8. Cấu trúc của đề tài
1.3. Hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
1.3.1. Lý luận về hoạt động dạy học
HĐDH trong nhà trường được thể hiện chủ yếu bằng hình thức DH trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học. Giờ lên lớp của GV phản ánh toàn bộ những gì họ đã tích lũy được, đã nghiền ngẫm, đã luyện tập đồng thời cũng là lúc thể hiện tinh thần trách nhiệm nơi họ. Trong giờ dạy trên lớp, mỗi công việc, mỗi thái độ biểu thị trước HS của GV đều là những chi tiết thể hiện PPDH, phương pháp đó còn được thể hiện ở sự hài hòa giữa công việc của thầy và trò; ở sự cân đối giữa các khâu công việc của thầy.
a. Hoạt động dạy của giáo viên:
Giáo viên là chủ thể của HĐ giảng dạy, người nắm vững vị trí môn học trong chương trình của bậc học; mục tiêu, chương trình, nội dung, PPGD; nắm vững quy luật phát triển tâm lý của HS qua các lứa tuổi, đặc biệt là nắm vững trình độ hiểu biết, năng lực học tập và phong cách học tập của HS để tổ chức giảng dạy, hướng dẫn HS học tập cho phù hợp và có hiệu quả cao nhất.
Quy trình giảng dạy của GV xét trên quan điểm hệ thống bao gồm 3 giai đoạn với các thành tố liên kết với nhau thành một chu trình và tác động qua lại đối với nhau. Có thể biểu diễn quy trình giảng dạy của GV bằng sơ đồ:
Sơ đồ 1.3. Quy trình giảng dạy của giáo viên
Giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình DH, công việc của họ
Chuẩn bị Thực thi Cải tiến đánh giá Kế hoạch bài dạy (giáo án)
Phân tích nhu cầu
Xác định mục tiêu môn học, bài học, lập kế hoạch DH, chuẩn bị tài
liệu, phương pháp
Mục tiêu bài dạy
Lựa chọn, sắp xếp nội dung DH Lựa chọn hình thức tổ chức DH, PP, phương tiện, côngcụ, KTĐG KTĐG tổng kết
Lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài học
Kế hoạch đánh giá cải tiến
không đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà là thực hiện cả một quy trình với nhiều HĐ được sắp xếp nối tiếp nhau, từ việc việc tổ chức các HĐ của HS và tập thể HS trong lớp, ngoài lớp, với chương trình nội khóa, ngoại khóa bằng các phương pháp linh hoạt, nhằm điều khiển, định hướng cho HS tìm tòi, khám phá phát hiện và nắm vững kiến thức, luyện tập vận dụng vào thực tế. Trong quá trình DH, GV còn thường xuyên kiểm tra, uốn nắn kịp thời các sai sót của HS, chú ý đến GD ý thức, động cơ, khích lệ hứng thú học tập của các em.
GV tổ chức các HĐ học tập đa dạng, qua đó khai thác tiềm năng trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tế của HS, dẫn dắt HS tìm tòi, khám phá các vấn đề học tập, hình thành các khái niệm, phạm trù khoa học và phát triển các kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
HĐ giảng dạy của GV về bản chất là quá trình điều khiển HĐ nhận thức và thực hành của HS theo quy luật nhận thức và quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo. GV tổ chức cho HS nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý thuyết, quan sát các sự vật hiện tượng tự nhiên hay xã hội, thực hiện các thí nghiệm, thực hành… để hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực HĐ cá nhân.
Toàn bộ quá trình giảng dạy của GV tập trung vào việc tổ chức các HĐ cho HS theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi. HS vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể và là động lực của quá trình DH, đó chính là quan điểm chỉ đạo dạy học lấy người học làm trung tâm. GV giữa vai trò chủ đạo trong quá trình tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, khích lệ HS học tập đồng thời luôn phải biết đánh giá cải tiến HĐ giảng dạy của mình ngày càng tốt hơn.
b. Hoạt động học của học sinh:
HS là đối tượng giảng dạy của GV đồng thời lại là chủ thể có ý thức trong HĐ học tập và rèn luyện. Người HS giữ vai trò chủ động có ý thức, tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập. Ba điều kiện để học tập thành công là người học có nhu cầu học tập, quyết tâm học tập và có phương pháp học tập tốt.
