PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả quá trình, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn xã võ
4.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
4.3.3.1. Chỉnh lý bản đồ địa chính
a) Chỉnh lý các biến động liên quan đến hình dạng, kích thước, của thửa đất. Cấp nhập biến động tách gộp thửa, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
* Khi thay đổi về ranh giởi thửa đất việc thể hiện nội dung thay đổi như sau - Đường ranh giới mới của thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ; đường ranh giới cũ được chuyển thành lớp riêng trên bản đồ địa chính dạng số, được gạch bỏ bằng mực đỏ đối với nơi sử dụng bản đồ địa chính dạng giấy;
- Việc chỉnh lý bản đồ địa chính phải thực hiện đồng bộ với việc chỉnh lý thông tin trong số mục kê đất đai và các tài liệu liên quan khác.
Hình 4.4. Bản đồ địa chính sau khi chỉnh lý ranh thửa * Khi thay đổi về số thửa do tách thửa, gộp thửa : * Khi thay đổi về số thửa do tách thửa, gộp thửa :
Trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ; đồng thời phải lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý” ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ, trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu địa chính. Nội dung “Bảng các thửa đất chỉnh lý” phải thể hiện số thứ tự, mã loại đất và diện tích thửa đất tách, hợp đã được chỉnh lý và số thứ tự thửa, mã loại đất và diện tích mới của thửa đất đó sau chỉnh lý;
Trường hợp nhà nước thu hồi một phần thửa đất mà phần thu hồi không tạo thành thửa đất mới và phần diện tích còn lại không bị chia cắt thành nhiều thửa đất thì phần diện tích còn lại không thu hồi vẫn giữ nguyên số thứ tự thửa đất cũ….
Hình 4.5. Bản đồ chưa chỉnh lý về số thửa
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp chỉnh lý biến động STT STT Bảng tổng hợp chỉnh lý biến động Số tờ Thôn, Khu, xóm Tổng số
thửa Diện tích (ha) Nội dung chỉnh lý
1 1 Khu 10 7 0,28 Nhà nước thu hồi chuyển
mục đích sử dụng đất
2 2 Khu 10 27 1,35 Nhà nước thu hồi chuyển
mục đích sử dụng đất
3 3 Khu 10 18 0,90 Nhà nước thu hồi chuyển
mục đích sử dụng đất
4 4 Khu 10 20 1,01 Nhà nước thu hồi chuyển
mục đích sử dụng đất
5 5 Khu 10 27 1,09 Nhà nước thu hồi chuyển
mục đích sử dụng đất
6 7 Khu 10 26 1,04 Nhà nước thu hồi chuyển
mục đích sử dụng đất
7 8 Khu 10 11 0,45 Nhà nước thu hồi chuyển
mục đích sử dụng đất 8 38 Xóm Gò
Chùa 7 0,28 Gộp thửa
9 38 Xóm Gò
Chùa 10 0,40 biến động về ranh thửa
10 42 Khu 1 10 0,35 Gộp thửa
11 42 Khu 2 5 0,25 biến động về ranh thửa
12 43 Xóm Núi
Ngò 30
1,50
biến động về ranh thửa
13 43 Xóm Núi
Ngò 32 1,61 Gộp thửa
Chi tiết bảng xem ở phụ lục 3
Bản đồ sau khi được chỉnh lý đã thể hiện một cách cụ thể về sự biến động của đất đai trên địa bàn xã, giúp cơ quan quản lý có một sự bao quát về sự biến động của đất đai. Giúp cho công tác quản lý đất đai có thể cập nhập thường xuyên các biến động, giúp ích rất nhiều cho quá trình kê khái đăng kí cấp giấy chứng nhận, hoặc có thể kịp thời cập nhập các biến động về thông tin chủ sử dụng hay những thay đổi về thông tin thửa đất góp phần giải quyết nhanh chóng các thủ tục pháp lí có liên quan đến đất đai. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp
chỉnh lí thủ công, mang sự chính xác tương đối. Vì vậy nếu muốn cập nhập và chính xác nhất thì cần tiến hành đo đạc lại toàn bộ bản đồ địa chính để có thông tin chính xác nhất.
4.3.3.2. Tạo vùng cho bản đồ địa chính - Tạo vùng
Dùng lệnh topology để tạo vùng cho thửa đất, kiểm tra lại xem có sót vùng không được đóng kín hay không thông qua đối chiếu tâm thửa với nhãn thửa đã có trước đây trên bản đồ.
- Gán thông tin số hiệu thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa; Loại đất; Diện tích pháp lý. Mỗi thông tin dùng để gán cần được tách riêng thành từng lớp riêng biệt theo quy định về bản đồ địa chính.
