8. Cấu trúc của đề tài
1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp
sinh cấp Trung học cơ sở
1.4.1. Quản lý mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS ở trường THCS
Mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS bao gồm các mục tiêu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các mục tiêu đầu ra về NL, bao gồm các NL chuyên biệt và các NL chung cần hình thành cho học sinh sau bài học. Trong đó cần lưu ý, các mục tiêu về phát triển NLHS phải được xác định một cách rõ ràng, có thể đạt được và có thể kiểm tra đánh giá được.
Các nội dung quản lý mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển NLHS:
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV về việc đổi mới việc xác định Môi trường DH theo định hướng phát triển NLHS.
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn GV kỹ năng, phương pháp xây dựng MTDH theo định hướng phát triển NLHS.
- Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc GV trong việc thực hiện MTGD theo kế hoạch đề ra.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh kịp thời việc thực hiện MTDH theo kế hoạch.
1.4.2. Quản lý nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS ở trường THCS
Nội dung dạy học theo định hướng phát triển NLHS bao gồm những kỹ năng, thái độ góp phần hình thành và phát triển NLHS. Ngoài những nội dung quy định trong chương trình, SGK THCS, GV có thể lựa chọn thêm những nội dung kiến thức bằng thực tiễn, gắn với tình huống đời sống thực của HS hằng ngày.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức hướng dẫn cho GV lựa chọn các nội dung, các chủ đề kiến thức và các kỹ năng, thái độ, cần rèn luyện cho HS, dự kiến các NL cần hình thành cho học sinh sau mỗi nội dung học tập hoặc sau mỗi chủ đề kiến thức.
- Hướng dẫn GV lựa chọn NDDH phù hợp với mục tiêu đã xác định. NDDH ở đây bao gồm các nội dung quy định trong chương trình SGK THCS, các kiến thức ngoài chương trình nhưng phù hợp với bậc học có nội dung gắn với thực tế, gắn với những tình huống đời sống thực của học sinh hàng ngày để các em trải nghiệm.
- Chỉ đạo GV thực hiện kế hoạch xây dựng nội dung DH theo hướng phát triển NLHS thông qua việc nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo....
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện NDDH thông qua công tác kiểm tra kế hoạch giảng dạy, hồ sơ, giáo án, qua các hoạt động dự giờ, thao giảng các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn liên trường của trong huyện... Có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, giúp GV chuẩn bị tốt NDDH góp phần để phát triển NLHS.
1.4.3. Quản lý phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS sinh ở trường THCS
1.4.3.1. Quản lý phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển NLHS
PPDH theo quan điểm phát triển NL không những chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn rèn luyện NL giải quyết vấn đề trí tuệ học sinh thông qua thực hành. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên, học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển NL xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng, cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển NL giải quyết các vấn đề phức hợp.
Các nội dung quản lý PPDH theo định hướng NLHS ở trường THCS:
- Nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NLHS cho GV và HS. Quán triệt tuyên truyền rộng rãi về chủ trương đổi mới " Căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo" trong giai đoạn hiện nay.
- Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH theo hướng phát triển NLHS. HT cần xem việc lập kế hoạch đổi mới PPDH là yếu tố đầu tiên trong quá trình quản lí nhằm hoạch định hướng đi để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới PPDH.
- Tổ chức bộ máy quản lí đổi mới PPDH, phân phối và sắp xếp nguồn lực thông qua các tổ chuyên môn trong nhà trường theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới PPDH đã đề ra.
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH của GV và HS. HT thực hiện tác động cụ thể đến các thành viên của các tổ chuyên môn trong nhà trường, nhằm biến những nhiệm vụ chung về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NLHS thành hoạt động thực tiễn của từng thành viên.
- Tổ chức bồi dưỡng PPDH và các KTDH tích cực cho giáo viên; đây là công tác cần được coi trọng vì nó sẽ góp phần nâng cao năng lực đổi mới PPDH và hiệu quả quản lí HĐDH theo định hướng phát triển NLHS của hiệu trưởng.
- Đảm bảo CSVC, trang bị PTDH hiện đại phục vụ đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NLHS. Chỉ đạo GV tích cực ứng dụng CNTT trong việc đổi mới PPDH nhằm lôi cuốn, kích thích học sinh tham gia các hoạt động học tập của HS.
- Tạo cơ chế động viên, khuyến khích về tinh thần và vật chất nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NLHS đạt hiệu quả.
- Kiểm tra đánh giá thực hiện đổi mới PPDH, nếu thực hiện tốt nội dung quản lí này sẽ giúp cho các trường THCS nâng cao hiệu quả quản lý đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NLHS và chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.4.3.2. Quản lý phương pháp học tập theo định hướng phát triển NLHS trường THCS
Quản lý phương pháp dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS chính là tổ chức hướng dẫn và quản lý các phương pháp học tập có hiệu quả cho HS. Một khi các có phương pháp học tập tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, làm thay đổi theo chiều hướng tích cực ở học sinh cả về nhận thức, thái độ, hành vi mà còn hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển ở các em những phẩm chất và các NL của các em.
