Kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011 2014

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại ngành thanh tra tỉnh thái bình (Trang 70 - 72)

Dưới 50% 11% - 60% 61% - 80% Trên 80%

- Khả năng thu thập thông tin 0 8,89 51,11 40

- Khả năng phân tích, đề xuất 2,2 26,67 48,89 22,22 - Khả năng xây dựng kế hoạch 6,67 17,78 44,44 31,11 - Khả năng tổ chức triển khai 4,44 22,22 48,89 24,44 - Khả năng kiểm tra, đánh giá 6,67 13,33 53,33 26,67

( Trích tổng hợp số liệu điều tra – Phụ lục 1)

Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành luôn bám sát Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển của ngành nói riêng và thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh, từng bước tiêu chuẩn hóa nguồn nhân

lực nhà nước. Kết quả đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực từ năm 2011 - 2014 như

sau:

Biểu 2.14. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011 - 2014 Nội dung đào tạo, bồi Nội dung đào tạo, bồi

dưỡng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Lý luận chính trị 8 10 7 8

Chuyên môn, nghiệp vụ 21 19 20 23

Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước

31 45 71 76

Tin học 45 47 47 49

Ngoại ngữ 5 3 5 4

(Nguồn: Tổ chức Cán bộ - Thanh tra tỉnh Thái Bình)

Những năm gần đây, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng luôn được Thanh tra tỉnh

quan tâm tạo điều kiện cho nguồn nhân lực tham các khóa học tập để nâng cao trình độ như các lớp về lý luận chính trị; các lớp đào tạo vềquản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; các lớp về chuyên mơn nghiệp

vụ như thanh traviên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp. Chương trình đào tạo tương đối phong phú đã đáp ứng được một phần yêu cầu của nhiệm vụ công tác.

Tuy nhiên, công tác đào chưa đáp ứng hết được nhu cầu của công việc. Hiện

nay, ngành Thanh tra tỉnh mới có3 thạc sỹ, điều đó cho thấy việc khuyến khích cho nguồn nhân lựcđược đi đào tạo các khóa học sau đại học cịn hạn chế.

Cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đơi khi cịn thể hiện tính hình thức, chung chung, đào tạo mới chỉ thực hiện theo nhu cầu cần thiết, trước mắt phục vụ nhu cầu nâng ngạch hay chuyển ngạch… Nghành Thanh tra Thái Bình chưa có chiến lược cụ thể, dài hạn và chưa hoạch định được kinh phí đào tạo, nâng cao trình độ cho

nguồn nhân lực.

2.2.2.5. Chính sách đãi ngộ

Theo Luật Cán bộ, công chức các ứng viên sau khi qua vịng thi tuyển và có quyết định tuyển dụng, có đủ các điều kiện để làm việc tại đơn vị thì đều được hưởngmức lương khởi điểm tính theo hệ số của ngạch chuyên viên và tương đương (hệ số 2,34) hoặc cán sự và tương đương (hệ số 1,86), được hưởng các chế độ phụ cấp cơng vụ, vượt khung, tiền thưởng, làm thêm giờ, có chế độ bảo hiểm; khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định thì được xét chuyển ngạch để bổ nhiệm vào ngạch thanh tra, khi đó thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung.

Ngành Thanh tra Thái Bình thực hiện trả lương cho nguồn nhân lực theo

lương tháng, cứ 3 năm tăng lương một lần đối với ngạch chuyên viên và tương đương, 2 năm một lần đối với ngạch cán sự và tương đương.

Biểu 2.15: Bảng lương chuyên môn nghiêpvụ(theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004)

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại ngành thanh tra tỉnh thái bình (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)