- Gán số hiệu: Số hiệu thửa không được phép trùng nhau, đánh số hiệu thửa đất mới sau khi biến động, số hiệu thửa mới là số tiếp theo số thửa cuối cùng của bản đồ địa chính.
- Gán loại đất:Gán loại đất theo thông tư 25/2014/TT-BTNMT
Hình 4.7. Cửa sổ giao diện tạo toppology
- Gán diện tích: Gồm diện tích pháp lý và diện tích hiện trạng, giữa hai loại này có thể có sự chênh lệch nhau. Diện tích pháp lý là diện tích đất được Nhà nước công nhận cho người sử dụng đất, còn diện tích hiện trạng là diện tích đo đạc thực tế mà người sử dụng đất đang dùng.
4.3.3.3. Chuẩn hóa bản đồ địa chính
- Chuẩn hóa tiếp biên bản đồ: tham chiếu các tờ bản đồ bên cạnh để tiếp biên, đảm bảo các thửa đất trong tờ bản đồ đều khép kín, kiểm tra các line, đóng
vùng những đối tượng hình tuyến có diện tích như: đường, kênh, mương…không được phép trùng nhau giữa các tờ bản đồ.
- Chuẩn hóa phân lớp đối tượng bản đồ: Trên bản đồ địa chính có nhiều đối tượng khác nhau, cần phải phân lớp các đối tượng theo đúng quy định pháp lý nhằm đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa các tờ bản đồ địa chính. Ngoài ra việc phân lớp đối tượng nhất là thửa đất sẽ phục vụ cho việc tạo vùng, gán các thông tin về thửa đất.
Bảng 4.5. Các lớp đối tượng trên bản đồ địa chính số
Nhóm Tên lớp Level (lớp số)
Thửa đất
Ranh giới thửa đất 10
Loại đất pháp lý 29
Số thửa 13
Diện tích 4
Nhà Tường nhà 14
Kiểu nhà, loại nhà 15
Giao thông Đường giao thông 23
Thủy lợi Đường thủy lợi 32
- Kiểm tra lỗi đồ họa
Sử dụng phần mềm Gcadas để thực hiện chức năng: Tự động tìm, sửa lỗi (CLEAN) với tất cả các lớp tham gia tạo thửa đất khép kín: ranh giới thửa đất (lớp 10), đường giao thông (lớp 23) và đường thủy lợi (lớp 32) để kiểm tra lỗi tạo vùng.
Các dữ liệu BĐĐC trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu cần được chuẩn hóa
- Chuẩn về dữ liệu bản đồ: đây là chuẩn đầu tiên được đặt ra nhằm chuẩn hoá nội dung của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Chuẩn này được gọi là chuẩn về dữ liệu bản đồ. Chuẩn bao gồm chuẩn về mô hình dữ liệu và chuẩn về nội dung dữ liệu.
- Chuẩn về nội dung dữ liệu: chuẩn mô tả những đối tượng nào được lưu trữ trong CSDL, sự phân loại, cách nhận dạng, nội dung ý nghĩa của từng loại đối tượng này đồng thời cũng mô tả cụ thể về quan hệ giữa các đối tượng và dữ liệu thuộc tính của chúng.
Chuẩn về thể hiện bản đồ : nhằm chuẩn hoá cách thể hiện bản đồ số ở khi ở dạng analog. Trên bản đồ giấy, các đối tượng trong thực tế được thể hiện bằng
ngôn ngữ đặc biệt, gọi là ngôn ngữ bản đồ và được xem xét như một hệ thống ký hiệu đặc trưng riêng. Hệ thống này có những đặc thù riêng, qui luật riêng và luôn tuân thủ chính xác sự tương ứng trật tự phân bố tương hỗ của các ký hiệu với trật tự tồn tại thực tế của các đối tượng được phản ánh. Tuy nhiên, trong cơ sở dữ liệu, bản đồ số không chỉ thuần tuý là một sự sao chép lại của bản đồ giấy. Trong bản đồ số, ngôn ngữ bản đồ vẫn đóng một vai trò quan trọng cho việc trình bày, thể hiện các đối tượng bản đồ ra các thiết bị hiển thị đầu ra như màn hình, máy in, máy vẽ. Chuẩn về thể hiện bản đồ cần phải được xem xét và dựa trên các qui định về ký hiệu và cách thể hiện bản đồ trong qui phạm.
