Khái quát tình hình GD&ĐT huyệnTây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu ĐẠI học HUẾ (Trang 50 - 54)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1. Khái quát tình hình GD&ĐT huyệnTây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Tây Giang là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 180km về phí Tây Bắc, huyện được tái lập theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Diện tích tự nhiên là 91.368,31 ha, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có 08 xã biên giới giáp với nước bạn Lào, với tổng chiều dài đường biên giới hơn 76 km. Dân số hơn 20.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,178%; có 14 thành phần dân tộc, trong đó: Đồng bào dân tộc Cơtu chiếm hơn 91%, dân tộc Kinh chiếm 7,74%, còn lại là các dân tộc khác; đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 38,07%

(năm 2019 theo tiêu chi tiếp cận đa chiều).

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính năm 2019 (theo giá so sánh 2010) là 141.177 triệu đồng, tăng 14,75% so với năm 2018, đạt 106,70% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ước đạt 181.413 triệu đồng, tăng 13,69% so với năm 2018, đạt 103,33% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2019 ước đạt 184.881 triệu đồng, tăng 12,02% so với năm 2018, đạt 98,44% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 22,35 triệu đồng, tăng 0,22% so với năm 2018, đạt 100,20 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Tổng diện tích gieo trồng: 3.015,8 ha/2.976 ha, đạt 101,34% so với Nghị quyết HĐND năm 2019. Tổng sản lượng lương thực có hạt 4.039,48 tấn/4.103,4 tấn, đạt 98,44% Nghị quyết HĐND năm 2019.

Diện tích cây Cao su đưa vào khai thác mủ: 397,82ha, sản lượng mủ khô thu hoạch được là 182 tấn; tổng diện tích trồng mới dược liệu là 179,26 ha/190 ha, đạt 94,37% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND năm 2019.

Toàn huyện có 130 khu chăn nuôi tập trung, tăng 11 khu so với cùng kỳ năm 2018. Tổng đàn gia súc: 9.976 con/13.000 con; tổng số gia cầm: 30.770 con/21.000 con.

Tổng diện tích rừng tự nhiên đưa vào thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ là 57.623,23 ha.

Tổng diện tích keo trồng mới ước đạt 654,3 ha/500 ha, đạt 130,86% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND năm 2019. Trong năm 2019 nhân dân khai thác keo với diện tích ước khoảng 450 ha, sản lượng đạt 50-55 tấn/ha.

Tổng số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện là đạt tỷ lệ 97%. Trong năm 2019, lồng ghép nhiều nguồn vốn đã triển khai được 21.000m kiên cố hoá mặt đường, bê tông hoá giao thông nông thôn, đạt 168% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND.

Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2019 là 280.290,85 triệu đồng. Ước thực hiện giải ngân 256.735,40 triệu đồng/280.290,85 triệu đồng, đạt 91,60% kế hoạch vốn.

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2019 ước thực hiện là: 683.583 triệu đồng, đạt: 173% dự toán giao đầu năm; trong đó: Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn năm 2019 là 22.097/24.390triệu đồng, đạt 90,60% dự toán. Tổng chi NSNN năm 2019, ước thực hiện là: 683.583 triệu đồng; đạt 173% dự toán giao đầu năm.

Điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019. Kết quả có 1.932 hộ nghèo (chiếm 38,07%), giảm 187 hộ nghèo (tương ứng giảm 5,07% so với năm 2018); hộ cận nghèo 91 hộ (tương ứng giảm 1,79% so với năm 2018).

Tính đến 15/12/2019, bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn của toàn huyện là 11,2 tiêu chí/xã, tăng bình quân 02 tiêu chí/xã so với năm 2018.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là: 14,6%, đạt chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện năm 2019 đề ra. Tỷ suất sinh thô năm 2019 là 24,74‰.

Tổng số lao động toàn huyện là 9.847 lao động, trong đó lao động qua đào tạo là 2.384 lao động. Triển khai công tác tư vấn, tuyển dụng, tuyển sinh đào tạo nghề, xuất khẩu lao động cho lao động miền núi với 498 người, đạt 124,5 chỉ tiêu thực hiện.

Tổng thu BHXH, BHYT lũy kế tính đến ngày 30/11/2019 là 34 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch.

Trong năm 2019, có khoảng 12.850 lượt khách du lịch đến tham quan tại huyện Tây Giang, ước doanh thu từ các hoạt động khoảng 6.425 triệu đồng.

Năm 2019, tổ chức 12 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua thanh tra phát hiện sai phạm, với số tiền 350.360.000 đồng.

Trong năm 2019, xảy ra 11 vụ/15 đối tượng vi phạm các hành vi trật tự xã hội; xảy ra 01 vụ va chạm giao thông, làm 01 người bị thương; phát hiện xử lý 01 vụ/02 đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục - đào tạo

a) Tình hình phát triển giáo dục- đào tạo

Với phương châm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, ngành giáo dục và đào tạo huyện Tây Giang trong những năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của chính quyền địa phương, nhất là sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và sự phối hợp của các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan. Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành và thực hiện kịp thời. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển giáo dục của huyện những năm gần đây. Công tác xã hội hoá giáo dục cũng phát triển khá mạnh mẽ. Nhờ đó, đã huy động được các nguồn lực trong nhân dân, các nhà hảo tâm đã quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn của địa phương để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên với trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề nghiệp, thường xuyên rèn luyện tay nghề, tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. a. Quy mô, mạng lưới trường lớp

Tính đến năm 2020, toàn huyện Tây Giang có 21 trường học gồm: 04 trường THCS trong đó có 01 trường PTDT Nội trú và 03 trường PTDT bán trú, 10 trường Tiểu học, 7 trường Mầm non.

