Đánh giá hiệu quả đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng hồng hân phát (Trang 29 - 31)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Nội dung của đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.8. Đánh giá hiệu quả đào tạo

Theo Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004), cũng giống như những hoạt động khác trong doanh nghiệp, hoạt động đào tạo cũng cần được đánh giá để xem xét kết quả thu được là gì và rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần

tiếp theo. Có rất nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả đào tạo, đề tài nghiên cứu này sử dụng mô hình “Bốn cấp độ” của Kirkpatrick (1996). Thông qua bốn cấp độ, tổ chức sẽ có những đánh giá về hiệu quả đào tạo trong tổ chức. Cấp độ khó sẽ tăng dần cấp độ từ 1 đến 4.

Bảng 1.1: Bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo

Cấp độ Nội dung Câu hỏi Công cụ kiểm tra

1 Phản ứng Người học thích khóa học đến mức nào

Phiếu đánh giá khoa học (cho điểm từng tiêu chí)

2 Học tập Người học học được những gì?

Bài tập kiểm tra, tình huống, bài tập mô phỏng, phỏng vấn bảng hỏi

3 Ứng dụng Người học áp dụng những điều đã học vào công việc thế nào?

Đo lường kết quả thực hiện công việc, phỏng vấn cán bộ trực tiếp quản lý

4 Kết quả Khoản đầu tư vào đào tạo đem lại hiệu quả gì?

Phân tích chi phí/lợi ích

(Nguồn: Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2004) - Phản ứng: Cấp độ này thể hiện ý kiến về trải nhiệm học tập của người học.

Các câu hỏi sử dụng để đo lường mức độ phản ứng thường để đánh giá học viên có cảm thấy thoải mái, thỏa mãn không với môi trường và nội dung đào tạo.

- Học tập: Cấp độ này đo lường việc những người tham gia chương trình đào

tạo có nhận được những kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi kết thúc không. Cụ thể hơn, đây là cấp độ dùng để xem mục tiêu đào tạo đề ra có đạt được không.

- Ứng dụng: Cấp độ này để đo lường mức độ hành vi của người được đào tạo

có thay đổi sau chương trình không. Để xác định cấp độ này, bộ phận chuyên trách sẽ đo lường mức độ trước và sau chương trình học. Nội dung đo lường kiến thức, kỹ năng, và thái độ được đào tạo sẽ ứng dụng vào thực tế công việc như thế nào.

- Kết quả: Cấp độ này xác định những kết quả hữu hình của chương trình đào

lượng tăng, v.v… Đây là cấp khó nhất để đo lường vì tổ chức cần phải tốn nhiều thời gian để xác định kết quả cuối cùng sẽ có được nhờ việc triển khai chương trình đào tạo là gì.

- Hiệu quả của hoạt động đào tạo được đánh giá thông qua các tiêu chí định lượng như: chi phí đào tạo bình quân 1 người/khóa học, thời gian thu hồi chi phí đào tạo, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc chất lượng công việc hoàn thành sau đào tạo, doanh thu và lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị chi phí đầu tư cho đào tạo. Ngoài ra còn biểu hiện qua các tiêu chí định tính như làm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động với công việc thực hiện, nâng cao sự hài lòng, v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng hồng hân phát (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)