Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu ĐẠI học HUẾ (Trang 95 - 127)

8. Cấu trúc của đề tài

3.4.4.Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.4.Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

a. Về tính cấp thiết

Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất chúng tôi thu được kết quả kết quả qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

TT Nội dung biện pháp

Tính cấp thiết Điểm trung bình Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý HĐ DH theo định hướng phát triển NLHS cho đội ngũ CBQL và giáo viên ở các trường THCS

71 13 8 0 2,68 3

2

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học tích cực trong dạy học theo hướng tiếp cận NLHS

84 8 0 0 2,82 1

3

Đổi mới công tác kiểm tra đnahs giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực

60 25 7 0 2,60 5

4

Giáo dục động cơ, thái độ học tập và hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực cho học sinh

74 11 8 0 2,74 2

5

Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển NLHS ở trường THCS

69 16 7 0 2,64 4

6

Tạo dựng môi trường thuận lợi để GV và HS phát huy tốt nhất vai trò của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

58 27 7 0 2,55 6

Qua kết quả ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính cấp thiết cao.

Trong số năm biện pháp đề xuất thì các biện pháp 2; 4 được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và cấp thiết cao nhất; tương ứng xếp thứ 1 (X = 2,82), xếp thứ 2 (X = 2,74), biện pháp 1 xếp thứ 3 ( X = 2,68); biện pháp 5 xếp thứ 4 (X = 2,64); biện pháp 3 xếp thứ 5 (X = 2,60); Biện pháp 6 được đánh giá mức độ cấp thiết là thấp nhất nhưng cũng đạt điểm trung bình tới X = 2.55(trong khi mức độ cấp thiết quy ước là 2 điểm).

b. Về tính khả thi

Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi thu được kết quả qua bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Nội dung biện pháp

Tính khả thi Điểm trung bình Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý HĐ DH theo hướng hình thành NLHS cho đội ngũ CBQL và giáo viên ở các trường THCS

60 28 4 0 2,61 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học tích cực trong dạy học theo hướng hình thành NLHS

69 23 0 0 2,75 1

3

Đổi mới công tác kiểm tra đnahs giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực

55 31 8 0 2,54 5

4

Giáo dục động cơ, thái độ học tập và hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực cho học sinh

64 27 1 0 2,68 2

5

Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển NLHS ở trường THCS

57 30 5 0 2,57 4

6

Tạo dựng môi trường thuận lợi để GV và HS phát huy tốt nhất vai trò của mình trong dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS

50 35 7 0 2,46 6

Qua kết quả khảo sát ý kiến đánh giá ở bảng 3.3 cho thấy mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất là tương đối cao.

Các biện pháp 2 , 4 cũng được đánh giá ở mức độ khả thi cao nhất, tương ứng xếp thứ 1 (X = 2.75), xếp thứ 2 (X = 2.68); biện pháp 1 xếp thứ 3 (X = 2.61) ; biện pháp 5 xếp thứ 4 (X = 2.57) ; biện pháp 3 xếp thứ 5 (X= 2.54) thấp nhất vẫn là biện pháp 6, xếp thứ 6 (X= 2.46)

kết quả này các dữ liệu thu thập được là rất đáng tin cậy. 2,68 2,61 2,82 2,75 2,6 2,54 2,74 2,68 2,64 2,57 2,55 2,46 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 2,9 1 2 3 4 5 6 Cấp thiết Khả thi

Biểu đồ 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận về HĐDH và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS, kết hợp với thực tiễn công tác quản lý trong trường học tác giả đã đề xuất một số biện pháp với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

Luận văn đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NL cho HS ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của HĐDH và QL HĐDH theo định hướng phát triển NL cho HS HS ở các trường THCS.

Biện pháp 2: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển NLHS THCS;

Biện pháp 3: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực;

Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Nhằm BD năng lực Sư phạm lẫn nhau giữa các Thây cô , qua đó BD NL Tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên

Biện pháp 5: Giáo dục động cơ, thái độ học tập và hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển NL cho HS ở các trường THCS;

Biện pháp 7: Tạo dựng môi trường thuận lợi để GV và HS phát huy tốt nhất vai trò của mình trong dạy học theo định hướng phát triển NLHS.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy 6 biện pháp mà luận văn đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi rất cao. Việc áp dụng đồng bộ 6 biện pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NL cho HS ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nâng cao chất lượng DH gắn liền với việc thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển năng lực cho HS, chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho HS cấp THCS có đủ điều kiện bước lên bậc học cao hơn, bước đầu tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để từng bước nâng cao chất lượng DH, phát triển năng lực HS thì việc tăng cường các biện pháp QL HĐDH của HT chiếm tầm quan trọng bậc nhất trong công tác QL trường học.

