1 .2.2.2 Công tác tuyển dụng
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA TỈNH THÁI BÌNH
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh. Thái Bình phía Bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.545.84 km2. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 Thành phố, 285 xã, phường, thị trấn.
Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên.
Thái Bình có mỏkhí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986, sản lượng khai thác bình quân mỗi năm đạt hàng chục mét khối khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…thuộc khu công nghiệp Tiền Hải. Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu
m3, được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm với các nhãn hiệu nổi tiếng như nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
Gần đây, vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dòvà phát hiện mỏ nước nóng 57oC ở độ sâu 178 m. Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng 210 tỷ tấn,
nhưng phân bổ ở độ sâu 600 – 1.000 m.
Ngành Giáo dục - Đào tạo, y tế, thể dục, thể thao, khoa học công nghệ được giữ vững và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được tăng cường. Thái Bình có truyền thống hiếu học, xưa kia có nhiều người thi đỗ trạng nguyên như Phạm
Đôn Lễ, Đỗ Lý Khiêm v.v… Ngày nay vẫn phát huy được truyền thống đó, trong
năm học 2012 - 2013, Thái Bình là một trong 5 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ cao; số học sinh đỗ đại học, cao đẳng xếp thứ 2 toàn quốc...
Từ những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên nêu trên tỉnh Thái Bình có nhiều thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại du lịch…
Những năm qua, kinh tế tỉnh Thái Bình có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá cố định 1994) bình quân 5 năm (2011-
2015) ước đạt 7,37%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng cao so với đầu nhiệm kỳ, GRDP năm 2015 đạt 13.533 tỷ đồng cao gấp 1,4 lần năm 2010. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành Nông lâm, thủy sản trong GRDP (giá hiện hành) giảm từ 41,3% năm 2010 xuống 33,9% năm 2015; tỷ trọng các ngành phi nông lâm, thủy sản tăng từ 58,7% lên 66,1%. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảmtừ 62,4% xuống 49,5% (giảm 12,9%), lĩnh vực phi nông lâm, thủy sản tăng từ 37,6% lên 50,5%. GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) tăng nhanh, năm 2015 ước đạt 29,3 triệu đồng/người, tăng 1,8 lần so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 29,5 triệu đồng/người, gấp 2 lần năm 2010.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và triển khai rộng khắp theo Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã mang lại kết quả cao, thiết thực và toàn diện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, khang trang, sạch đẹp. Đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 85 xã đạt 19/19 tiêu chí được UBND tỉnh trao bằng công nhận chuẩn nông thôn mới. Dự kiến hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 130 xã đạt chuẩn chuẩn nông thôn mới, đạt 49% tổng số xã, vượt xa mục tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra (đến năm 2015 có 20% xã).
2.1.2 Khái quát về Thanh tra tỉnh Thái Bình
Thanh tra tỉnh Thái Bình được thành lập từ tháng 3 – 1957 với tên gọi Ban Thanh tra tỉnh với biên chế là 6 cán bộ, sau được tăng cường thành 17 cán bộ được
phân thành 3 bộ phận gồm: Văn phòng; xét đơn thư khiếu nại, tố cáo; thanh tra.
Nhiệm vụ của Ban Thanh tra tỉnh là giải quyết những tranh chấp về tài sản, giữ ổn định tình hình trận tự trị an, củng cố tình hình đoàn kết ở nông thôn, các cơ quan, đơn vị; giữ vững và phát huy thành quả cách mạng, của công cuộc cải cách ruộng đất; vận động nhân dân vào tổ đổi công, hợp tác xã; đấu tranh chống tiêu cực.
Ngày 10/02/1971, Ủy ban hành chính tỉnh Thái Bình ra Nghị quyết số
60/NQ-UB về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thanh tra tỉnh, Ban
thanh tra các ngành và chấn chỉnh tổ chức xét đơn thư khiếu nại tố cáo ở các huyện thị. Biên chế Ủy ban Thanh tra tỉnh là 28 cán bộ được chia thành 2 phòng và 3 tổ gồm: Văn phòng hành chính, tổng hợp; Phòng tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; Tổ thanh tra kinh tế nông nghiệp; Tổ thanh tra kinh tế công nghiêp, thương nghiệp; Tổ thanh tra nội chính văn xã.
