Lựa chọn giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng hồng hân phát (Trang 28 - 29)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Nội dung của đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.6. Lựa chọn giáo viên

Theo Nguyễn Quốc Tuấn (2005) và Hương Huy (2008), dựa trên cơ sở kết quả đánh giá về nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu và đối tượng cần được đào tạo, xây dựng nội dung và lựa chọn phương pháp đào tạo, mà từ đó lựa chọn người giảng dạy phù hợp. Có hai nguồn để lựa chọn giáo viên:

- Nguồn bên trong: Lựa chọn ra những người lao động giỏi và có kinh nghiệm

chuyên môn lâu năm, những người quản lý trong doanh nghiệp tham gia giảng dạy. Lựa chọn nguồn này có ưu điểm vừa tiết kiệm chi phí vừa cung cấp cho học viên những kỹ năng thực hiện công việc có tính sát với thực tế doanh nghiệp, bên cạnh đó mang cảm giác gần gũi, an tâm cho người học. Tuy nhiên việc lựa chọn cũng có những hạn chế như người học khó tiếp cận, nắm bắt và cập nhật thông tin, kiến thức mới bên ngoài đồng thời có thể ảnh hưởng tới công việc của người được lựa chọn làm giáo viên đang đảm nhiệm.

- Nguồn bên ngoài: Giáo viên sẽ là người của công ty khác có trình độ cao hơn

hay giáo viên trong các cơ sở đào tạo. Khi lựa chọn nguồn bên ngoài này, tổ chức có khả năng lựa chọn người tham gia giảng dạy có chuyên môn tốt, có kỹ năng sư phạm, cung cấp những kiến thức, thông tin cập nhật theo kịp sự phát triển của ngành nghề nhằm tăng hiệu quả công việc. Đặc biệt, nguồn bên ngoài sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất liên tục do không thiếu hụt người lao động làm giáo viên giảng dạy từ bên trong. Mặc dù vậy, sự lựa chọn này có nhược điểm là khả năng thực hiện thấp, không sát thực tế với doanh nghiệp, chi phí thường cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng hồng hân phát (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)