Thống kê đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 98)

Trên thanh menu kê khai đăng ký chức năng thống kê, kiểm kê đất đai sẽ in được biểu mẫu 01, 02, 03 về thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của pháp luật. Báo cáo thống kê được in tại Phụ lục 6.

Hình 4.23. Cửa sổ giao diện thống kê, kiểm kê đất đai 4.4.5. Lập hồ sơ địa chính

Sau khi kê khai đăng ký đầy đủ các thông tin, chỉnh lý các biến động. Phần mềm có chức năng tạo hồ sơ địa chính dạng số. Như vậy sẽ giúp các cơ quan quản lí quản lí dữ liệu cũng như câ[j nhập chỉnh lý một cách dễ dàng hơn đối với khi sử dụng hồ sơ địa chính dạng giấy.

4.4.5.1. Tạo sổ địa chính

Trên phần mềm ViLIS hiện nay có tích hợp chức năng tạo sổ địa chính và chỉnh sửa số địa chính cho các thửa đất với đầy đủ các thông tin cần thiết của chủ sử dụng và thông tin của thửa đất

Ngoài ra phần mềm còn tích hợp chức năng tạo sổ địa chính dạng giấy để phục vụ cho các yêu cầu quản lý khác nhau. (Sản phẩm được in tại Phụ lục ). 4.4.5.2. Tạo sổ mục kê

Điều kiện để in sổ mục kê nhất thiết hệ thống phải có dữ liệu về thửa đất của phường đang được chọn làm việc, các thửa đất phải được kê khai đăng ký (đối với những trường hợp đất không có đăng ký thì để là uỷ ban nhân dân xã quản lý, loại đối tượng sử dụng là chưa giao sử dụng). Cần in sổ mục kê tờ bản đồ nào thì chọn tờ bản đồ đó. (Sản phẩm được in tại Phụ lục ).

Hình 4.25. Cửa sổ giao diện tạo sổ mục kê 4.4.5.3. Tạo sổ cấp giấy chứng nhận

Đơn vị hành chính làm việc phải có chủ sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chức năng này cho phép tạo và in ra sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau khi nhập các thông tin ở mục đối tượng tạo sổ, nhập quyển sổ, ngày tháng tạo sổ, lựa chọn in chủ đại diện hay in đầy đủ thông tin chủ. Sản phẩm của sổ cấp Giấy chứng nhận được in tại Phụ lục 10.

Hình 4.26. Cửa sổ giao diện tạo sổ cấp giấy chứng nhận

Khi mọi thông tin về hồ sơ địa chính được lưu trữ trên dạng số, tất cả đều được quản lý thống nhất trên cơ sở dữ liệu địa chính được sử dụng bởi phần mềm ViLis, hệ thống HSĐC và sơ sở dữ liệu địa chính thể hiện đầy đủ thông tin về thửa đất, người sử dụng đất. Cơ sở dữ liệu được xây dựng, luôn cập nhập đảm bảo tính minh bạch.

Có thể thấy, chức năng lập hồ sơ địa chính là vô cùng hữu ích, giải quyết được công việc thủ công trong suố nhiều năm qua. Trước đây, việc tạp, lập HSĐC được thực hiện thủ công bằng cách viết tay, tốn rất nhiều thời gian và bất tiện trong việc tra cứu thông tin. Tuy nhiên với chức năng lập HSĐC số, đã rút ngắn rất nhiều thời gian và thông tin về đất đai cũng được tra cứu, quản lí, cập nhập mộ cách nhanh chóng, chính xác và thuận lợi.

Trong quá trình xây dựng CSDL một số thông tin dữ liệu vẫn còn thiếu, vì vậy trong quá trình sử dụng CSDL vẫn cần tiếp tục cần cập nhập và bổ sung. 4.5. TRIỂN KHAI CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN MẠNG INTERNET

Hình 4.27. Sơ đồ tổ chức trang Web

a) Chức năng người quản trị

Quản trị dữ liệu hệ thống: Người quản trị cung cấp tên tài khoản (username) và mật khẩu (password) cho người dùng, đồng thời cung cấp cho bản thân một tài khoản quản trị (admin). Tất cả dữ liệu được lưu trữ trong bảng taikhoan của HQTCSDL PostgreSQL. Nhờ đó mà người quản trị có quyền truy nhập để thay đổi, bổ sung, cập nhập tông tin thửa đất một cách liên tục và chính xác.

b) Chức năng người sử dụng

Người sử dụng chỉ có thể có quyền truy tương tác với bản đồ để truy vấn dữ liệu mà người quản trị đã cung cấp trên CSDL với mục đích tìm kiếm thông tin phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình.

