Một số nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng hồng hân phát (Trang 34 - 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.4. Một số nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực

Các tài liệu và nghiên cứu sẽ là những cơ sở hữu ích giúp đề tài đưa ra những giải pháp hiệu quả, thiết thực để hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty. Viện Kinh tế Thế giới (2003) thực hiện nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo với kinh nghiệm học hỏi từ các quốc gia Đông Á. Đề tài đã giới thiệu thành tựu đạt được của nhóm nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Các giải pháp quan trọng trong cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa được tham khảo từ những chính sách thành công về đào tạo của các nước Đông Á. Đó cũng là bài học cho Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực.

Nghiên cứu của Trần Văn Tùng (2005) về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng về khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, quản lý của các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v... Nghiên cứu thực sự có ý nghĩa thực tiễn lớn lao đối với nước ta trong việc phát hiện, đào tạo, sử dụng tài năng phục vụ phát triển công nghệ phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều này, việc làm tiên quyết cho các nhà lãnh đạo đó là vấn đề cần đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng và tận dụng nguồn tài năng hiện tại và phát triển nguồn tài năng tương lai.

Lê Trung Thành (2005) nghiên cứu mảng lĩnh vực công với nội dung hoàn thiện mô hình đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Tác giả đã đánh giá công tác đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Đề tài tập trung phân tích đánh giá các mô hình đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện các mô hình này.

Tác giả Phan Thùy Chi (2008) trong luận án tiến sỹ, “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế” đã chỉ ra tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời các trường đại học khối kinh tế, từ đề xuất giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên theo định hướng vươn tới các chuẩn mực quốc tế.

Võ Xuân Tiến (2010) nghiên cứu một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhấn mạnh rằng nguồn nhân lực là nguồn lực quý giá nhất của các tổ chức, đó cũng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của họ trong tương lai trong bối cảnh cạnh tranh kinh doanh khốc liệt. Do đó, các tổ chức và đơn vị cần phải luôn tìm cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình. Giải pháp được xem là hiệu nhất đó là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của Trần Kim Dung (2011) đã đề cập đến các lý thuyết chung về quản trị nhân sự và các tình huống thực tế và xây dựng các bài

tập thực hành để ứng dụng lý thuyết trong thực thế. Chương 7 – Đào tạo và phát triển của tài liệu đề cập đến nội dung đào tạo được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 100 nhân viên danh cho doanh nghiệp quy mô vừa. Nội dung này phù hợp với công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng Hồng Hân Phát.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, đồng thời cũng tập trung phân tích làm rõ khái niệm, ý nghĩa và nội dung của đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp từ giai đoạn đánh giá nhu cầu đào tạo đến bố trí và sử dụng nhân lực sau đào tạo. Qua phân tích và nghiên cứu công tác điều hành quản trị doanh nghiệp hiện nay đều rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực trở thành một công cụ chiến lược của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Những nội dung được đề cập trong Chương 1 là cơ sở lý luận nền tảng để thực hiện việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY HỒNG HÂN PHÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng hồng hân phát (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)