PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả quá trình, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn xã võ
4.3.4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Dùng excel để nhập dữ liệu thuộc tính địa chính. Nhập dữ liệu thuộc tính theo 4 nhóm dữ liệu chính : Nhóm dữ liệu về thửa đất, nhóm dữ liệu về chủ sử dụng, nhóm dữ liệu về GCNQSĐ, nhóm dữ liệu về nhà...
* Nhóm dữ liệu về thửa đất
Nhóm dữ liệu về thửa đất bao gồm các thông tin chính như: Số tờ. số thửa, diện tích, địa chỉ thửa đất, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, nguồn gốc sử dụng. Ngoài ra còn có thể có một số thông tin khác như diện tích trong ( ngoài) quy hoạch, tình trạng tranh chấp,...
Bảng 4.6. Bảng dữ liệu nhập thông tin thuộc tính thửa đất
STT Cột Tên cột Kiểu dữ liệu
1 Số tờ Số nguyên dương
2 Số thửa Số nguyên dương
3 Số thửa tạm Chuỗi ký tự 4 Diện tích Số thực dương 5 Diện tích pháp lý Số thực dương 6 Địa chỉ Chuỗi ký tự 32 MĐSD KK 1 Chuỗi ký tự 33 Nguồn gốc sử dụng 1 Chuỗi ký tự
Trong quá trình nhập dữ liệu, thông tin nhập vào excel phải đúng theo kiểu dữ liệu đã được quy định. Đây là bảng dữ liệu, lưu trữ một số dữ liệu thuộc tính liên quan đến thửa đất. Bảng dữ liệu này sẽ được liên kết với các bảng dữ liệu khác để hỗ trợ các chức năng ĐKĐĐ, định giá đất và cung cấp dữ liệu cho HTTT đất.
Sau khi nhập dữ liệu thuộc tính thửa đất ta được bảng dữ liệu về thửa đất như sau:
Hình 4.9. Nhóm dữ liệu thuộc tính thửa đất * Nhóm dữ liệu về chủ sử dụng * Nhóm dữ liệu về chủ sử dụng
Nhóm dữ liệu về chủ sử dụng bao gồm các thông tin chính như: Mã xã ( của chủ) Họ và tên chủ sử dụng, năm sinh, giới tính, số CMND, địa chỉ, đối tượng sử dụng,..
Bảng 4.7. Bảng dữ liệu nhập thông tin chủ sử dụng STT STT Cột Tên cột Kiểu dữ liệu Mô tả 50 Mã chủ Chuỗi ký tự
Được sử dụng trong trường 1 hợp 1 chủ nhiều thửa đất. Nếu như không muốn đánh đầy đủ thông tin của chủ trên tất cả các dòng(trong trường hợp các thửa của chủ tách rời nhau ko liên tiếp) thì có thể đánh cho chủ đó 1 mã chủ và các dòng sau đó chỉ việc đánh mã chủ ko cần phải ghi hết thông tin lại.
51 Đối tượng
sử dụng Chuỗi ký tự
Đối tượng sửu dụng của chủ được quy định theo thông tư của bộ TNMT
52 Mã xã (của
chủ) Chuỗi ký tự
Mã xã của chủ (5 ký tự, nếu chủ ở nơi khác (trường hợp đất xâm canh) thì phải chỉ ra chủ thuộc xã nào)
53 Họ và tên
chủ hộ Chuỗi ký tự Ghi họ tên chủ của thửa đất 54 Năm sinh Số nguyên
dương Năm sinh của chủ đất 55 Giới tính Lô-gic 0: là nữ ; 1: là nam
56 Loại giấy tờ Chuỗi ký tự Loại giấy tờ pháp lý của chủ (CMND, CMQS, Hộ khẩu, Hộ chiếu, Giấy phép kinh doanh, …)
57 Số giấy tờ Chuỗi ký tự
Hộ gia đình cá nhân: Nếu có số CMND thì ghi CMND nếu ko có ghi số hộ khẩu
Chủ sử dụng tổ chức: ghi số của giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập
58 Ngày cấp Ngày tháng năm
Thông tin về ngày cấp giấy tờ của chủ định dạng ngày/tháng/ năm.
