Đánh giá (%) Nội dung Khơng có Có Khó xác định Xác định % - Đưa hối lộ 68,89 31,11 - Nhận hối lộ 68,89 31,11 - Cửa quyền 62,22 37,78 - Hách dịch 82,22 11,11 6,67 - Quan liêu, tắc trách 75,56 24,44 - Tham ơ 91,11 8,89 - Lãng phí 80 15,56 4,44 - Mất đoàn kết 88,89 6,67 2,22 - Vi phạm pháp luật 91,11 8,89 - Tính cục bộ địa phương 66,67 33,33
- Phát ngôn tùy tiện 71,11 26,67 2,22
( Trích tổng hợp số liệu điều tra – Phụ lục 1)
Một số đơn vị do thủ trưởng quyết định, khơng có sự đồng thuận của quần chúng cấp dưới trong đơn vị, một số cơ quan do ý kiến của cấp trên mà áp đặt thiếu
sự tôn trọng quyền được đề bạt ý kiện nguyện vọng. Ngồi ra cịn có một số trường hợp phạm phải sai lầm, khuyết điểm ở chỗ này lại luân chuyển đi chỗ khác coi như khơng có vấn đề gì, tạo ra sự thiếu cơng bằng trong sử dụng nguồn nhân lực.
* Nguyên tắc cơ cấu: Trong việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực khơng thể
khơng tính đến cơ cấu. Cơ cấu hợp lý khoa học là điều kiện cần thiết giúp cho sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước được toàn diện, phát huy được sức mạnh của nguồn nhân lực, phát huy hết khả năng và sự sáng tạo của họ, giúp cho công tác quản lý nhân sự một cách khoa học.
Theo tinh thần Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tinh giản biên chế được thực hiện trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, bố trí lại lao động trong cơ quan, đơn vị một cách hợp lý,
sàng lọc bố trí lại những nhân lực có năng lực, trình độ và chun mơn cao vào những vị trí phù hợp, cịn lại nhân lực khơng đủ điều kiện công tác sẽ giải quyết
theo chế độ như nghỉ hưu sớm, chuyển sang ngành khác thích hợp hơn.Năm 2014,
Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 /11 /2014 về tinh giản biên chế.
2.2.2.4. Công tác đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của công tác cán bộ, là yêu cầu khách quan trong xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng nguồn nhân lựccó số lượng hợp lý, cơ cấu đồng bộ, chất lượng cao kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo bồi dưỡng là yếu tố quan trọng trong công tác cán bộ.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày
05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015; Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Bình đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1705/QĐ-
UBND ngày 27/7/2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Bình giai đọan 2011 – 2020 với các định hướng cơ bản sau:
- Phát triển nhân lực vừa là mục tiêu vừa là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn, gắn với hội nhập quốc tế và phải có bước đi thích hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trên cơ sở nhu cầu nhân lực thực tế của các ngành, doanh nghiệp và xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực phải gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Phát triển nhân lực toàn diện về thể lực, tri thức, kỹ năng lao động.
* Mục tiêu tổng quát:
Phát triển nhân lực của tỉnh là mục tiêu và tạo nền tảng, lợi thế quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội bền vững; nâng cao khả năng cạnh tranh của nhân lực. Đến 2020, nhân lực Thái Bình có trình độ được đào tạo đạt mức khá ở phạm vi
quốc gia, tiến tới đạt mức tiên tiến trong vùng đồng bằng sông Hồng vào sau 2020. Đảm bảo xây dựng nhân lực của tỉnh có cơ cấu trình độ, ngành nghề, lĩnh vực, vùng hợp lý và chất lượng ngày càng cao để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
* Mục tiêu cụ thể:
a. Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực, tạo tiền đề cho phát triển nhân lực.
- Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.
- Đầu tư phát triển Trường Trung học phổ thông Chuyên và hệ thống trường năng khiếu, trường Trung học cơ sở chất lượng cao.
- Tổ chức, sắp xếp có hiệu quả hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật-tổng hợp-hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu học tập trong tình hình mới.
- Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Đến năm 2015, lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó đào tạo nghề đạt 41,5%; Đến năm 2020, tỷ lệ tương ứng là 70%
và 56,5%.
- Phấn đấu cơ cấu lao động của 3 khu vực kinh tế năm 2015: nông, lâm
nghiệp-thủy sản: 48%; công nghiệp-xây dựng: 32%; dịch vụ: 20%. Tương ứng năm
2020 là: 33,0%; 43,8%; 23,2%.
c. Nâng cao thể lực và tầm vóc nhân lực
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi < 10%.
- Nâng cao thể lực và tầm vóc người Thái Bình đến năm 2020 tương đương với các chỉ tiêu quốc gia; Chiều cao trung bình: nam thanh niên là 167-168cm, nữ
thanh niên là 157-159cm; Cân nặng trung bình: nam thanh niên là 57-59kg, nữ
thanh niên là 46-49kg.
Cùng với quan điểm chỉ đạo trên, cùng với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Thanh tra tỉnh đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, công chức của ngành đem lại một số kết quả đáng kể, chất lượng đào tạo từng bước được củng cố và nâng lên, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng nhân tài,
đào tạo sau đại học.
Theo số liều khảo sát, điều tra về công tác đào tạo bồi dưỡng được thực hiện hàng năm trong các đơn vị thuộc ngành Thanh tra, cho thấy rằng việc tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đã được thực hiện thường xuyên và phân bổ theo các nội dung có kết cấu như sau: Chun mơn nghiệp vụ (khoảng 91%); lý luận chính trị (gần 89%); quản lý nhà nước (khoảng 95%); chính sách pháp luật (trên 77%); ngoại ngữ (gần 25%); tin học (trên 84%)… thể hiện qua bảng thống kê số liệu dưới đây: