Tình hình xây dựng CSDL địa chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 45)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. Tình hình xây dựng csdl địa chín hở trong nước và trên thế giới

2.2.2. Tình hình xây dựng CSDL địa chín hở Việt Nam

Xây dựng CSDL địa chính là một nhiệm vụ rất quan trọng để phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Chính vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn công tác này. Trên cơ sở đó, các địa phương sẽ tiến hành xây dựng CSDL địa chính cho đơn vị của mình.

a. Các văn bản pháp luật quy định về xây dựng CSDL địa chính

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính”. Đây là văn bản đầu tiên đề cập đến CSDL địa chính với khái niệm, nội dung CSDL địa chính, yêu cầu về xây dựng CSDL địa chính. Tuy nhiên, các quy định và hướng dẫn mới chỉ dừng ở mức đơn giản, chưa chi tiết.

- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính. Thông tư này quy định rất cụ thể về nội dung và cấu trúc dữ liệu; hệ quy chiếu không gian và thời gian; siêu dữ liệu; chất lượng dữ liệu; trình bày, trao đổi và phân phối dữ liệu; xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu đối với dữ liệu địa chính trên phạm vi cả nước.

- Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21/9/2011 của Tổng cục quản lý đất đai về việc Hướng dẫn xây dựng CSDL địa chính. Đây là công văn nhằm trợ giúp các địa phương rà soát, hoàn thiện dự án tổng thể và các thiết kế kỹ thuật – dự toán về đo đạc lập bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận gắn với xây dựng CSDL địa chính của địa phương cho phù hợp.

- Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, CSDL địa chính. Thông tư này áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) triển khai thực hiện đồng bộ các công việc từ đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính đến đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận; xây dựng hồ sơ địa chính, CSDL địa chính;

+ Xã đã hoàn thành đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, nay triển khai thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc còn lại về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận; xây dựng hồ sơ địa chính, CSDL địa chính.

b. Tình hình xây dựng CSDL địa chính thực tế ở các địa phương

Trong nhiều năm qua, nhiều địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện việc xây dựng CSDL địa chính gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính,

đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Với tốc độ đô thị hóa cao, kéo theo việc biến động về đất đai khá nhanh, tỉnh Đồng Nai đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn để thực hiện mô hình điểm xây dựng CSDL địa chính quản lý đất đai để rút kinh nghiệm. Hiện CSDL đất đai của Đồng Nai đã được tập trung tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố. Khi cần thiết, chỉ cần kết nối vào CSDL này để khai thác, cập nhật, chỉnh lý thông tin về từng thửa đất thông qua mạng MegaWan. Do đó, công tác quản lý của Nhà nước về đất đai như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, xây dựng thông tin đất đai ở Đồng Nai đã được thực hiện thuận lợi hơn, tránh được tình trạng chuyển nhượng, quy hoạch, tách thửa tràn lan. Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc lập bản đồ địa chính cho 171/171 xã, phường, thị trấn. Trong đó, 130 xã, phường, thị trấn có bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ bản đồ số và 41 xã, phường, thị trấn được số hóa đưa về chuẩn phần mềm Famis. Hiện trong tỉnh đã xây dựng CSDL địa chính cho gần 1,4 triệu thửa đất. (Báo Đồng Nai điện tử).

Hiện chỉ với một chiếc điện thoại, bất kỳ người dân nào ở tỉnh Đồng Nai cũng có thể biết chính xác thông tin về thửa đất đang quan tâm. Đó là nhờ vào phần mềm mang tên DNAI.LIS, một phần mềm do Trung tâm Công nghệ thông tin - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai xây dựng để tạo thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận thông tin quy hoạch.

Trước đây, muốn tìm hiểu về thông tin quy hoạch đối với thửa đất đang sử dụng, người dân phải đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND phường, xã nơi có thửa đất để xem.

Ngoài tỉnh Đồng Nai, một số quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh khác (thuộc thành phố Hải Phòng, các tỉnh Nam Định, Thừa Thiên – Huế, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh) đã cơ bản xây dựng CSDL địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật ở các cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, nhiều địa phương còn lại mới chỉ dừng ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã. Điều đó gây khó khăn cho việc tích hợp và xây dựng CSDL địa chính hoàn chỉnh, cũng như cập nhật biến động thường xuyên. Hình 2.6 và 2.7 là ví dụ minh họa về các trang Web cung cấp thông tin địa chính của tỉnh Vĩnh Long.