59 Nơi cấp Chuỗi ký tự Tên đơn vị cấp giấy
60 Địa chỉ
thường trú Chuỗi ký tự Địa chỉ của chủ thửa đất
61 Dân tộc Chuỗi ký tự Dân tộc của chủ, mặc định là dân tộc kinh
62 Quốc tịch Chuỗi ký tự Quốc tịch của chủ, mặc định là quốc tịch Việt Nam
Sau khi nhập dữ liệu thuộc tính thửa đất ta được bảng dữ liệu về chủ sử dụng như sau:
Hình 4.10. Nhóm dữ liệu thuộc tính chủ sử dụng * Nhóm dữ liệu về GCNQSDĐ: * Nhóm dữ liệu về GCNQSDĐ:
Đối với các thửa đất đã được cấp GCN theo quy định của pháp luật, tiên hành nhập dữ liệu về GCN cho thửa đất bao gồm các thong tin: Đợt cấp giấy, Mã vạch, số phát hành, đơn vị cấp, số vào sổ, ngày vào sổ, căn cứ pháp lí,…
Đối với các thửa đất có đơn đăng kí đăng kí cấp giấy chứng nhận, tiến hành nhập các thong tin như: mã đơn, loại đơn ( cấp đổi, cấp mới), ngày đăng kí cấp giấy, đợt đăng kí cấp giấy, đủ điều kiện cấp giấy hay không, …
* Nhóm dữ liệu về nhà( tài sản)
Đối với những trường hợp có nhà gắn liền với đất, Nhập những thông tin thuộc tính bao gồm: địa chỉ nhà, diện tích sàn, diện tích xây dựng, loại nhà, số tầng, năm xây dựng…
Trên cơ sở danh sách phân loại thửa đất và kết quả chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính đã được lập, tiến hành nhập và chuẩn hóa thông tin thuộc tính địa chính như sau:
- Đối với thửa đất loại A, B và Đ: Thực hiện nhập và chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ cấp GCN cho các nhóm: Thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính tương ứng với từng thửa đất;
Trường hợp thửa đất đã được cấp đổi GCN theo bản đồ địa chính thì nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ cấp đổi GCN, bản lưu GCN của các thửa đất đã được cấp GCN trước khi cấp đổi, trừ khu vực dồn điền đổi thửa.
- Đối với thửa đất loại C:
+ Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính trước khi biến động;
+ Nhập các thông tin sau khi biến động từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu GCN hoặc hồ sơ đăng ký biến động.
- Đối với thửa đất loại D:
+ Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính trước khi biến động; trừ khu vực đã dồn điền đổi thửa hoặc có biến động phân chia lại các thửa đất không xác định được các thửa đất cũ trên bản đồ địa chính mới;
+ Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất sau biến động từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu GCN hoặc hồ sơ đăng ký biến động.
- Đối với thửa đất loại E:
+ Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính đã lập trước khi đo vẽ bản đồ địa chính;
+ Nhập thông tin thay đổi theo bản đồ địa chính mới (số tờ, số thửa, diện tích).
- Đối với thửa đất loại G: Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thông tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng đất từ hồ sơ kê khai đăng ký đất đai.
Sau khi nhập dữ liệu xong trên excel, chuyển dữ liệu thuộc tính vào bản đồ. Kết quả nhập dữ liệu vào bản đồ được thể hiện trên hình 4.12.
Hình 4.12. Dữ liệu thuộc tính được bản đồ địa chính 4.3.5. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong vilis 2.0 4.3.5. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong vilis 2.0
4.3.5.1. Chuyển đổi dữ liệu sang ViLIS
Để xây dựng được cơ sở dữ liệu, bản đồ phải được chuyển sang phần mềm ViLIS. Sau khi bản đồ được chuẩn hóa ta tiến hành chuyển đổi. Việc chuyển đổi này được thực hiện hết số bản đồ trong một thư mục (tất cả bản đồ của một đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn). Bản đồ được đặt tên theo dạng dc*.dgn, trong đó * là số tờ bản đồ chuyển đổi.
Trước khi chuyển đổi phải đặt mã xã đơn vị hành chính theo đúng quy định hiện nay. Mã đơn vị hành chính được quản lý theo 3 cấp: mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, mã quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, mã xã/phường/thị trấn. Mã đơn vị hành chính tỉnh Phú Thọ là 25, mã đơn vị hành chính huyện Thanh Ba là 232 và mã đơn vị hành chính của xã Võ Lao là 8194. Như vậy mã đơn vị hành chính xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ là 252328194.