Chuẩn về khuôn dạng file: Chuẩn hoá về định dạng và trao đổi dữ liệu khi lưu trữ và khi trao đổi, phân phối thông tin là chuẩn phục vụ cho việc phân phối và trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau, giữa các tổ chức khác nhau. Chuẩn này đặc biệt quan trọng đối với những cơ sở dữ liệu có tính chất dùng chung, chia sẻ nhiều như cơ sở dữ liệu BĐĐC. Đặc điểm của cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính là cơ sở dữ liệu có tính phân tán (mỗi một cơ sở dữ liệu thành phần nằm ở một tỉnh) và được xây dựng bởi nhiều đơn vị khác nhau. Để đảm bảo tính thống nhất cho thành lập ban đầu, cập nhật và bảo trì sau này cần phải có chuẩn về khuôn dạng file lưu trữ vật lý trong cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu BĐĐC phải đáp ứng được các các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về lưu trữ thông tin: đây là nhu cầu xuất phát từ phía cơ quan quản lý đất đai. Hiện tại, các mảnh BĐĐC dạng số được luu trữ tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành phố. Khả năng lưu trữ được một số lượng rất lớn bản đồ địa chính dưới dạng số là yêu cầu đầu tiên đối với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính trong HTTT đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như trong cơ sở dữ liệu đất đai.
- Yêu cầu về nội dung thông tin: nội dung thông tin trong cơ sở dữ liệu trước hết phải đảm bảo các nội dung của BĐĐC được qui định trong qui phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau đó, cơ sở dữ liệu phải có tính mở, có khả năng thêm các lớp thông tin mới phục vụ đa ngành, đa mục đích sử dụng.
- Yêu cầu về khai thác, sử dụng và tra cứu thông tin: Đây là nhu cầu lớn nhất đối với dữ liệu địa chính trong cơ sở dữ liệu tài nguyên đất. Thông tin về địa chính không chỉ phục vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường mà còn phục vụ các bộ, ngành, các tổ chức khác nhau và cả đến từng người dân thường. Yêu cầu
về tìm kiếm thông tin địa chính rất đa dạng: từ cấp vĩ mô theo từng đơn vị hành chính hoặc chi tiết nhất đến từng thửa đất. Bài toán này liên quan đến cấu trúc dữ liệu và chỉ số xác định duy nhất đối tượng cần quản lý thửa đất, mảnh BĐĐC, ranh giới xã. Cần phải tạo ra các trường khoá để cung cấp các khả năng tìm kiếm khác nhau. Yêu cầu này đòi hỏi phải có một cơ chế tra cứu và hỏi đáp nhanh chóng, tiện dụng cho nhiều dạng người sử dụng khác nhau.
- Yêu cầu về xử lý thông tin: Thông tin địa chính là thông tin có tần xuất thay đổi rất nhanh. Hiện trạng sử dụng đất luôn luôn biến động, và các biến động này cần thiết phải thể hiện trong cơ sở dữ liệu về BĐĐC. Thông tin địa chính còn là dữ liệu cần xử lý ở các bài toán qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch đường sá ở mức chi tiết. Yêu cầu về khả năng xử lý liên quan trực tiếp đến việc chọn mô hình dữ liệu của cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và các chức năng mà phần mềm quản lý cần phải có.
Các yêu cầu đối với các dữ liệu bản đồ địa chính giai đoạn trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu: các dữ liệu BĐĐC phải đáp ứng được các yêu cầu trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu.
- Cập nhật đầy đủ các biến động.
- Định dạng Format dữ liệu của bản đồ địa chính trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu theo yêu cầu cùa Bộ Tài nguyên Môi trường, các File bản vẽ của bản đồ địa chính phải tuân thủ các điều kiện: định dạng format dữ liệu *.DGN. Hệ tọa độ: VN-2000 (thể hiện qua Sheet file riêng của từng tỉnh). Các đối tượng bản đồ địa chính phải được phân lớp theo quy định. Các đối tượng không gian của bản vẽ phải được kiểm tra xử lý lỗi đường nét (xử lý không còn lỗi trên các phần mềm như MRFclean hoặc MRFFlag...); các đối tượng thửa phải đóng vùng (chạy topo) không còn lỗi.
Trên cơ sở đó các dữ liệu bản đồ địa chính mới đủ điều kiện chuyển vào cơ sở dữ liệu địa chính.
Hình 4.8. Bản đồ địa chính sau khi chuẩn hóa 4.3.3.4. Biên tập bản đồ 4.3.3.4. Biên tập bản đồ
- Biên tập khung: Biên tập lại khung bản đồ, lưới theo hệ qui chiếu VN-2000. - Biên tập chữ: Chuyển chữ về chữ font chuẩn ABC theo qui phạm (font chữ của Famis) và chỉnh lại kích thước chữ.