Hình 2.6. Trang Web cung cấp thông tin địa chính xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Hệ thống thông tin đất đai tỉnh Vĩnh Long)

của tỉnh Vĩnh Long (Hệ thống thông tin đất đai tỉnh Vĩnh Long)

Trong quá trình xây dựng CSDL địa chính, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, người sử dụng đã áp dụng những phần mềm hỗ trợ như FAMIS, CILIS, PLIS, ELIS, VILIS. Mặt khác, trong quá trình triển khai, chúng ta cũng nhận được sự giúp đỡ rất hiệu quả của các tổ chức quốc tế như chương trình CPLAR (chương trình về Đổi mới hệ thống địa chính) và dự án SEMLA (dự án tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường ở Việt Nam) của Thụy Điển, dự án VLAP (dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. (Đỗ Đức Đôi, 2010).

Nhìn chung những giải pháp này đã cung cấp cho các địa phương một công cụ hữu ích hỗ trợ tích cực để đẩy nhanh việc lập CSDL địa chính số, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có thể nói, hiện nay việc ứng dụng công nghệ tin học để lập CSDL đất đai dạng số đã được ứng dụng ở 100% cơ quan tài nguyên môi trường cấp tỉnh và cấp huyện. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cán bộ địa chính cấp xã còn rất hạn chế, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi đặc biệt khó khăn.

c. Tình hình xây dựng CSDL tỉnh Phú Thọ

Trong khi đang thực hiện theo Kế hoạch số 2317/KH - UBND, Quốc Hội hội Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 05/CT - TTg ngày 04/4/2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSDĐ lần đầu; UBND tỉnh đã có Văn bản số 3168/UBND - KT3 ngày 13/8/2013 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch 2317/KH - UBND ngày 15/6/2012. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội nghị triển khai chủ trương này đếp cấp huyện, phối hợp với UBND các huyện, thành, thị giao chỉ tiêu cụ thể đến từng xã và chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tập trung tổ chức thực hiện để phấn đấu hoàn thành mục tiêu trọng tâm là hết năm 2013, cơ bản hoàn thành cấp GCNQSDĐ lần đầu trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục chỉ đạo cấp đổi GCNQSDĐ theo tài liệu bản đồ chính quy; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện điểm Yên Lập trước khi triển khai nhân rộng toàn tỉnh để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành Dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND

tỉnh Phú Thọ.

Thực hiện văn bản số 2951/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 11 tháng 8 năm 2011của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc rà soát, điều chỉnh dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. UBND tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức rà soát điều chỉnh và phê duyệt tại Quyết định số 2098/QĐ- UBND ngày 02 tháng 8 năm 2012 điều chỉnh dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Phú Thọ. Theo đó đã ban hành Kế hoạch số 2317/KH-UB ngày ngày 15/6/2012 về việc thực hiện Dự án Tổng thể từ năm 2012 đến 2015. Để tập trung cấp GCNQSD đất cho các huyện còn nhiều đất lâm nghiệp chưa cấp GCN, Sở TN & MT đã lập các thiết kế KT - dự toán cho các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy; điều chỉnh các Luận chứng KT - KT đo đạc lập hồ sơ địa chính các xã thuộc huyện Thanh Ba, huyện Hạ Hoà, thị xã Phú Thọ, huyện Cẩm Khê; lập dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Yên Lập làm đơn vị điểm trước khi nhân diện rộng.

Tính đến năm 2016, toàn tỉnh đã và đang triển khai đo đạc, cấp GCNQSDĐ, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo Dự án Tổng thể ở 84 xã, thị trấn (Việt Trì 04 xã, Lâm Thao 02 xã, Phù Ninh 04 xã, Đoan Hùng 03 xã, Hạ Hòa 02 xã, Thanh Thủy 06 xã, Tam Nông 06 xã, Cẩm Khê 17 xã, Thanh Sơn 14 xã, Tân Sơn 06 xã, Yên Lập 16 xã, Thanh Ba 02 xã, TX. Phú Thọ 01 xã) trong đó đã hoàn thành giao nộp sản phẩm cho các cơ quan quản lý 9 xã (Việt Trì 01 xã, Cẩm Khê 08 xã). (Phạm Văn Luật, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)