8. Cấu trúc của đề tài
3.2. Biện pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả QLHĐDH theo định hướng phát triển
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên lực
lực lượng đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện dạy học nhằm đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh
- Xây dựng được đội ngũ CBQL có năng lực QL cao, được ĐT cơ bản về nghiệp vụ QL, có trình độ chuyên môn vững, tâm huyết với công việc, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, là tấm gương cho tập thể CB, GV, HS trong nhà trường.
- Xây dựng được đội ngũ GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn, có lòng yêu nghề, lòng nhân ái, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc ĐT thế hệ trẻ, làm việc khoa học, có kỷ luật, có khả năng sư phạm, khả năng lôi cuốn học sinh, có ý thức tự học và thường xuyên phấn đấu trở thành người GV giỏi toàn diện, được trang bị lý luận DH mới, PPDH-KTĐG theo năng lực HS, luôn sáng tạo vận dụng các hình thức DH mới để tay nghề ngày một vững vàng đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới GD, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
b. Nội dung và cách thức tiến hành
* Đối với đội ngũ CBQL (BGH, thư ký Hội đồng sư phạm, Tổ trưởng – Tổ phó chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách Đội, Bí thư đoàn thanh niên, GVCN):
Tham mưu với các cấp QL, mở các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường bố trí công việc để cho họ tham gia các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, QL nhà nước, QLGD. Với các CBQL chưa qua bồi dưỡng QL cần tạo điều kiện để họ tham gia các lớp học chuyên môn và chuyên ngành QL do cấp trên tổ chức, kiên quyết không để CBQL điều hành các HĐ của nhà trường mà không qua ĐT nghiệp vụ QL. Ngoài việc tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cần động viên cho họ tinh thần để yên tâm, phấn khởi tham gia học để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tạo điều kiện cho CBQL, HT, Phó HT, Tổng phụ trách đội, Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch công đoàn, Tổ trưởng – Tổ phó chuyên môn đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Động viên, khích lệ cả về vật chất và tinh thần cho những CBQL có điều kiện tham gia học nâng cao, học lên đại học, thạc sỹ để họ có trình độ “vượt chuẩn”.
Có chính sách thu hút, sử dụng CB sau khi học nâng cao trình độ. Phân công đúng nhiệm vụ theo trình độ chuyên môn mà họ đạt được.
Đầu tư CSVC: Máy vi tính, nối mạng internet, phòng học bộ môn theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, tăng cường các đầu sách, báo chí, các phương tiện học tập, thư viện trường học phải được sử dụng có hiệu quả và liên tục bổ sung các tài liệu, cập nhật những thông tin khoa học mới, giúp cho CBQL có thêm nhiều kênh thông tin trong việc tiếp nhận, bổ sung kiến thức mới ngay trong chính môi trường công tác của họ.
Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu về xây dựng và phát triển đội ngũ, HT phải là người gương mẫu đi đầu trong các HĐ tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Tích cực nghiên cứu tài liệu về nghiệp vụ QL trường học.
Tăng cường tổ chức các HĐ giao lưu, học hỏi kinh nghiêm của các đơn vị khác, từ đó bổ sung, vận dụng hợp lý cho đơn vị, tổ chức của mình.
Xác định rõ nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, biện pháp nâng cao trình độ cho GV. Kế hoạch này phải được triển khai và trở thành một nội dung chính trong SHCM của mỗi GV. Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phải được lập một cách chi tiết, cụ thể về nội dung.
- Mỗi GV ngoài chương trình bồi dưỡng chung, có kế hoạch tự bồi dưỡng, cụ thể:
+ Nâng cao kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm, lý luận DH mới như DH tích cực, DH lấy HS làm trung tâm, DH theo hướng phát triển năng lực cho HS.
+ Tiếp thu, bổ sung các PPDH, KTĐG mới; các hình thức DH mới như liên môn, tích hợp, trải nghiệm sáng tạo, NCKH,...
+Tự rèn luyện, thông qua nghiên cứu tài liệu, sách vở, thăm lớp dự giờ của bạn đồng nghiệp, qua các hội thảo.
- Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên gia về giảng, nói chuyện chuyên đề.
- HT có kế hoạch cử GV đi học đại học, thạc sĩ nâng cao trình độ trên chuẩn. - HT tạo ra bầu không khí GD lành mạnh, tạo nề nếp giảng dạy nghiêm túc để GV tự giác thực hiện các yêu cầu đề ra.
- Thống nhất các tổ chuyên môn trong SHCM. Duy trì chế độ, lịch thăm lớp dự giờ, thao giảng, tổ chức các hội thi giảng dạy. Qua đó rút kinh nghiệm thấy được các mặt hạn chế của từng GV để cùng góp ý, trao đổi nội dung kiến thức, PPGD, nâng cao năng lực QL HS, tổ chức tốt một giờ dạy.
- Phát động các phong trào tự làm đồ dùng DH, huy động sự sáng tạo, kinh nghiệm trong tập thể GV. Từ các tổ chuyên môn, chỉ đạo các tổ chuyên môn sát sao với việc phân loại GV, đảm bảo sự công bằng, phát huy được sự cố gắng của GV. Động viên khen thưởng kịp thời những GV có kết quả nổi trội, đồng thời phê bình nhắc nhở những tồn tại để kịp thời uốn nắn sửa chữa.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của CBQL, GV là vấn đề hết sức quan trọng cần được quan tâm thích đáng trong các HĐ chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Do vậy trước hết bản thân mỗi GV cần cố gắng, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. HT nhà trường, các cấp QLGD cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho GV, CBQL, những người làm công tác GD không ngừng học tập rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, đáp ứng những yêu cầu mới trong sự nghiệp GD của đất nước.