Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 62)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã võ lao, huyện thanh ba,

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân xã Võ Lao

cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của xã đã dần phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 – 2016 (17,23%/năm).

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Nông, lâm nghiệp

Xã Võ Lao tập trung mở rộng diện tích trà xuân muộn, mùa sớm, đạt 60- 65% diện tích, tăng diện tích lúa lai ổn định từ 35-45% diện tích, ngô lai 95-98%, dần xóa bỏ trà lúa xuân sớm, xuân chính vụ và trà mùa muộn, mở rộng diện tích ngô vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông. Đặc biệt đối phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, công tác chỉ đạo sản xuất khá sát sao, đảm bảo gieo cấy đúng khung lịch thời vụ, cung ứng kịp thời các loại giống cây trồng. Nhiều loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được đưa vào trồng như lúa lai, ngô lai, sắn cao sản, cây khoai tây, lúa nếp đặc sản; đồng thời tích cực áp dụng thực hiện thâm canh lúa cải tiến SRI, gieo thẳng bằng công cụ xạ hàng để tăng năng suất, sản lượng. ( UBND xã Võ Lao, 2016).

Cùng với phát triển cây lương thực, cây chè được coi là cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo, cây trồng chủ lực của kinh tế vườn đồi. Để đẩy mạnh phát triển cây chè, huyện Thanh Ba đã đưa vào trồng nhiều giống chè có năng suất, chất lượng cao như LDP1, LDP2, thực hiện hỗ trợ giá bầu chè giống và một phần kinh phí cho những diện tích trồng lại chè bằng giống mới. Nhờ đó diện tích chè trồng mới, trồng thay thế chè giống cũ hàng năm tăng nhanh.

Phát huy thế mạnh về rừng, hàng năm xã tích cực phủ xanh đất trống đồi núi trọc, từ năm 2012 đến nay, hàng ngàn ha rừng được trồng mới, trong đó riêng năm 2014 - 2015 đã trồng được gần 40ha, làm tăng độ che phủ rừng lên đạt 26%, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái, hạn chế thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa, cung cấp nước tưới trong sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn thu không nhỏ cho các hộ trồng rừng. Bước đầu đã xuất hiện không ít hộ có thu nhập trên 60 triệu đến hàng trăm triêu đồng/năm từ kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại (UBND xã Võ Lao,2016).

- Chăn nuôi, thủy sản

Đối với chương trình chăn nuôi bò thịt bò lai chất lượng cao, xã đã xây dựng và thực hiện tốt đề án cải tạo phát triển đàn bò, đưa tỷ lệ bò lai sind chiếm hơn 40% tổng đàn. Hiện toàn huyện có trên 100 con trâu, hơn 2000 con bò, hơn 6.000

con lợn, nhiều những chương trình dự án cải tạo chăn nuôi phát triển gia súc gia cầm đã đạt kết quả tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. ( UBND xã Võ Lao, 2016).

Các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, thủy sản đã giúp người dân giảm bớt khó khăn, tập quán nuôi thủy sản của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, từ hình thức nuôi tận dụng, đầu tư thấp sang đầu tư nuôi công nghiệp, bán công nghiệp góp phần khai thác tiềm năng mặt nước. Các chương trình phát triển thủy sản, những năm qua huyện Thanh Ba đã khuyến khích các hộ dân mở rộng diện tích mặt nước, đầu tư nuôi thả các giống cá có hiệu quả kinh tế cao như: chép lai, rô phi đơn tính, rô đầu vuông và các loại cá truyền thống.

- Ngành Công nghiệp – Xây dựng

Trên địa bàn xã chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.

Nhu cầu của người dân ngày càng cao do đó cơ sở hạ tầng cũng cần phải phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân. Do đó ngành xây dựng phát triển khá mạnh, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu kinh tế.

“Huyện ủy, UBND xã đã chỉ đạo các ngành tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phát triển CN-TTCN nhằm tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp, các công ty, các doanh nhân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng với quy định của pháp luật; ưu tiên bố trí mặt bằng sản xuất. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn khuyến công quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cấp đổi mới dây chuyền, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. (UBND xã Võ Lao, 2016).

4.1.2.3. Đặc điểm dân cư xã hội

Năm 2014 dân số của xã có 4.791 người, chiếm 27,2% dấn số toàn huyện mật độ dân số bình quân 61,05người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của xã ở mức 0,84%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)