Phân quyền truy cập

Người quản trị Người sử dụng

Đăng nhập hệ thống

Quản lý dữ liệu

Cập nhập thông tin thửa đất ( thêm, xóa, chỉnh sửa thông tin)

Tương tác bản đồ Tra cứu thông tin Thửa đất ( số tờ, số thửa, diện tích, tình trạng cấp giấy.. Xem toàn bộ bản đồ Di chuyển bản đồ Phóng to, thu nhỏ bản đồ

Hiển thị thông tin bản đồ

4.5.2. Tra cứu thông tin trên Internet

CSDL địa chính không chỉ có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về đất đai mà còn thực hiện việc cung cấp các thông tin về sử dụng đất phục vụ nhu cầu thông tin cộng đồng. Từ đó tạo lập kênh thông tin giữa Nhà nước và nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất. Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của người quản lý và của người sử dụng. Ví dụ nhờ có thông tin về quy hoạch sử dụng đất người dân sẽ phát hiện được các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch của một số cá nhân, kịp thời báo với cơ quan nhà nước để có biện pháp xử lý. Do đó, giải pháp triển khai cung cấp thông tin về CSDL địa chính trên mạng Internet cũng là một nhu cầu cấp thiết và hỗ trợ trở lại việc xây dựng CSDL địa chính về sau được chính xác và nhanh chóng hơn.

Để triển khai cơ sở dữ liệu địa chính lên mạng Internet, đề tài đã sử dụng phần mềm ArcGIS online. WebGIS là hệ thống thông tin địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp, trao đổi các thông tin địa lý trên World Wilde Web. Về bản chất thì WebGIS chính là công nghê GIS chạy trên nền Internet. Để vận hành hệ thống trên mạng Internet, đề tài cần thiết lập thông số cho. Kết quả đề tài đã xây dựng được một Webmap cung cấp thông tin CSDL địa chính dưới dạng bản đồ trực tuyến. Sau khi gõ địa chỉ trang Web map

(http://www.arcgis.com/home/webmap/viewer.html?useExisting=1).

. Từ trang Web trực tuyến này, người sử dụng có thể tắt / bật các lớp thông tin chuyên đề mà mình quan tâm. Để xem chi tiết từng thửa đất người sử dụng cần chức năng phóng to , thu nhỏ của trang web. Do hạn chế về việc thu thập dữ liệu, các lớp thông tin cơ bản như thông tin về thửa đất, thủy hệ, giao thông đã được cung cấp. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế có thể bổ sung thêm lớp nhà, địa danh, địa giới hành chính, quy hoạch, vùng giá trị,…

Ngoài ra, bản đồ trực tuyến còn có chức năng dịch chuyển, xem toàn bộ bản đồ, đo khoảng cách, đo diện tích, vẽ phác thảo phục vụ cho nhiều mục đích của người truy nhập mà không làm ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu.

Một trong những chức năng quan trọng nhất mà được người sử dụng quan tâm là truy vấn thông tin thuộc tính của các đối tượng bản đồ.

Bước đầu, hệ thống đã cung cấp được các thông tin cơ bản như: số hiệu thửa đất, chủ sử dụng, diện tích, mục đích sử dụng,…Ngoài ra, dựa vào bảng giá

nhà nước ban hành và điều tra thực địa đề tài cũng đã bổ sung được thông tin về giá gồm có giá nhà nước và giá thị trường cho mỗi thửa đất phục vụ cho việc quản lý nghĩa vụ tài chính của các cán bộ địa chính và tra cứu thông tin của các đối tượng sử dụng đất.

Sử dụng công cụ truy vấn trên giao diện, bấm chuột vào đối tượng trên bản đồ ta sẽ thu được các thông tin về đối tượng đó (hình 4.28).

Hình 4.28. Truy vấn thông tin trên bản đồ trực tuyến

Thông tin thửa đất người tra cứu có thể tra cứu được bao gồm : số tờ bản đồ, số thửa, diện tích pháp lí, địa chỉ thửa đất, tình trạng cấp GCN rất thuận tiện khi tra cứu thông tin thửa đất với mục đích mua bán, hay thế chấp vay vốn, chuyển nhượng...

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5. 1. KẾT LUẬN

1. Xã Võ Lao là một xã thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ có nền kinh tế phát triển, giao thông đi lại thuận tiện. Nền kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Đời sống nhân dân của xã ngày càng được nâng cao.

2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã tuân thủ theo 15 nội dung của luật Đất đai. 93,45% diện tích đất được đưa vào sử dụng. Xã đã khai thác triệt để quỹ đất, tận dụng với các lợi thế sẵn có của địa phương nhằm quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên toàn xã; chỉnh lý 230 thửa đất có biến động, biên tập, chuẩn hóa 44 tờ bản đồ địa chính, để chuyển sang phần mềm ViLIS phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. CSDL thuộc tính bao gồm các sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ theo dõi biến động, các mẫu đơn, báo cáo ... Nhập đăng ký cấp GCN cho 300 thửa đất với đầy đủ các thông tin về thửa đất và các chủ sử dụng đất tương ứng trong tờ bản đồ của một khu vực hành chính theo đúng quy phạm.