Phần mềm GcaDas có chức năng chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang ViLIS. Trong quá trình chuyển đổi sẽ có giao diện thông báo các tờ bản đồ được chuyển đổi, nếu tờ bản đồ nào không được chuyển đổi thì sẽ dừng ở đó, phải tạo lại Topology cho tờ bản đồ đó và chạy chuyển đổi lại từ đầu. File sau khi chuyển đổi dữ liệu của thửa đất sẽ có dạng TD*.dbf; TD*.shp; TD*.shx. Dữ liệu thửa đất của xã Võ Lao, huyện Thanh Ba sau khi chuyển đổi là TD8194.shp.
Hình 4.14. Cửa sổ giao diện thực hiện chuyển bản đồ sang VILIS Chuẩn hóa Shape file: Tất cả các thửa đất phải tạo được vùng (không tồn tại Chuẩn hóa Shape file: Tất cả các thửa đất phải tạo được vùng (không tồn tại vùng thủng...); Không tồn tại số hiệu thửa đất trùng trong một tờ bản đồ; Không
tồn tại số hiệu thửa = 0; Tất cả các thửa đất phải được gán MĐSD 2003; Không tồn tại diện tích chồng đè giữa các tờ bản đồ (trong sai số cho phép). Ngoài ra file shape khi xuất ra phải được đặt ở một thư mục riêng, chưa tồn tại file shape nào trước đó để đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi được thành công.
Thực hiện chuyển đổi từ sang ViLIS thông qua phần mềm trung gian GIS2VILIS. Thao tác kết nối đến cơ sở bản đồ, chọn địa bàn phường/xã, khởi tạo CSDL bản đồ, sau đó chọn tệp *.shp vừa chuyển đổi để thực hiện chuyển đổi cơ sở dữ liệu bản đồ sang ViLIS.
4.3.5.2. Xây dựng mô hình hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính
Mô hình dữ liệu hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính được thể hiện như sau:
Hình 4.15. Mô hình hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính * Các chức năng con của mô hình này gồm: * Các chức năng con của mô hình này gồm:
1.1. Quản lý người dùng: thêm, xóa tài khoản, theo dõi lịch sử đăng nhập, phân quyền cho người dùng.
1.2. Cập nhật các dữ liệu không gian: bao gồm các dữ liệu bản đồ (dữ liệu địa chính), các bản đồ nền trực ảnh, thêm các lớp dữ liệu mới cho các bản đồ địa chính.
1.3. Cập nhật các dữ liệu thuộc tính đất đai. 1.4. Chuẩn hóa dữ liệu:
- Đối với dữ liệu bản đồ: sử dụng phần mềm chuyên dụng (GISTRANSVILIS) để chuyển hóa bản đồ xã Võ Lao sang định dạng file *shp của ViLis.
- Đối với dữ liệu thuộc tính: các dữ liệu thuộc tính thu thập từ nhiều nguồn được chuyển đổi và lưu trữ dưới dạng các file Excel, có thể được Import vào CSDL được lưu trữ bởi MS SQL server, và được đồng bộ dữ liệu với CSDL bản đồ trong Arc_sde thông qua phần mềm GcaDas.
1.5. Thống kê, tìm kiếm: lập báo cáo, trích xuất dữ liệu theo các yêu cầu báo cáo
Các bảng dữ liệu xuất hiện trong mô hình này
-“Tài khoản”: Là bảng dữ liệu lưu trữ các thông tin về các người dùng (thông tin cá nhân, user name, pasword, quyền hạn thao tác dữ liệu trong module này.
- “DL bản đồ”: Lưu trữ các dữ liệu địa chính trong các bản đồ.
- “DL số hóa”: Lưu trữ các dữ liệu được số hóa từ các văn bản word, số liệu từ giấy tờ văn bản được scan hoặc nhập vào từ bản phím để tích hợp vào CSDL. -“DL thuộc tính”: Lưu trữ các loại dữ liệu thuộc tính đất đai trong hệ thống địa chính.
Các bảng dữ liệu xuất hiện trong mô hình này có cấu trúc như sau
- Bảng Dữ liệu tài khoản: Đây là bảng dữ liệu quản lý người dùng, phân quyền và theo dõi đăng nhập.
