- Thu thập số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Võ Lao.
- Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trước đây gồm: Bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính, Giấy chứng nhận, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và tài liệu phát sinh trong quá trình quản lý đất đai;
- Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm;
- Các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và đăng ký biến động.
- Phân tích các tài liệu có liên quan. 3.5.2. Phương pháp phân loại hồ sơ
Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp Giấy chứng nhận để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:
- Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có nội dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có một số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã biến động thông tin thuộc tính;
- Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới...) mà chưa chỉnh lý bản đồ địa chính;
- Thửa đất loại Đ: Các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa có bản đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điều kiện để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian;
- Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới;
- Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận.
3.5.3. Phương pháp chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ 3.5.3.1. Chỉnh lý bản đồ 3.5.3.1. Chỉnh lý bản đồ
Điều tra biến động, rà soát biến động đất đai theo mảnh bản đồ và xác định biến động. Bản đồ địa chính thu thập là bản đồ số, được đo vẽ năm 2004 do đó đã có những biến động về hình thể, chủ yếu do hai nguyên nhân:
- Biến động do tách, gộp thửa tạo thửa đất mới.
- Biến động do thay đổi ranh giới thửa đất (diện tích thửa đất có sự thay đổi do cách đo đạc, hoặc do người dân sử dụng lấn chiếm ...).
Khi có biến động phải tiến hành chỉnh lý trên bản đồ địa chính trước khi chuẩn hóa thông tin theo quy định của pháp luật.
Khi thửa đất có sự biến động cần tiến hành đo đạc lại ngoài thực địa. Sau khi đo đạc tiến hành chỉnh lý trên bản đồ số, cụ thể:
- Căn cứ vào chiều dài các cạnh của thửa đất đo đạc lại, sử dụng các công cụ tích hợp trên phần mềm Microstation để tiến hành đo vẽ lại sao cho đúng với thực địa. Trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số
thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ. Nếu là biến động do thay đổi ranh giới thửa đất: Tiến hành vẽ lại ranh giới thửa đất và tính lại diện tích.
3.5.3.2. Hoàn thiện hồ sơ
- Trường hợp bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở dạng giấy hoặc chưa được thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệ tọa độ và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành;
- Xác minh để bổ sung về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành để hoàn thiện hồ sơ địa chính;
- Chỉnh lý tài liệu của hồ sơ địa chính (trừ tài liệu đo đạc) được lựa chọn sử dụng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) theo kết quả điều tra bổ sung;
- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính số hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng (nơi không có bản đồ địa chính) trong các trường hợp như sau:
+ Đối với thửa đất loại B và G: Cập nhật, chỉnh lý các nội dung thông tin mục đích sử dụng theo hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý.
+ Đối với thửa đất loại C: Chỉnh lý thông tin thuộc tính cho thửa đất có biến động theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.
+ Đối với thửa đất loại D: Lưu lại thông tin thửa đất để phục vụ xây dựng phiên bản dữ liệu không gian thửa đất trước chỉnh lý; Chỉnh lý hình thể thửa đất, tài sản gắn liền với đất và các thông tin thuộc tính có thay đổi theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.
+ Đối với thửa đất loại E: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính của thửa đất từ các tài liệu đo đạc cũ (chưa phải là bản đồ địa chính) đã được sử dụng để cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất đã có biến động hình thể không xác định được trên bản đồ địa chính mới.
3.5.4. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu 3.5.4.1. Xây dựng dữ liệu không gian 3.5.4.1. Xây dựng dữ liệu không gian
- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số
+ Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính; chỉnh lý bản đồ địa chính bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch… và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa ;
+ Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
- Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính xã.
3.5.4.2. Xây dựng dữ liệu thuộc tính
- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động (kể cả hồ sơ giao dịch bảo đảm), bản lưu Giấy chứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi (chỉ nhập theo hồ sơ của lần biến động cuối cùng). Không nhập thông tin thuộc tính địa chính đối với trường hợp hồ sơ nằm trong khu vực dồn điền đổi thửa.
- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động theo các nhóm dữ liệu địa chính như:
+ Nhóm dữ liệu về người; + Nhóm dữ liệu về thửa đất;
+ Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất; + Nhóm dữ liệu về quyền;
+ Nhóm dữ liệu về thủy hệ; + Nhóm dữ liệu về giao thông;
+ Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới; + Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú;
+ Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao; + Nhóm dữ liệu về quy hoạch.
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp - Chuẩn hóa CSDL trong ViLIS; - Chuẩn hóa CSDL trong ViLIS;
- Thực hiện lưu trữ và quản lý đất đai bằng phần mềm ViLIS, đưa ra các văn bản về HSĐC.
3.5.6. Phương pháp trình bày kết quả
- Trình bày kết quả nghiên cứu gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính theo quy phạm của ngành Tài nguyên và Môi trường.