“Người học sẽ đạt kết quả học tập tốt nhất khi có nhu cầu học tập; hiểu rõ mục tiêu của khóa học; thấy rõ ý nghĩa của nội dung cần tiếp thu; phát huy được vốn kinh nghiệm phong phú của bản thân; sử dụng các tài liệu học tập có ý nghĩa thực tế và thích hợp với HS; có thể tham gia một cách tích cực và chủ động vào quá trình học tập; động cơ học tập tích cực; khả năng áp dụng hiệu quả tri thức tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống, công việc và có mối quan hệ hợp tác cởi mở giữa GV với HS và giữa HS với nhau,…” [13, tr.226].
Chủ động học tập là có ý thức, tự giác tham gia vào các HĐ học tập, có mục đích học tập rõ ràng, có động cơ học tập tốt, biết xây dựng kế hoạch và kiên trì, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Tích cực học tập là trạng thái tâm lý và thể lực của HS hướng vào chiếm lĩnh nội dung học tập. Tính tích cực của HS thể hiện ở hai mặt: Chuyên cần và tư duy sâu sắc.
Chuyên cần là chăm chỉ, nỗ lực cá nhân, vượt khó khăn, mệt nhọc để học tập vì “sự học như con thuyền ngược dòng, không thể buông tay chèo”. Tư duy sâu sắc là sự tập trung trí tuệ, đi sâu vào bản chất của các vấn đề học tập, không hời hợt, thụ động. Tính tích cực của HS được hình thành từ nhu cầu nhận thức, từ mong muốn có kết quả học tập tốt, từ sự ý thức về tương lai của bản thân và được khích lệ bằng nghệ thuật sư phạm của GV. Tính tích cực được biểu hiện bằng sự say mê, hứng thú và quyết tâm học tập.
Phương pháp học tập tốt là phương pháp học tập tích cực, chủ động tìm tòi thông tin, tham gia vào các HĐ thực hành, nghiên cứu, đi sâu vào tìm hiểu bản chất các vấn đề học tập; biết hệ thống hóa, ghi nhớ kiến thức và biết tìm cách vận dụng vào các vấn đề học tập cụ thể [12, tr.111-113].
c. Quan hệ giữa HĐ dạy và HĐ học:
HĐ dạy và HĐ học trong mối quan hệ tương tác không tách rời nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp của HĐ dạy và HĐ học. Mọi phương thức ĐT đều lấy quá trình dạy – học làm trọng tâm. Trong QTDH, GV có vai trò chủ đạo, HS có vai trò chủ động. Cụ thể: Dưới sự chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển HĐ nhận thức, học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ DH. Có thể mô tả QTDH theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4. Quá trình dạy học
Nếu xét quá trình DH như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa HĐ dạy của thày với HĐ học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển HĐ của trò. Từ đó có thể thấy công việc của người QL nhà trường là: Hành động QL (điều khiển HĐDH) của HT chủ yếu tập trung vào HĐ dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua HĐ dạy của thầy mà QL HĐ học của trò.
Người thầy là người tổ chức hướng dẫn trong suốt quá trình DH (xác định mục đích, lựa chọn nội dung, kích thích hứng thú, động cơ của người học), tổ chức việc học, sử dụng phương pháp, phương tiện một cách thích hợp. HS có nhiệm vụ xác định
Quá trình dạy học Dạy Truyền đạt Điều kiện Học Lĩnh hội Tự điều khiển
mục tiêu, chủ động tích cực lĩnh hội bài giảng, lựa chọn cách học thích hợp để tự tìm kiếm kiến thức, cấu trúc lại vốn kiến thức của mình, vận dụng, KTĐG điều chỉnh HĐ học. HĐ dạy và HĐ học diễn ra trong suốt QTDH. Trong QTDH, HĐ dạy và HĐ học liên hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ, trong mọi thời điểm của HĐ dạy và học GV luôn tạo ra không khí thoải mái cộng tác (cộng đồng và hợp tác) giữa thầy và trò, tạo nên sự cộng hưởng của HĐ dạy và HĐ học, từ đó tạo nên hiệu quả cho quá trình DH. Chính sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học là một trong những quy luật của quá trình DH. Nó phản ánh mối quan hệ gắn kết (trong quá trình DH), mối quan hệ giữa thầy với tư cách tổ chức, lãnh đạo và trò với tư cách người tự tổ chức, tự điều khiển HĐ nhận thức. Có thể biểu diễn HĐDH trong quá trình DH theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5. Hoạt động dạy học
Như vậy quá trình DH có tính hai mặt: Mặt HĐ dạy và mặt HĐ học, hai mặt HĐ này hợp thành một thể thống nhất, tồn tại trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau. DH là con đường đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường, các HĐ khác trong quá trình GD để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.
