8. Cấu trúc của đề tài
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.3. Nội dung và quy trình khảo nghiệm
Góp phần khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất, đề tài đã trưng cầu ý kiến các đối tượng có liên quan, việc trưng cầu ý kiến được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lập 92 phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến.
Đề tài đánh giá các biện pháp quản lý đề xuất theo 2 tiêu chí:
+ Tính cấp thiết theo 4 mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết và không cấp thiết.
+ Tính khả thi theo 4 mức độ: rất khả thi , khả thi , ít khả thi và không khả thi . Trong phiếu trưng cầu ý kiến
- Về tính cấp thiết của các biện pháp được đánh giá ở 4 cấp độ; rất cấp thiết (3 điểm) cấp thiết (2 điểm), ít cấp thiết (1 điểm) không cấp thiết (0 điểm)
- Về tính khả thi của các biện pháp cũng được đánh giá theo 4 mức độ ; rất khả thi (3 điểm), khả thi (2 điểm) ít khả thi (1 điểm) không khả thi (0 điểm)
Bước 2: Tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến của 12 CBQL, 10 TTCM và 70 giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang và tiến hành phỏng vấn các đối tượng khảo sát trên.
- Thời gian tiến hành khảo sát: từ ngày 01/5/2020 đến 15/6/2020.
Bước 3: Thu phiếu khảo sát, xử lý phiếu, tổng hợp các thông tin phỏng vấn và phân tích kết quả.
Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện như sau:
- Tính điểm tỷ lệ ý kiến đánh giá ở từng mức độ cấp thiết (hoặc khả thi) của từng biện pháp.
- Tính điểm trung bình cộng của mức độ cấp thiết (hoặc khả thi) đối với từng biện pháp.
- Xếp thứ tự các biện pháp theo mức độ cấp thiết và theo mức độ khả thi.
- Lập biểu đồ khảo sát kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu thu thập được qua khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi.
- Sử dụng công thức Spearman Brown là tính được rRB qua đó đánh giá mức độ tin cậy của kết quả các dữ liệu thu được.