Bảng 4.8. Bảng dữ liệu tài khoản
STT Tên trường Kiểu dữ
liệu
Độ rộng Diễn giải
1 Taikhoan_ID Interger 8 Mã tài khoản
2 User_ID Interger 8 Mã người dùng
3 UsedName Nvarchar 20 Tên người dùng
5 Password Nvarchar 50 Mật khẩu
6 Isadmin Bit 1 Có phải admin?
7 Phanquyen_ID Interger 8 Mã phân quyền
8 Phanquyen Nvarchar 20 Loại quyền người dùng
9 Dangnhap_ID Interger 8 Mã đang nhập (liên kết với
bảng theo dõi đăng nhập)
- Bảng dữ liệu thửa đất: Đây là bảng dữ liệu, lưu trữ một số dữ liệu thuộc tính liên quan đến thửa đất. Bảng dữ liệu này sẽ được liên kết với các bảng dữ liệu khác để hỗ trợ các chức năng ĐKĐĐ, định giá đất và cung cấp dữ liệu cho HTTT đất.
Bảng 4.9. Bảng dữ liệu thửa đất
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng Diễn giải
1 Thua_ID Interger 8 Mã Thửa đất
2 Bando_ID Interger 8 Mã bản đồ
3 Thuadat Interger 8 Số thửa đất
4 Tobando Interger 8 Số tờ bản đồ
5 DienTich Decimal 9 Diện tích
6 Thon_ID Interger 8 Mã thôn/đường phố
7 Ten_Thon Nvarchar 20 Tên thôn/đường phố
8 Xa_ID Interger 8 Mã xã/phường
9 Ten_xa Nvarchar 20 Tên xã/phường
10 Huyen_ID Interger 8 Mã huyện/Thị/Thành phố
11 Ten_Huyen Nvarchar 20 Tên huyện/Thị/Thành phố
Mã GCN, liên kết với mọi
12 GCN_ID Interger 8 dữ liệu về GCN (có thể
null: không có)
Sử dụng phần mềm GIS_Transfomation chuyển đổi bản đồ địa chính sang ViLis.
Hình 4.16. Giao diện chuyển shapfile sang vilis
Sau khi thiết lập thành công, tiến hành đăng nhập, hiển thị giao diện như hình 4.17 bên dưới.
Hình 4.17. CSDL không gian khi chuyển sang ViLIS
Sau chuyển dữ liệu không gian sang Vilis. Kết nối cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính ta được kết quả ở hình 4.18.
Hình 4.18. CSDL không gian và thuộc tính
4.4. KHAI THÁC CSDL HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI XÃ VÕ LAO, HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI XÃ VÕ LAO, HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 4.4.1. Tra cứu thông tin
Cơ sở dữ liệu đất đai được lưu trữ, quản lý bằng phần mềm, để biết thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất bất kỳ, sử dụng chức năng tra cứu, tìm kiếm trên bản đồ và tìm kiếm hồ sơ. Khi tìm kiếm trên bản đồ kết quả nhận được là đối tượng trên bản đồ cần tìm, còn khi tìm kiếm hồ sơ kết quả nhận được là các thông tin về GCN, chủ sử dụng, sở hữu, giấy chứng nhận, thửa đất và các tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Có thể tra cứu trực tiếp thông tin về thửa đất trên cơ sở dữ liệu bản đồ của VilLiS một cách thuận tiện và nhanh chóng. Thông tin tra cứu bao gồm: Số tờ bản đồ, Số thửa, diện tích, loại đất. Tình trạng cấp GCN.. Trong bảng thông tin thuộc tính của bản đồ ta có thể tra cứu được thông tin của chủ sử dụng
Như vậy có thể thấy việc tra cứu thông tin trong CSDL được thưc hiện một cách rất dễ dàng. Không có tình trạng phải rà soát bản đồ, rồi tìm trên sổ mục kê, sổ địa chính thì mới có thể tìm ra chủ sử dụng hay số giấy tờ của thửa đất. Rất tiết kiệm thời gian và công sức.
Hình 4.19. Tra cứu thông tin thửa đất trên bản đồ 4.4.2. Kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4.4.2. Kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ViLIS cung cấp các chức năng phục vụ cho quá trình kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy trình kê khai đăng kí cấp giấy trong ViLis như sau:
Hình 4.20. Quy trình kê khai đăng kí cấp GCN
Đối với những thửa đất có nhu cầu đăng kí cấp GCN( cấp đổi, cấp mới) tiến hành tìm kiếm đơn, dữ liệu thuộc tính đã được nhập như sau
Tìm chủ sử dụng trong cơ sở dữ liệu
Nhập, bổ sung thông tin còn thiếu trong cơ sở dữ liệu, in đơn đăng kí cấp GCNQDĐ
Cập nhập cơ sở dữ liệu
Hình 4.21. Dữ liệu về đơn đăng kí
Hình 4.22. Dữ liệu về chủ sử dụng, thửa đất