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường lớp huyệnTây Giang năm 2019-2020

Cấp học Số trường Số lớp, nhóm TS học sinh Nữ Dân tộc Tuyển mới

MN 7 74 1415 8467 1302 318

Tiểu học 10 112 2009 1268 1967 421

THCS 4 42 1495 978 1479 374

Cộng 21 228 4919 10713 4748 1113

Trong những năm qua, quy mô phát triển mạng lưới trường lớp huyện Tây Giang nhìn chung khá ổn định. Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh hàng năm đạt 99,6% trở lên; tỷ lệ chuyển cấp đạt 98,9%; đối với bậc học THCS, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 hàng năm đều đạt từ 98% đến 100% trên tổng số HS hoàn thành bậc Tiểu học.

b. Phổ cập chất lượng giáo dục

Chất lượng phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS duy trì vững chắc và chất lượng được nâng cao qua từng năm; phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi được quan tâm đúng mức, đến năm 2019 cả 07 đơn vị trong huyện đã được Bộ GD&ĐT kiểm tra và công nhận đã hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

c. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo

Tính đến năm học 2019 - 2020, Tổng số cán bộ công chức, viên chức toàn ngành: 523 người (cán bộ quản lý: 54 người, nhân viên 103 người; giáo viên Mẫu giáo: 92 người; giáo viên tiểu học: 174 người; giáo viên trung học cơ sở; 92 người; cán bộ công chức phòng GD&ĐT: 8 người).

Bảng 2.2. Thống kê số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên huyện Tây Giang năm học 2019 – 2020

Bậc học Tổng số Chia ra Đảng viên

BGH Giáo viên Nhân viên

Mầm non 139 16 92 31 59

Tiểu học 241 25 174 42 119

THCS 135 12 92 30 66

d. Cơ sở vật chất - thiết bị trường học

CSVC, thiết bị trường học từ Mầm non đến THCS của 10 đơn vị xã trên địa bàn huyện Tây Giang đã được chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng. Các trường học đã có nhiều cố gắng trong việc huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, cha mẹ học sinh cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để xây dựng phòng học và mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, đảm bảo yêu cầu tối thiểu để các trường thực hiện nhiệm vụ năm học.

e. Chất lượng giáo dục

Chất lượng GD&ĐT của huyện Tay Giang trong những năm qua luôn được đánh giá là một trong những đơn vị có chất lượng giáo dục phát triển ổn định trong các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Tỷ lệ HS xếp loại học lực khá giỏi hàng năm đều đạt ở mức từ 30% đến trên 35%; tỷ lệ HS xếp loại học lực yếu kém ở mức dưới 8%.

2.1.3. Tình hình giáo dục THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

a. Quy mô trường lớp, học sinh

Tính đến tháng 05/2020, huyện Tây Giang có 04 trường THCS (trong đó có 01 trường PTDT Nội trú). Tổng số HS bậc THCS có 1495 HS, trong đó có HS nữ có 978HS chiếm tỷ lệ 65,4%, HS DTTS có 1479 HS chiếm tỷ lệ 98,9%.

Bảng 2.3. Quy mô phát triển trường lớp THCS huyện Tây Giang trong 3 năm gần đây

TT Năm học Tổng số lớp Tổng số HS Tbình HS/lớp Ghi chú 1 2017-2018 53 1518 28,6 Tăng 281 HS 2 2018-2019 45 1484 32,9 Giảm 34 HS 3 2019-2020 42 1495 35,6 Tăng11 HS

b. Cơ sở vật chất - thiết bị trường học

Điều kiện về CSVC và các phương tiện, thiết bị phục vụ cho HĐDH nhìn chung đáp ứng được cơ bản yêu cầu dạy và học. Các trường THCS có đủ phòng học phục vụ cho hoạt động giảng dạy; hầu hết các trường đều có phòng máy vi tính và được kết nối internet, có 1/4 trường đã xây dựng nhà đa chức năng phục vụ cho các hoạt động tập thể và ngoài giờ lên lớp…

Những năm gần đây các trường đã đầu tư mua sắm TBDH hiện đại nhưng để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong tình hình hiện nay thì vẫn còn nhiều bất cập. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả HĐDH theo định hướng phát triển NLHS.

c. Chất lượng giáo dục của các trường trung học cơ sở

Trong các năm học gần đây, chất lượng giáo dục các trường THCS trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Chất lượng đội ngũ CBQL và GV cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện

GDPT. CSVC của các trường THCS không ngừng được cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa… Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cấu phát triển GD&ĐT trong tình hình mới, giáo dục THCS huyện Tây Giang cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS; chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện chương trình GDPT theo định hướng phát triển NLHS…

Một phần của tài liệu ĐẠI học HUẾ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)