0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Tổng quan thị trường giao đồ ăn trực tuyến ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG GIAO ĐỒ ĂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 31 -33 )

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về ứng dụng giao đồ ăn

2.1.3. Tổng quan thị trường giao đồ ăn trực tuyến ở Việt Nam

Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam hiện đang phát triển mạnh mẽ và thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Grab, Gojek, Baemin, Shopee, ... vì thói quen tiêu dùng của người Việt đang ngày càng thay đổi.

Theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm trực tuyến do Covid-19 (1.140.397 lượt thảo luận). Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng suốt năm 2021, đồng thời được dự báo tăng trưởng sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.

39% trong số họ đặt đồ ăn qua các ứng dụng trên điện thoại di động 2-3 lần một tuần. Điều đó có thể thấy rằng thị trường này đã hình thành nên nhóm khách hàng có hành vi sử dụng ứng dụng di động để đặt đồ ăn gần như mỗi ngày.

Trong một khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me được thực hiện vào tháng 12/2020, với 1.046 người trong độ tuổi từ 18 tới 45 ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các số liệu đã nói lên rất nhiều về xu hướng mới nhất và độ phổ biến của các ứng dụng đồ ăn. Với các câu hỏi bạn có đặt đồ ăn trong 2 tháng vừa qua không, bạn đặt đồ ăn bằng cách nào và bạn đặt đồ ăn bằng ứng dụng nào, câu trả lời cho kết quả trong số 62% người sử dụng dịch vụ vận chuyển đồ ăn, thì có tới 82% số người dùng các ứng dụng gọi đồ ăn. Bốn ứng dụng đặt đồ ăn phổ biến nhất ở Việt Nam đó là GrabFood, ShopeeFood (Now), GoFood (thuộc GoJek) và Baemin. Trong đó người sử dụng GrabFood và ShopeeFood đông nhất chiếm 73%, tiếp đó là Baemin và GoFood chiếm 46% và cuối cùng là Loship chiếm 14%. Các ứng dụng gọi đồ ăn mang lại sự tiện lợi cho người dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp trong năm 2020, mọi người đều có thể đặt đồ ăn yêu thích mà không phải ra khỏi nhà, trong khi đó các nhà hàng có thể tiếp tục kinh doanh trong hoàn cảnh giãn cách xã hội. Có thể nói rằng những ứng dụng này mang lại tiện lợi cho cuộc sống của người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực thành thị.

Theo Báo cáo thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến Việt Nam năm 2020 của Reputa, GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường khi chiếm đến 33,38% thị phần thảo luận trên các phương tiện truyền thông xã hội, theo sau là ShopeeFood với 23.16% lượng thảo luận, thứ 3 là Baemin với 21.95%. Loship và GoFood lần lượt chiếm tỷ lệ thị phần thảo luận là 15,14% và 6,37%. Các ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất ở TP.HCM, trong đó Baemin và GoFood chiếm trên 60%. Tuy nhiên theo đánh giá của Reputa, so với khu vực, quy mô thị trường giao đồ ăn ở Việt Nam hiện rất nhỏ.

Từ thực tiễn thị trường cho thấy Việt Nam là một đất nước tiềm năng cho các doanh nghiệp trong ngoài nước đầu tư vào ứng dụng giao đồ ăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG GIAO ĐỒ ĂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 31 -33 )

×