Khái niệm giao đồ ăn trực tuyến và ứng dụng giao đồ ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG ỨNG DỤNG GIAO đồ ăn của NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM KHẢO sát tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.1.Khái niệm giao đồ ăn trực tuyến và ứng dụng giao đồ ăn

2.1. Tổng quan về ứng dụng giao đồ ăn

2.1.1.Khái niệm giao đồ ăn trực tuyến và ứng dụng giao đồ ăn

Trong những năm qua, dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trở thành một phần thiết yếu của ngành công nghệ thực phẩm. Nó xuất phát từ quá trình chế biến thực phẩm và ứng dụng công nghệ trong sản xuất đến đặt đồ ăn trực tuyến và thị trường dịch vụ giao hàng. Có hai loại nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Loại đầu tiên chủ yếu bao gồm các chuỗi thức ăn nhanh như Mc Donald’s, Pizza Hut, Domino’s Pizza, Subway, … cung cấp dịch vụ giao hàng bằng cách thu thêm phí vận chuyển. Loại thứ hai bao gồm các trung gian tổng hợp quán ăn, cung cấp dịch vụ giao hàng cho một lượng lớn quán ăn. Nổi bật có Zomato, Uber-Eats, Food-Panda, Swiggy, …, được gọi là các ứng dụng giao đồ ăn (Karulkar và cộng sự, 2019).

Giao đồ ăn trực tuyến được hiểu là hành động sử dụng các ứng dụng hoặc trang web của người tiêu dùng để tìm kiếm các quán ăn yêu thích hoặc xác định các quán ăn xung quanh, xem thực đơn món ăn, đặt đồ ăn và chờ đồ ăn được mang đến địa điểm được họ đăng kí (Pigatto và cộng sự, 2017). Quá trình đặt đồ ăn có thể được thực hiện ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào thông qua điện thoại di động thông minh hoặc máy tính bảng.

Theo Muangmee và cộng sự (2021), ứng dụng giao đồ ăn là một công nghệ di động mới nổi cung cấp một nền tảng dịch vụ ăn uống giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua dịch vụ giao hàng tích hợp từ trực tuyến đến ngoại tuyến (online to offline). Các dịch vụ được cung cấp bởi các ứng dụng giao đồ ăn được phân loại như là việc cung cấp đơn đặt hàng, giám sát, thanh toán và theo dõi quá trình nhưng không chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị đồ ăn thực tế (Pigatto và cộng sự, 2017). Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả lựa chọn phân tích khía cạnh của việc đặt đồ ăn trực tuyến thông qua sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động thông minh (smartphone).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG ỨNG DỤNG GIAO đồ ăn của NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM KHẢO sát tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 30 - 31)