PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã võ lao, huyện thanh ba,
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Võ Lao nằm ở phía Đông Nam huyện Thanh Ba có tổng diện tích tự nhiên là 778,95ha. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lí xã Võ Lao - Phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Quảng Nạp; - Phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Quảng Nạp;
- Phía Đông giáp xã Khải Xuân; - Phía Tây giáp xã Ninh Dân;
- Phía Nam và Tây Nam giáp xã Đông Thành.
Võ Lao cách trung tâm huyện lỵ hơn 7 km về phía Đông Nam. Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông, thuỷ lợi phân bố hợp lý, tỉnh lộ 314B chạy qua tạo
điều kiện thuận lợi cho xã trong quan hệ thương mại phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các địa phương khác trong huyện và các vùng lân cận.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn tổng thể địa hình của xã có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và có hình lòng chảo. Địa hình có nét đặc trưng của địa hình trung du miền núi.
+ Địa hình đồi núi thấp được phân bố ở xung quanh xã có độ dốc từ 10 – 35o. Độ cao tuyệt đối là 132,6m so với mặt nước biển (khu Núi Thắm). Loại địa hình này thích hợp cho trồng rừng và các loại cây lâu năm.
+ Địa hình đất ruộng phân bố ở giữa xã xen kẽ các đồi gò. Loại địa hình này thích hợp cho canh tác cây hàng năm.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Võ Lao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của xã như sau:
- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,20C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14,90C. Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.5000C. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Đất đai của xã Võ Lao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò.
Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chịu sự chi phối của quá trình tích tụ các sản phẩm rửa trôi, quá trình glây hóa. Trong khi đó nhóm đất gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất, gơnai lẫn pecmatic và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình Feralictic là chủ yếu.
b) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã được cung cấp chủ yếu bởi 3 nguồn chính là nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên.
- Nước mặt: Có nguồn chính từ các ao, hồ, đầm lớn nhỏ phân bố trên toàn xã diện tích khoảng 50 ha. Đây là nguồn cấp nước quan trọng cho sản xuất và đời sống của nhân dân và còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Nước ngầm: Hiện nay được khai thác chủ yếu cho các ngành công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong toàn huyện thông qua hệ thống giếng đào, giếng khoan. Đối với xã đây cũng là nguồn nước tương đối sạch, dễ khai thác và sử dụng khá nhiều.
- Nước mưa: Với trữ lượng nước mưa trung bình 1.835 mm trong năm, đây là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng có diện tích lớn, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.
c) Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai ngày 31/12/2016 diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 167,33 ha, chiếm 21,48.% diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên rừng của xã có chất lượng không cao, diện tích rừng chủ yếu là rừng trồng mới, rừng tái sinh chưa đến tuổi được khai thác. Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ rừng được thực hiện khá tốt, nên diện tích rừng của xã đang từng bước được phục hồi. Rừng hiện đang góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi và ngăn cản lũ. Hoạt động của sản xuất lâm nghiệp về cơ bản đã hình thành được vùng sản xuất hàng hóa từ phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, nhiều hộ từng bước đi lên làm giàu bằng kinh tế đồi rừng.
d) Tài nguyên khoáng sản
Theo báo cáo kết quả điều tra địa chất, trên địa bàn xã khoáng sản chủ yếu là Đá vôi xi măng có 1 điểm tại khu 6 xã Võ Lao đang được khai thác; đá vôi luyện kim có 1 điểm quặng trên núi Thắm – xã Võ Lao với trữ lượng 8 triệu m3, đang được khai thác; Sét gạch ngói, bao gồm 5 mỏ và điểm quặng.