Quản lý phương pháp học tập của HS theo hướng phát triển NL bao gồm các nội dung: Xây dựng kế hoạch quản lý phương pháp học tập theo hướng phát triển NLHS. Tổ chức hướng dẫn HS các phương pháp học tập tích cực, khuyến khích các hoạt động tìm tòi, tăng tính chủ động tích cực khi tham gia các hoạt động học tập theo nhóm. Hướng dẫn HS học tập thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa hoạt động trải nghiệm sáng tạo... Hướng dẫn HS phương pháp sử dụng hợp lí SGK, phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo. Thường xuyên kiểm tra đánh giá để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh phương pháp học tập của các em, phối hợp gia đình, nhà trường và các lực lượng giáo dục để quản lý hoạt động học tập của HS.
1.4.4. Quản lý hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS trường THCS
Quản lý HTTCDH theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS phải đạt được mục đích sau:
Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng CNTT và truyền thông như; dạy học trực tuyến, trường học kết nối....
Động viên khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho HS chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, học tập thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm sáng tạo...HS tham gia một cách tích cực chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; bồi dưỡng cho HS năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ kiến thức máy móc không nắm vững bản chất sự kiện.
thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học.
Các nội dung quản lý HTTCDH theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS:
- Tổ chức bồi dưỡng cho GV và HS các HTTCDH và các hình thức học tập phù hợp. Yêu cầu GV phải đa dạng hóa các HTTCDH trong giờ học nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
- Hướng dẫn GV lựa chọn cho các HTTCDH phù hợp với NDDH và PPDH nằm phát huy phẩm chất năng lực HS.
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích HS tham gia các hoạt động ngoại khóa; hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tham gia cuộc thi đánh giá về năng lực
1.4.5. Quản lý phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS. theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS.
PPDH và các điều kiện hỗ trợ HĐDH là những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với HĐDH theo định hướng phát triển NLHS. Để có thể phát huy tốt vai trò của các yếu tố này, HT cần thực hiện nội dung quản lý sau:
- Xây dựng kế hoạch trang bị, sử dụng và bảo quản PTDH, kế hoạch phải mang tính thiết thực, xác định rõ mục đích và yêu cầu cụ thể về TBDH của nhà trường.
- Tổ chức công tác quản lý PTDH và các điều kiện hỗ trợ HĐDH, hướng dẫn cho cán bộ và GV, NV lập kế hoạch sử dụng PTDH; tổ chức tập huấn cho GV kỹ năng sử dụng các PTDH, trong đó chú trọng công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT, sử dụng các phần mềm thiết kế giáo án điện tử...
- Chỉ đạo công tác quản lý PTDH; tổ chức tập hợp liên kết, động viên cán bộ, GV, nhân viên thực hiện kế hoạch quản lý đã đề ra và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý PTDH và các điều kiện hỗ trợ HĐDH, đưa ra các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH và các điều kiện hỗ trợ HĐDH theo định hướng phát triển NLHS.
1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển NLHS
Công tác quản lý hoạt động KT- ĐG KQHT ở trường THCS theo định hướng phát triển NLHS cũng phải tuân theo theo quy trình quản lý hoạt động KT-ĐG KQHT của học sinh THCS.
Quá trình KT-ĐG KQHT của HS và các chức năng quản lý được thể hiện trong sơ đồ 1.1:
Các chức năng quản lý KTĐG
1. Lập kế hoạch 2. Tổ chức 3. Chỉ đạo
4. Kiểm tra Các bước KTĐG 1. Xác định mục tiêu 2. Nội dung KTĐG 3. Phương KTĐG 4. Hình thức KTĐG
5. Phương tiện, công cụ hỗ trợ KTĐG Những đối tượng liên quan 6. Kết quả KTĐG
1. CBQL 2. GV 3. HS
4. Điều kiện hỗ trợ, môi trường
Sơ đồ 1.9. Sơ đồ quản lý công tác KT-ĐG KQHT của học sinh
Căn cứ vào sơ đồ tổng thể ở trên, ta xác định các nội dung quản lý hoạt động KT- ĐG KQHT ở trường THCS theo định hướng phát triển NLHS như sau:
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về hoạt động KT-ĐG KQHT của HS theo định hướng phát triển NLHS.
- Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KT-ĐG, kế hoạch quản lý hoạt động KT- ĐG KQHT theo định hướng phát triển NLHS bao gồm các nội dung sau:
+ Xác định mục tiêu KT-ĐG: KT-ĐG quá trình học tập, rèn luyện của HS; đánh giá sự hình thành và phát triển NL, phẩm chất của HS.
+ Phương pháp KT-ĐG: Sử dụng các phương pháp KT-ĐG như: Tự luận; trắc nghiệm khách quan; vấn đáp; vận dụng kiến thức môn học để giải quyết vấn đề thực tiễn; trình bày sản phầm trực quan.
+ Quản lý nội dung KT-ĐG: Ngoài nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng quy định đối với các môn học, thì còn KT-ĐG những NL đã được hình thành và phát triển sau quá trình học tập và rèn luyện, những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội.
+ Quản lý hình thức KT-ĐG: Hướng dẫn GV vận dụng đa dạng các hình thức đánh giá như đánh giá bằng nhận xét " tích cực"; đánh giá qua hồ sơ, bằng sản phẩm của chính học sinh...đánh giá xác thực (sử dụng các tình huống có tính mục đích, mô phỏng từ thực tiễn cuộc sống...)
+ Quản lý kết quả KT-ĐG: Sử dụng kết quả KT-ĐG để điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS.
+ Quản lý công cụ, phương tiện KT-ĐG: Là những phần mềm để điều chỉnh chương trình máy tính hỗ trợ hoạt động kiểm tra đánh giá.