DH nhằm phát triển năng lực HS là nhiệm vụ có tính cấp thiết đối với mỗi cơ sở GD. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung “nâng cao dân trí, ĐT nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, các trường THCS trong huyện Tây Giang bước đầu đã có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chủ chương, đường lối của Đảng về phát triển GD&ĐT tại địa phương. Tuy nhiên, để DH phát huy tối đa tố chất, tiềm năng sẵn có và năng lực HS cần phải kết hợp các biện pháp có ý nghĩa chủ đạo, quyết định, đó là tăng cường hiệu quả QL HĐDH của GV và HĐ học tập của HS.

Qua khảo sát nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NL cho HS ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam chúng tôi nhận thấy chất lượng HĐDH theo định hướng phát triển NLHS tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng so với yêu cầu giáo dục hiện nay thì vẫn còn phải cố gắng, nổ lực rất nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất 7 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH theo định hướng phát triển NLHS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GDPT hiện nay.

Những biện pháp mà luận văn đề xuất đã được kiểm chứng về tính cần thiết và tính khả thi. Các biện pháp này bước đầu đã được khảo nghiệm và đã nhận được sự phản hồi tích cực.

Tác giả tin tưởng trong thời gian tới các biện pháp này sẽ được CBQL và đội ngũ GV ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nghiên cứu áp dụng để cải tiến HĐDH nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐDH.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

- Công bố và triển khai chính thức chương trình GDPT tổng thể.

- Biên soạn các tài liệu (chương trình, SGK…) về dạy học theo định hướng phát triển NLHS.

- Triển khai các chương trình bồi dưỡng GV và CBQL phục vụ cho việc triển khai chương trình GDPT tổng thể.

2.2. Đối với Sở GD - ĐT Quảng Nam

- Triển khai kế hoạch bồi dưỡng CBQL theo chương trình bồi dưỡng của Bộ GD & ĐT , trong đó đặc biệt chú ý nội dung quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS.

- Tạo điều kiện để GV và CBQL các trường THCS được tiếp cận sớm với chương trình GDPT mới, với việc dạy học và quản lý HĐDH chương trình GDPT mới. - Thường xuyên tổ chức các lớp ĐT, bồi dưỡng cho CBQL cho Phòng GD&ĐT, các trường học nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ HT các trường THCS, phù hợp với xu thế phát triển GD hiện nay.

- Tham mưu với các cơ quan có thẩm quyền tăng cường CSVC, trang TBDH đồng bộ cho các trường, có chế độ ưu tiên, ưu đãi thỏa đáng cho GD theo tinh thần Nghị quyết của Đảng “đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển”, “giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các trường, các cơ sở QLGD. Quan tâm tới công tác nghiên cứu GD, NCKH, với phương châm góp phần vào việc phục vụ cho nền GD Việt Nam phù hợp với xu thế và thời đại.

2.3. Đối với UBND huyện Tây Giang, Phòng GD&ĐTTây Giang

2.3.1. Đối với UBND huyện Tây Giang

Quy hoạch phát triển, ổn định hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục, trường học. Quan tâm thích đáng chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, đảm bảo đầy đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, từng bước chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT.

Dành sự ưu tiên ngân sách trong việc đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị kỹ thuật trường học theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa.

Thực hiện phân cấp quản lý mạnh mẽ và trực tiếp đối với các nhà trường.

Có chế độ chính sách thu hút nhân tài, nhanh chóng ổn định biên chế GV; hỗ trợ động viên đội ngũ cán bộ, GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (đào tạo đại học, thạc sỹ).

2.3.2. Đối với Phòng GD&ĐT Tây Giang

Chỉ đạo quyết liệt hơn nữa về tuyên truyền, nhận thức, tập huấn, thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp, hình thức DH, phương pháp KTĐG HS theo định hướng phát triển năng lực trong thời gian tới.

Cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn một cách cụ thể, giúp HT các nhà trường có kế hoạch chỉ đạo và thực hiện hiệu quả.