Đến năm 1979, do yêu cầu nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã bổ
sung biên chế cho Ủy ban Thanh tra tỉnh là 32 cán bộ được chia thành 2 phòng và thành lập 4 đoàn thanh tra gồm: Phòng tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; Phòng nghiệp vụ thanh tra; Đoàn thanh tra kinh tế nông nghiệp; Đoàn thanh tra tài mậu; Đoàn thanh tra công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Đoàn thanh tra nội chính văn xã. Từ sau năm 1979, các đoàn thanh tra được đổi tên thành Phòng thanh tra
cho phù hợp với chức danh nhà nước quy định.
Sau hội nghị Trung ương năm (khóa V) ngày 20/2/1984, Ban Bí thư Trung ương có Chỉ thị số 38/CT-TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị quyết số 26/NQ-HĐBT về công tác thanh tra. Hoạt động của ngành Thanh tra tỉnh Thái Bình đã nhanh chóng chuyển trọng tâm sang thanh tra việc thực hiện kế hoạch, chấp hành chỉ thị, nghị quyết và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đánh dấu sự đổi mới một bước quan trọng về công tác thanh tra trong sự nghiệp đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Toàn ngành thanh tra Thái Bình đã tiến hành hàng nghìn cuộc thanh tra lớn nhỏ, giải quyết được hàng vạn đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; phát hiện được nhiều vụ việc tiêu cực, thu hồi về được nhiều tài sản cho nhà nước, tập thể và
nhân dân; đồng thời kiến nghị với các cấp có thẩm quyền bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách, những quy định trong quản lý kinh tế xã hội; chấn chỉnh những vi phạm trong quản lý ở những đơn vị được thanh tra, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật và ổn định tình hình xã hội được lãnh đạo và nhân dân tin cậy.
Ngày 01/4/1990, Pháp lệnh Thanh tra được Nhà nước ban hành. Pháp lệnh khẳng định rõ vai trò, vị trí của các tổ chức thanh tra, thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường
pháp luật trong quản lý nhà nước. Ủy ban thanh tra tỉnh, huyện, thị xã được đổi tên là Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện, thị xã. Thanh tra tỉnh Thái Bình được biên chế thành 3 phòng chức năng: Phòng thanh tra kinh tế xã hội, Phòng xét đơn và Văn phòng tổng hợp với tổng số biên chế là 25 cán bộ. Thanh tra huyện, thị xã có Chánh
Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra biên chế 5 - 7 cán bộ.
Đến năm 1999, Bộ máy của Thanh tra tỉnh được chia thành 5 phòng chuyên môn: Phòng thanh tra kinh tế; Phòng thanh tra Nội chính văn xã; Phòng xét khiếu nại, tố cáo; Phòng tiếp dân và Văn phòng tổng hợp với 53 cán bộ.
Sau 5 năm thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo; năm 2004 Luật Thanh tra được
ban hành, tháng 11/2005 Thanh tra tỉnh đã xây dựng Đề án tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh và đã được UBND tỉnh phê duyệt và cho phép thực hiện từ tháng 1/2006, bộ máy cơ quan Thanh tra tỉnh được kiện toàn lại như sau:
- Phòng thanh tra kinh tế xã hội chuyển thành phòng Nghiệp vụ 1, có nhiệm vụ theo dõi địa bàn huyện Vũ Thư, Quỳnh Phụ và các sở ngành, tổ chức thuộc khối kinh tế.
- Phòng thanh tra kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển thành phòng nghiệp vụ 2, theo dõi địa bàn huyên Kiến Xương, Tiền Hải và các sở ngành, tổ chức thuộc khối nông nghiệp, nông thôn.
- Phòng thanh tra nộichính văn xã chuyển thành phòng Nghiệp vụ 3, theo dõi địa bàn huyên Hưng Hà, Đông Hưng và các sở ngành, tổ chức thuộc khối văn hóa, xã hội.
- Phòng khiếu tố chuyển thành phòng Nghiệp vụ 4, theo dõi đại bàn huyện Thái Thụy, Thành phố và các sở ngành, tổ chức thuộc khối nội chính.
- Thành lập mới thêm phòng Nghiệp vụ 5 làm nhiệm vụ tiếp dân, lưu trữ hồ sơ, phúc tra các kết luận thanh tra, quản lý nhà nước lĩnh vực phòng chống tham nhũng.