Tư tưởng DH hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là tư tưởng DH tích cực, có ý nghĩa nhân văn cao cả trong thực tế đối tượng HS đa dạng, khác nhau. Để đạt được mục tiêu DH phải có PPDH phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh, sức khỏe, giới tính,… của HS, từ đó sẽ tạo ra cho HS hứng thú học tập, yêu thích môn học, khắc phục tâm lý chán nản của HS trong học tập [13, tr.225].
Có thể xem 14 nguyên tắc của lý luận DH lấy người học làm trung tâm do Hội Tâm lý học Hoa Kỳ xây dựng vào năm 1995 là một ví dụ về phương pháp luận DH mới. Trong kỷ nguyên thông tin, vai trò của người GV cũng có những thay đổi rất căn bản. Để trở thành người GV trong thế kỷ XXI, cần thay đổi tư duy về GD truyền thống, về phương pháp luận DH. Và theo ý nghĩa này, GV sẽ là người hướng dẫn,
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động độc lập của GV Hoạt động phối hợp GV&HS Hoạt động độc lập của HS
người hỗ trợ, là huấn luyện viên, và quan trọng hơn họ phải là chuyên gia về việc học để có thể hướng dẫn, hỗ trợ người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình [7, tr.38-40].
d. Quản lý hoạt động dạy học
Là sự vận dụng và thực thi có hiệu quả các chức năng QL trong các mặt công tác như:
- Kế hoạch hóa HĐDH: Trên cơ sở nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và tình hình thực tiễn của nhà trường, HT xây dựng mục tiêu, kế hoạch DH trong tổng thể nhiệm vụ năm học của nhà trường.
- Tổ chức, vận động các lực lượng GD trong, ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt kế hoạch và các HĐDH, GD toàn diện, cùng tham gia QL nhà trường, tạo môi trường thuận lợi đảm bảo dạy tốt, học tốt.
- Chỉ đạo thực hiện các HĐDH và các HĐ hỗ trợ HĐDH, đảm bảo huy động cao nhất sự cố gắng nỗ lực của cả thầy và trò cũng như toàn thể đội ngũ CB, GV, nhân viên.
- KTĐG HĐDH trong toàn trường và có sự điều chỉnh kịp thời. HĐDH xét theo quan điểm hệ thống bao gồm HĐ dạy và HĐ học, vì vậy ngoài việc vận dụng và thực thi có hiệu quả các chức năng QL trong các mặt công tác nêu trên, QL HĐDH bao gồm 2 nội dung:
* Quản lý hoạt động dạy của giáo viên:
HĐ này bao gồm: QL việc phân công giảng dạy; QL việc soạn bài, chuẩn bị của GV trước khi lên lớp; QL giờ lên lớp; QL việc dự giờ và phân tích bài học sư phạm; QL PPDH và việc đổi mới PPDH của GV nhằm giúp HS nắm vững kiến thức, phát triển kỹ năng, hình thành thái độ; QL việc GV KTĐG kết quả học tập của HS; QL việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ GV; QL việc phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém,…
* Quản lý hoạt động học của học sinh:
Thông qua GV, HT thực hiện sự QL HĐ học tập của HS. QL HĐ học của HS là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng DH trong nhà trường. Học tập là một HĐ nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết HS mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức mà HĐ học tập phải tạo ra cho HS.
QL HĐ học của HS thông qua phản ánh của đội ngũ GVCN lớp, GV dạy bộ môn, qua hồ sơ theo dõi điểm, kết quả học tập rèn luyện của HS, qua thông tin phản hồi của CMHS, của xã hội.
QL HĐ học bao gồm: QL việc GD phương pháp học tập cho HS; nề nếp, thái độ học tập của HS; phát động phong trào thi đua học tập; HĐ GD giá trị sống, kỹ năng sống và kỹ năng HĐ xã hội của HS; các biện pháp hỗ trợ HĐ học tập cho HS; việc phân tích đánh giá kết quả học tập của HS; phối hợp các lực lượng GD QL HĐ học tập của HS.