Kinh nghiệm đào tạo tại một số công ty cùng loại hình sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng hồng hân phát (Trang 31 - 34)

6. Cấu trúc luận văn

1.3. Kinh nghiệm đào tạo tại một số công ty cùng loại hình sản xuất

Ngày nay công tác đào tạo được coi như một khoản đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của tổ chức. Có nhiều bằng chứng kinh tế chứng tỏ rằng việc đầu tư cho hoạt động đào tạo gắn liền với khả năng sinh lợi lâu dài và bền vững cho tổ chức. Trong đó, nhiều doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đã đạt được nhiều thành tựu về công tác đào tạo nguồn nhân lực như:

1.3.1. Công ty Cổ phần Hòa Bình

Công ty Xây dựng Hòa Bình là một trong những nhà thầu tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam, sản phẩm chủ lực của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là các công trình lớn trong lĩnh vực thi công xây dựng dân dụng, tiếp đến là công trình công nghiệp và hạ tầng. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế thế giới. Công ty đã đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tập hợp lực lượng đông đảo kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân lành nghề đáp ứng những chiến lược đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của tổ chức. Công ty đã đưa ra một số phương pháp đào tạo nguồn nhân lực hiện nay đang phổ biến và thích hợp với điều kiện công ty như: Áp dụng các hình thức như dạy kèm, luân chuyển, đào tạo theo kiểu học nghề kết hợp với công nghệ thông tin, mở các lớp dạy nghề và kỹ năng cho công nhân kỹ thuật tại doanh nghiệp hay trong các xí nghiệp trực thuộc; hàng năm mở thêm các lớp đào tạo cán bộ chuyên trách, tổ chức thi nâng bậc cho người lao động nhằm khuyến khích họ phấn đấu hơn trong công việc; tạo điều kiện cho mọi cán bộ, đặc biệt là các cán bộ một số phòng ban như: Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức Lao động - Tiền lương, cán bộ chuyên môn và cán bộ lãnh đạo trong công ty đi học ở các trường: Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Xây dựng, Đại học Công đoàn, Đại học Giao thông - Vận tải, v.v... Hình thức này áp dụng khá phổ biến. Khi công ty diễn ra các chương trình hội nghị, hội thảo có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty sẽ cử người đi học hỏi, thảo luận và nắm bắt các thông tin cần thiết từ đó rút ra những kinh nghiệm với thành phần tham gia chủ yếu là các giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, các phòng ban.

1.3.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Đức Thành

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Đức Thành tỉnh Hòa Bình hoạt động từ tháng 8 năm 2002 với chức năng xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, trang trí nội ngoại thất, thi công điện nước, kinh doanh vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng. Công ty đã đưa ra một số phương pháp đào tạo nguồn nhân lực hiện nay đang phổ biến và thích hợp với điều kiện công ty như: kết hợp giữa đào tạo mới,

đào tạo lại, vừa tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mô hình tổ chức quản lý của công ty; thường xuyên tổ chức các lớp cho đội ngũ cán bộ quản lý các dự án, các cán bộ làm tư vấn giám sát tại các công trường; thường xuyên quan tâm gìn giữ và phát huy đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề tạo điều kiện cho họ học tập, rèn luyện, gắn bó với Công ty.

1.3.3. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 hoạt động từ tháng 10 năm 1959, tiền thân là công trường xây dựng nhà máy phân đạm Hà Bắc và công ty Kiến trúc khu Bắc Hà Nội. Công ty có chức năng nhận thầu, tổng thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật, trang trí nội, ngoại thất, đầu tư kinh doanh phát triểu nhà và hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu kinh tế mới, khu chế xuất, v.v… Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Công ty tập trung nâng cao năng lực công tác chuyên môn, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đưa ra một số phương pháp đào tạo phù hợp như dạy kèm, luân chuyển, đào tạo theo kiểu học nghề, mở các lớp dạy nghề và kỹ năng cho công nhân kỹ thuật tại công ty hoặc các nhà máy, xí nghiệp trực thuộc. Hằng năm, Công ty mở thêm các lớp đào tạo cán bộ chuyên trách, tổ chức thi nâng bậc cho người lao động nhằm khuyến khích họ phấn đấu hơn; tạo điều kiện cho mọi cán bộ công nhân trong công ty đi học ở các trường như Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông - Vận tải, Đại học Kinh tế Quốc dân, v.v… áp dụng phổ biến cho các cán bộ phòng ban như Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức nhân sự, v.v…; Khi có các chương trình hội nghị, hội thảo có liên quan đến hoạt độn sản xuất kinh doanh thì công ty sẽ cử người đi học, thảo luận và nắm những thông tin cần thiết.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực ở một số công ty xây dựng

Từ những kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực đã nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm quan trị cho Hồng Hân Phát trong công tác đào tạo nguồn nhân lực: 1) Công ty cần phải luôn xem việc đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển chiến lược sản xuất kinh doanh; 2) Nâng cao

hơn nữa chất lượng đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực có tay nghề thành thạo cho kế hoạch phát triển lâu dài, hướng đến thực hiện chiến lược kinh doanh dài hạn; chú ý lựa chọn đối tượng đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với từng đối tượng lao động và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Những người được lựa chọn đào tạo phải nghiên cứu tài liệu trước khi tham gia hội thảo, khóa học và sau khi kết thúc phải báo cáo cho người quản lý, đồng thời, cần cam kết làm việc với những khoảng thời gian nhất định tùy theo khóa đào tạo; 3) Kết hợp giữa các phương pháp đạo tạo trong công việc và ngoài công việc như hội thảo, nâng cao sự học hỏi giữa các nhân viên trong công ty bằng việc giao lưu, trao đổi trực tiếp hoặc thông qua các sự kiện công ty hoặc trung tâm đào tạo tổ chức; 4) Tạo điều kiện cả về công việc cũng như kinh phí đào tạo cho họ, chẳng hạn giảm bớt khối lượng công việc của họ trong thời gian họ đi học, v.v... nếu làm tốt công tác này tức là Công ty đã sử dụng tốt yếu tố tạo động lực về tinh thần cho người lao động; 5) Xây dựng các kế hoạch phân bổ chi tiêu nguồn chi phí đối với từng hoạt động của đào tạo, tránh những lãng phí không cần thiết, mang lại hiệu quả cao. Công ty có thể bổ sung nguồn kinh phí cho đào tạo bằng nhiều cách như tăng tỉ lệ trích quỹ đào tạo, phát triển từ lợi nhuận hoặc bổ sung kinh phí đào tạo từ quỹ phúc lợi và khen thưởng, v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng hồng hân phát (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)