3.5.7. Phương pháp đánh giá
- So sánh khả năng ứng dụng của phầm mềm ViLIS để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với phương pháp xây dựng cơ sử dữ liệu địa chính hiện tại.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ VÕ LAO, HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ LAO, HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Võ Lao nằm ở phía Đông Nam huyện Thanh Ba có tổng diện tích tự nhiên là 778,95ha. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lí xã Võ Lao - Phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Quảng Nạp;
- Phía Đông giáp xã Khải Xuân; - Phía Tây giáp xã Ninh Dân;
- Phía Nam và Tây Nam giáp xã Đông Thành.
Võ Lao cách trung tâm huyện lỵ hơn 7 km về phía Đông Nam. Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông, thuỷ lợi phân bố hợp lý, tỉnh lộ 314B chạy qua tạo
điều kiện thuận lợi cho xã trong quan hệ thương mại phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các địa phương khác trong huyện và các vùng lân cận.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn tổng thể địa hình của xã có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và có hình lòng chảo. Địa hình có nét đặc trưng của địa hình trung du miền núi.
+ Địa hình đồi núi thấp được phân bố ở xung quanh xã có độ dốc từ 10 – 35o. Độ cao tuyệt đối là 132,6m so với mặt nước biển (khu Núi Thắm). Loại địa hình này thích hợp cho trồng rừng và các loại cây lâu năm.
+ Địa hình đất ruộng phân bố ở giữa xã xen kẽ các đồi gò. Loại địa hình này thích hợp cho canh tác cây hàng năm.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Võ Lao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của xã như sau:
- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,20C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14,90C. Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.5000C. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Đất đai của xã Võ Lao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò.
Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chịu sự chi phối của quá trình tích tụ các sản phẩm rửa trôi, quá trình glây hóa. Trong khi đó nhóm đất gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất, gơnai lẫn pecmatic và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình Feralictic là chủ yếu.
b) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã được cung cấp chủ yếu bởi 3 nguồn chính là nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên.
- Nước mặt: Có nguồn chính từ các ao, hồ, đầm lớn nhỏ phân bố trên toàn xã diện tích khoảng 50 ha. Đây là nguồn cấp nước quan trọng cho sản xuất và đời sống của nhân dân và còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Nước ngầm: Hiện nay được khai thác chủ yếu cho các ngành công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong toàn huyện thông qua hệ thống giếng đào, giếng khoan. Đối với xã đây cũng là nguồn nước tương đối sạch, dễ khai thác và sử dụng khá nhiều.
- Nước mưa: Với trữ lượng nước mưa trung bình 1.835 mm trong năm, đây là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng có diện tích lớn, địa hình phức tạp, khó tưới nhân tạo.
c) Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai ngày 31/12/2016 diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 167,33 ha, chiếm 21,48.% diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên rừng của xã có chất lượng không cao, diện tích rừng chủ yếu là rừng trồng mới, rừng tái sinh chưa đến tuổi được khai thác. Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ rừng được thực hiện khá tốt, nên diện tích rừng của xã đang từng bước được phục hồi. Rừng hiện đang góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi và ngăn cản lũ. Hoạt động của sản xuất lâm nghiệp về cơ bản đã hình thành được vùng sản xuất hàng hóa từ phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, nhiều hộ từng bước đi lên làm giàu bằng kinh tế đồi rừng.
d) Tài nguyên khoáng sản
Theo báo cáo kết quả điều tra địa chất, trên địa bàn xã khoáng sản chủ yếu là Đá vôi xi măng có 1 điểm tại khu 6 xã Võ Lao đang được khai thác; đá vôi luyện kim có 1 điểm quặng trên núi Thắm – xã Võ Lao với trữ lượng 8 triệu m3, đang được khai thác; Sét gạch ngói, bao gồm 5 mỏ và điểm quặng.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân xã Võ Lao
cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của xã đã dần phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 – 2016 (17,23%/năm).
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Nông, lâm nghiệp
Xã Võ Lao tập trung mở rộng diện tích trà xuân muộn, mùa sớm, đạt 60- 65% diện tích, tăng diện tích lúa lai ổn định từ 35-45% diện tích, ngô lai 95-98%, dần xóa bỏ trà lúa xuân sớm, xuân chính vụ và trà mùa muộn, mở rộng diện tích ngô vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông. Đặc biệt đối phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, công tác chỉ đạo sản xuất khá sát sao, đảm bảo gieo cấy đúng khung lịch thời vụ, cung ứng kịp thời các loại giống cây trồng. Nhiều loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được đưa vào trồng như lúa lai, ngô lai, sắn cao sản, cây khoai tây, lúa nếp đặc sản; đồng thời tích cực áp dụng thực hiện thâm canh lúa cải tiến SRI, gieo thẳng bằng công cụ xạ hàng để tăng năng suất, sản lượng. ( UBND xã Võ Lao, 2016).
Cùng với phát triển cây lương thực, cây chè được coi là cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo, cây trồng chủ lực của kinh tế vườn đồi. Để đẩy mạnh phát triển cây chè, huyện Thanh Ba đã đưa vào trồng nhiều giống chè có năng suất, chất lượng cao như LDP1, LDP2, thực hiện hỗ trợ giá bầu chè giống và một phần kinh phí cho những diện tích trồng lại chè bằng giống mới. Nhờ đó diện tích chè