quan hệ với đồng nghiệp 86,67%; tính trung thực 95,55%; tinh thần học tập để nâng cao

trình độ 93,34%. Các số liệu thống kê sau đây chỉ rõ rằng:

Biểu 2.6. Chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực3 năm gần đây

Mức độ (%)

Nội dung Tốt Khá

Trung

bình Yếu Khó trả lời

- Tận tụy cơng việc 35,56 57,78 6,67

- Năng lựclàm việc 20 62,22 17,78

- Tính trung thực 51,11 44,44 4,44

- Quan hệ với nhân dân 53,33 35,56 11,11

- Quan hệ với đồng nghiệp 48,89 37,78 13,33 - Ý thức tổ chức kỷ luật 55,56 42,22 2,22

- Tinh thần phấn đấu nâng cao trình độ 46,67 46,67 4,44 2,22

( Trích tổng hợp số liệu điều tra – Phụ lục 1)

Những năm qua, ngành Thanh tra Thái Bình đã tuyển dụng được một lực lượng nhân sự đúng nghiệp vụ, chuyên mơn, phù hợp với vị trí cơng tác, phần nào đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành trước mắt cũng như lâu dài. Chế độ tuyển dụng thông qua thi tuyểnlà sự đổi mới trong cách thức quản lý, tạo ra một sân chơi công bằng trong cơ hội nghề nghiệp cho mọi đối tượng, hạn chế được phần nào thói quen “thân thế” trong tuyển dụng, chất lượng công chức tuyển dụng theo nhu cầu được chính xác hơn, góp phần xây dựng một đội ngũ nhân lựcmạnh về nghiệp vụ, chuẩn về đạo đức, đáp ứng được công tác thực thi công vụ trong thời mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại ngành thanh tra tỉnh thái bình (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)