6. Cấu trúc luận văn
3.2.1.9. Thực hiện bố trí và sử dụng nhân lực sau đào tạo hiệu quả
Công ty cần hoàn thiện lộ trình thăng tiến để nhân viên nắm bắt được các cơ hội phát triển của người lao động. Từ đó, có kế hoạch phấn đấu tốt hơn. Lộ trình thăng tiến sẽ góp phần phát triển đội ngũ kế cận theo cách thức chuyên nghiệp nhất. Công ty cần quan tâm tới việc định vị cá nhân, hỗ trợ giúp nhân viên hiểu rõ về mình
(Tôi là ai? Tôi đang “đứng” ở đâu? Tôi có ưu điểm, lợi thế gì? Tôi còn hạn chế gì? Tôi mong muốn điều gì?). Chỉ khi hiểu đúng, người lao động mới có thể theo đuổi
những mục tiêu thăng tiến có hiệu quả. Hơn nữa, Công ty cần làm tốt công tác tuyên truyền, để tất cả người lao động đều nắm được lộ trình thăng tiến của mình tại Công ty và công bằng trong cơ hội phát triển. Thông qua tuyên truyền, Công ty cũng nên đưa ra các cam kết hỗ trợ rõ ràng về đào tạo, tài chính và các mặt khác có liên quan tới quá trình phấn đấu thăng tiến của nhân viên.
- Xây dựng cơ chế lành mạnh trong việc phát triển đội ngũ kế cận, theo đó mỗi vị trí chủ chốt nên quy hoạch từ 3 ứng viên trở lên nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất, hạn chế được các rủi ro về việc hẫng hụt trong trường hợp nghỉ việc đồng thời của cả vị
trí chủ chốt và ứng viên thay thế. Minh bạch hóa các tiêu chí lựa chọn nhân lực kế cận. Tạo điều kiện chon các ứng viên kế cận tiếp xúc và trao đổi thêm kinh nghiệm ở những công việc khác ngoài công việc mà họ đảm trách. Tạo những tiền đề thuận lợi nhất cho việc bổ nhiệm các vị trí quản lý.
Công ty cũng cần xây dựng được các cơ chế thu nhận phản hồi và cung cấp sự hỗ trợ kịp thời cho người lao động. Nên tổ chức các cuộc họp định kỳ để ghi nhận thông tin. Tạo lập các quy tắc (văn hóa) hội họp trong tổ chức. Duy trì bầu không khí tích cực, các thảo luận cởi mở, mang tính xây dựng và tuyệt đối tránh việc đổ lỗi cho nhau tiêu cực.