- Văn phòng tổng hợp.
Nhìn chung, trong những năm qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, ngành Thanh tra
Thái Bình đã tham mưu cho lãnh đạo các cấp, các ngành và trực tiếp tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các
khiếu nại, tố cáo.
Ngành Thanh tra Thái Bình đã tổ chức các cuộc thanh tra kinh tế xã hội có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực, các ngành, đơn vị có những bức xúc, nổi cộm, đảng viên và nhân dân có nhiều ý kiến đồng thời đẩy mạnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành Thanh tra. Qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện các sai phạm về kinh tế, thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát về cho ngân sách Nhà nước và các cơ quan, đơn vị, khôi phục quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức bị xâm phạm, kiến nghị xử lý các tập thể, cá nhân có sai phạm, kiến nghị nhiều biện pháp chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý.
Các tổ chức thanh tra thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, thanh tra
viên được chú trọng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Kết quả hoạt động của ngành Thanh tra Thái Bình đã góp phần quan trọng vào việc giữ ổn định tình hình trong tỉnh, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay cơ cấu tổ chức của ngành Thanh tra tỉnh Thái Bình gồm: Thanh tra tỉnh (có 5 phòng nghiệp vụ và Văn phòng); Thanh tra 8 huyện và thành phố và Thanh tra 22 sở, ngành.
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa ngành Thanh tra
* Chức năng của Thanh tra tỉnh và thanh tra huyện, thành phố
- Thanh tra là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp có trách nhiệm
giúp UBND cùng cấp quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính
trong phạm vi quản lý Nhà nước của UBND cùng cấp. Thẩm tra, xác minh, kết Chánh Thanh tra tỉnh Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh Phòng Nghiệp vụ 1 Phòng Nghiệp vụ 2 Phòng Nghiệp vụ 3 Phòng Nghiệp vụ 4 Phòng Nghiệp vụ 5 Văn phòng tổng hợp Thanh tra sở, ngành Thanh tra huyện, TP
luận, kiến nghị những đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cùng cấpkhi được giao.
- Thanh tra chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự hướng dẫn về công tác và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
* Nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện, thành phố
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của UBND cấp dướithuộc tỉnh, của cơquan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp.
- Thanh tra tỉnh có niệm vụ thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh và nhiều sở, ngành.
- Thanh tra các vụ việc khác do Chủ tịch UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ
giao.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo theoqui định của Pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng theo qui định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.
- Hướng dẫn công tác nghiệp vụ thanh tra hành chính. Phối hợp với cơ quan
tổ chức hữu quanhướng dẫn chế độ chính sách, tổ chức, biên chế đối với Thanh tra huyện, thành phố, sở ngành.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của UBND tỉnh và
UBND huyện, thành phố.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật:
+ Trưng tập cán bộ, công chức thuộc cơ quan thanh tra cấp dưới, yêu cầu cơ quan đơn vị có liên quan cử cán bộ công chức tham gia các đoàn thanh tra.
+ Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lýcủa Thanh tra tỉnh.
+ Thực hiện công tác thi đua khen thưởng toàn ngành.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thành phố, sở ngành.
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Quản lý về tổ chức cán bộ, biên chế thanh tra viên, công chưc, viên chức theo qui định của pháp luật về phân cấp quản lý của UBND tỉnh; tổ chức, đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ đốivới đội ngũ thanh tra viên, chuyên viên thanh tra, công chức viên chức thuộc thẩm quyền quản lýcủa Thanh tra tỉnh.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao, sử dụng ngân sách được phân bổ theo qui định của pháp luật.
* Chức năng của Thanh tra sở
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng theo quy địnhcủa pháp luật.
Thanh tra sởđược thành lậpởnhữngSởthực hiện nhiệmvụ quản lý nhà nước
theo ủyquyềncủaỦy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy địnhcủa pháp luật.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi,
đônđốc,kiểm tra việcthựchiệnkế hoạch thanh tra củacơ quan được giao thựchiện chứcnăng thanh tra chuyên ngành thuộcsở.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệmvụ, quyềnhạn của cơ quan, tổchức, cá nhân thuộcquyềnquản lý trựctiếpcủasở.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy địnhvề chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý củasở.