4. CSDL hồ sơ địa chính cũng đã được khai thác vào một số mục đích phục vụ công tác quản lý đất đai Xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ như thực hiện tra cứu thông tin trên bản đồ và hồ sơ; tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất; cấp GCN; đăng ký các trường hợp biến động trên hồ sơ: chuyển quyền, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, cấp lại, cấp đổi GCN và đăng ký biến động trên sơ đồ: tách thửa, gộp thửa; tạo và xuất các loại sổ sách của hồ sơ địa chính bao gồm: sổ địa chính điện tử, sổ mục kê, sổ cấp GCN; thực hiện việc thống kê trên địa bàn xã.

5. Sau khi xây dựng CSDL địa chính đã tiến hành chia sẻ thông tin CSDL địa chính lên Internet để phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin về đât đai của người dân.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Ủy ban nhân dân các cấp địa phương cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư thiết bị vật chất, đảm bảo việc khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai.

2. Vì xây dựng CSDLĐC là vấn dề cấp thiết hiện nay của ngành TN&MT, nên các cơ quan cấp trên cần hỗ trợ thêm kinh phí cho các Sở, các Phòng TN&MT của các tỉnh, để sớm hoàn thành và đưa CSDLĐC vào sử dụng phổ biến trong công tác quản lý đất đai.

3. Do bản đồ địa chính và hệ thống sổ sách đã khá cũ, vì vậy cần tiến hành đo và lập mới hệ thống bản đồ địa chính trên địa bàn xã, xã cần nhanh chóng tiến hành hoàn thiện những thông tin còn thiếu trong hệ thống sổ sách hồ sơ địa chính.

4. Nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho người dân để cho ngườ dân dễ t ếp cận và tra cứu thì g ả pháp đưa thông t n lên mạng Internet được co là tố ưu và h ệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008b). Quyết định số 08/2008/QĐ-BNTMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009a). Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011a). Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi bổ sung một số nội dung của quy phạm thành lập bản đồ địa chính.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Thông tư số 55/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thành lập bản đồ địa chính.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Tình hình thực trạng công tác đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Báo cáo, Vụ Đăng ký thống kê đất đai.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014a). Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014b). Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014c). Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014d). Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 Quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai. 11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo công tác quản lý Nhà nước về đất

đai năm 2014, 6 tháng đầu năm 2015 và tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai và những vấn đề cần giải quyết tháo gỡ ngày 20 tháng 7 năm 2015.

12. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

13. Đặng Hùng Võ và Nguyễn Đức Khả (2007). Cơ sở địa chính. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14. gLIS – Phần mềm hệ thống thông tin đất đai (TMV.LIS) | eKGIS truy cập ngày 5/6/107 tại https://ekgis.wordpress.com/2013/08/12/glis-phan-mem-he-thong- thong-tin-dat-dai-tmv-lis.

15. Hà Văn Đổng (2013). Hiện trạng sử dụng đất đai: Nhìn từ 3 cuộc tổng điều tra lớn, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. (15).

16. Hệ thống thông tin đất đai tỉnh Vĩnh Long truy cập ngày 5/6/2017 tại http://vinhlong.lis.vn/

17. Kim Liễu. Báo Đồng Nai điện tử., truy cập ngày 10/07.2017. tại http://www.baodongnai.com.vn/bandoc/201608/xem-quy-hoach-su-dung-dat-tren- dien-thoai-2730586.

18. Nguyễn Văn Ba (2003). Phân tích thiết kế hệ thống thông tin. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Đình Bồng, Lê Thanh Khuyến, Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu (2012). Quản lý Đất đai ở Việt Nam 1945-2010, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.. 20. Nguyễn Văn Tuyển, Quản lý thông tin đất ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay

như thế nào và liên hệ tại địa phương, truy cập tại http://luanvan.co/luan-van/de- tai-he-thong-thong-tin-dat-27333/ ngày 20 tháng 3 năm 2016.

21. Microstation, https://vi.wikipedia.org/wiki/MicroStation truy cập ngày 15/4/2016. 22. Phạm Văn Vân (2009). Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai, Nhà xuất bản Đại học

Nông nghiệp.

23. Phùng Văn Nghệ. Lịch sử hình thành và phát triển ngành quản lý đất đai Việt Nam. truy cập tại http://diachinh.org/vi/about/LICH-SU-HINH-THANH-VA-PHAT-TRIEN- NGANH-QUAN-LY-DAT-DAI-VIET-NAM/ ngày 20 tháng 4 năm 2016.

24. Phạm Văn Luật (2013). Tình hình tổ chức thực hiện Dự án Tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Phú Thọ, truy cập ngày 05/07/2016 tại http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-dat/Tinh-hinh-to-chuc-thuc- hien-Du-an-Tong-the-xay-dung-ho-so-dia-chinh-va-co-so-du-lieu-quan-ly-dat-dai-tinh- Phu-Tho-1680/.

25. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007). Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành thị trường bất động sản ở Việt Nam, NXB Bản Đồ, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)