Nhân rộng điển hình tiên tiến khi thực hiện các mô hình trường học mới, các cá nhân đóng góp cho sự đổi mới phương pháp, hình thức DH, phương pháp KTĐG HS theo hướng tiếp cận năng lực.

Tham mưu với UBND huyện thu hẹp sự bất bình đẳng trong đầu tư CSVC - KT, kinh phí hỗ trợ giữa các trường trong huyện.

Tăng cường công tác thanh tra, KTĐG HĐDH tại các trường THCS, kịp thời phát hiện uốn nắn những sai sót. Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ QL cho đội ngũ HT, tổ chức tham quan, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm QL giữa các HT các huyện khác về năng lực QL, tổ chức, chỉ đạo HĐDH.

Thường xuyên nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho đội ngũ CBQL, đặc biệt là đội ngũ CBQL trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Với cán bộ quản lý các nhà trường Trung học cơ sở trong huyện

- HT các trường cần tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ QL, nắm bắt các thông tin GD, các hình thức và PPGD mới, các vấn đề chính sách xã hội có liên quan đến GD, QL nhà trường, QL HĐDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt của các Tổ chuyên môn trong nhà trường theo các chuyên đề về đổi mới PPDH, hình thức DH, phương pháp và hình thức KTĐG theo tiếp cận phát triển năng lực HS. Đặc biệt khâu đánh giá HĐ dạy của GV phải căn cứ vào kết quả HĐ học của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

[2]. Bộ GD&ĐT(2011).Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011, Hà Nội.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015) Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới - Dự thảo), Hà Nội.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo( 2014), hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên

qua mạng. Ngày 08/10/2014, Hà Nội ( Theo công văn 5555/2018 của Vụ TrHPT)

[5]. Trần Đình Châu (2011), Một số chyên đề bồi dưỡng Cán bộ quản lý và giáo viên THCS. NxbGiáo dục Việt Nam.

[6]. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương khoa học quản lý.

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7]. Nguyễn Đức Chính, Vũ Lan Hương (2015), Phát triển chương trình giáo dục.

Nxb Giáo dục Việt Nam.

[8]. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

[9]. Nguyễn Thu Hà (2014), “Nghiên cứu Giáo dục”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN

(2, tập 30), tr 56-64.

[10].Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[11].Trần Kiểm (1997), Giáo trình quản lý và giáo dục. Viện Khoa học và Giáo dục Hà Nội.

[12].Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[13].Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các cộng sự (2015), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NxbĐại học Quốc gia Hà Nội.

[14].Quốc hội (2005) Luật Giáo dục 2005,sửa đổi 2009, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số38/2005/QH11, Hà Nội.

[15]. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

[16].Phòng GD&ĐT Tây Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017, số 65/BC- GD&ĐT ngày 06/6/2017.

[17].Phòng GD&ĐT Tây Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018, số 61/BC- GD&ĐT ngày 09/6/2018.

[18].Phòng GD&ĐT Tây Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, số 455/BC- GD&ĐT ngày 20/6/2019.

[19].Phòng GD&ĐT Tây Giang, Kế hoạch năm học 2017-2018, cấp THCS, số 106/KH-GD&ĐT ngày 20/9/2017.

[20].Phòng GD&ĐT Tây Giang, Kế hoạch năm học 2018-2019, cấp THCS, số 28/KH-GD&ĐT ngày 15/9/2018.

[21].Phòng GD&ĐT Tây Giang, Kế hoạch năm học 2019-2020, cấp THCS, số 37/KH-GD&ĐT ngày 08/10/2019.

[22].Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ QLGD Trung ương I, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[23].Thủ tướng Chính phủ (2012)Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012, Hà Nội.

[24].Thái Duy Tuyên (2005), Những vấn đề chung của giáo dục học. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[25].Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học. Nxb Hà Nội

[26].Nguyễn Hiến Lê (dịch) 1995, Tư tưởng giáo dục của Khổng TửLuận ngữ, Nxb Văn học, TP. HCM, .

[27].J.A. Cômenxki (1592 - 1670), với các tác phẩm “Phép giảng dạy vĩ đại” năm 1632, “Con đường ánh sáng” năm 1637

[28].P.V. Zimin (1985), Những vấn đề quản lý trường học, Trường CBQ - Bộ Giáo dục.

[29].Kônđacôp.M.I (1984), Cơ sở lý luận quản lý giáo dục. Viện Khoa học xã hội.

Một phần của tài liệu ĐẠI học HUẾ (Trang 95 - 127)