- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của xã Võ Lao; huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai, xã Võ Lao; huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. - Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 3.4.2. Đánh giá hiện trạng hồ sơ địa chính xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Đánh giá chung về hiện trạng hồ sơ địa chính xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ bao gồm: - Bản đồ địa chính; - Sổ Mục kê; - Sổ địa chính; - Sổ cấp GCN;
- Sổ đăng kí biến động đất đai.
Đánh giá về việc công tác lập, lưu trữ, chỉnh lí, cập nhập hồ sơ địa chính trên địa bàn xã.
Đánh giá về khả năng khai thác, sử dụng hồ sơ địa chính trên địa bàn xã. 3.4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Võ Lao
3.4.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
- Chỉnh lý biến động đất đai về mục đích sử dụng và hình thửa bản đồ địa chính, biên tập bản đồ địa chính.
Dữ liệu không gian địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quả của quá trình đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và các nguồn dữ liệu không gian địa chính khác có liên quan.
3.4.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính
- Nhập các thông tin thuộc tính như: tên chủ sử dụng, năm sinh, số CMND, địa chỉ, dân tộc, quốc tịch... của chủ sử dụng; thông tin về số thửa, mục đích sử dụng, địa chỉ, thời hạn sử dụng... của thửa đất...
- Chuyển dữ liệu từ bản đồ để xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. - Kết nối dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
3.4.4. Khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công tâc quản lý đất đai
Việc cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện dưới các hình thức tra cứu thông tin trực tuyến hoặc theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Thông tin được cung cấp từ cơ sở dữ liệu địa chính dưới dạng giấy hoặc dạng số bao gồm:
- Tạo hồ sơ thửa đất
tin cho đơn đăng ký, xuất bản trích lục bản đồ. - Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ
Thiết lập, biên tập GCN QSDĐ, phiếu chuyển thuế, tờ trình cấp giấy chứng nhận, quyết định cấp giấy chứng nhận, danh sách xét cấp giấy chứng nhận.
- Quản lý biến động bản đồ
Trong quá trình sử dụng đất có nhiều biến động. Biến động về mục đích sử dụng đất, biến động về hình thể của thửa đất.
+ Biến động về mục đích sử dụng đất thực hiện cho các trường hợp: Thực hiện các giao dịch đảm bảo: đăng ký thế chấp, thế chấp bổ sung, xóa thế chấp, quản lý giao dịch đảm bảo; góp vốn; cho thuê; đăng ký biến động chuyển quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác: chuyển quyền trọn giấy chứng nhận, chuyển quyền một phần giấy chứng nhận, chuyển quyền có tách gộp thửa; cấp đổi, cấp lại GCN QSDĐ; thu hồi giấy chứng nhận; quản lý biến động số thửa; quản lý biến động.
+ Biến động về hình thể thửa đất gồm tiến hành tách thửa, gộp thửa trên cả bản đồ lẫn hồ sơ thửa đất.
- Tạo hồ sơ địa chính.
Dữ liệu đã được xây dựng cho phép xuất các loại sổ sách, bảng biểu theo mẫu do Bộ TNMT quy định:
+ Sổ địa chính; + Sổ mục kê;
+ Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Sổ theo dõi biến động đất đai;
+ Bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai.
- Phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.
Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất được cập nhật, chỉnh lý theo kết quả điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong kỳ hoặc kết quả lập quy hoạch sử dụng đất của kỳ tiếp theo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được cập nhật, chỉnh lý bổ sung theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,
công bố.
- Phục vụ công tác tra cứu thông tin đất đai trên web.
Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng được chi sẻ lên Internet phục phụ công tác tra cứu thông tin được các cơ quan nhà nước phục vụ công tác tra cứu thông tin đất đai (tờ, thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, tình hình cấp GCN, tình hình biến động đất đai )...
3.4.5. Chia sẻ thông tin đất đai lên Internet
Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng được chi sẻ lên Internet phục phụ công tác tra cứu thông tin được các cơ quan nhà nước phục vụ công tác tra cứu thông tin đất đai (tờ, thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, tình hình cấp GCN, tình hình biến động đất đai )...
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Võ Lao.
- Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trước đây gồm: Bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính, Giấy chứng nhận, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và tài liệu phát sinh trong quá trình quản lý đất đai;
- Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm;
- Các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và đăng ký biến động.
- Phân tích các tài liệu có liên quan. 3.5.2. Phương pháp phân loại hồ sơ
Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp Giấy chứng nhận để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:
- Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có nội dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có một số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã biến động thông tin thuộc tính;
- Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới...) mà chưa chỉnh lý bản đồ địa chính;
- Thửa đất loại Đ: Các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa có bản đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điều kiện để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian;
- Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới;
- Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận.
3.5.3. Phương pháp chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ 3.5.3.1. Chỉnh lý bản đồ 3.5.3.1. Chỉnh lý bản đồ
Điều tra biến động, rà soát biến động đất đai theo mảnh bản đồ và xác định biến động. Bản đồ địa chính thu thập là bản đồ số, được đo vẽ năm 2004 do đó đã có những biến động về hình thể, chủ yếu do hai nguyên nhân:
- Biến động do tách, gộp thửa tạo thửa đất mới.
- Biến động do thay đổi ranh giới thửa đất (diện tích thửa đất có sự thay đổi do cách đo đạc, hoặc do người dân sử dụng lấn chiếm ...).
Khi có biến động phải tiến hành chỉnh lý trên bản đồ địa chính trước khi chuẩn hóa thông tin theo quy định của pháp luật.
Khi thửa đất có sự biến động cần tiến hành đo đạc lại ngoài thực địa. Sau khi đo đạc tiến hành chỉnh lý trên bản đồ số, cụ thể:
- Căn cứ vào chiều dài các cạnh của thửa đất đo đạc lại, sử dụng các công cụ tích hợp trên phần mềm Microstation để tiến hành đo vẽ lại sao cho đúng với thực địa. Trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số
thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ. Nếu là biến động do thay đổi ranh giới thửa đất: Tiến hành vẽ lại ranh giới thửa đất và tính lại diện tích.
3.5.3.2. Hoàn thiện hồ sơ
- Trường hợp bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở dạng giấy hoặc chưa được thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệ tọa độ và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành;
- Xác minh để bổ sung về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành để hoàn thiện hồ sơ địa chính;
- Chỉnh lý tài liệu của hồ sơ địa chính (trừ tài liệu đo đạc) được lựa chọn sử dụng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) theo kết quả điều tra bổ sung;
- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính số hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng (nơi không có bản đồ địa chính) trong các trường hợp như sau:
+ Đối với thửa đất loại B và G: Cập nhật, chỉnh lý các nội dung thông tin mục đích sử dụng theo hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý.
+ Đối với thửa đất loại C: Chỉnh lý thông tin thuộc tính cho thửa đất có biến động theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.
+ Đối với thửa đất loại D: Lưu lại thông tin thửa đất để phục vụ xây dựng phiên bản dữ liệu không gian thửa đất trước chỉnh lý; Chỉnh lý hình thể thửa đất, tài sản gắn liền với đất và các thông tin thuộc tính có thay đổi theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.
+ Đối với thửa đất loại E: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính của thửa đất từ các tài liệu đo đạc cũ (chưa phải là bản đồ địa chính) đã được sử dụng để cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất đã có biến động hình thể không xác định được trên bản đồ địa chính mới.
3.5.4. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu 3.5.4.1. Xây dựng dữ liệu không gian 3.5.4.1. Xây dựng dữ liệu không gian
- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số
+ Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính; chỉnh lý bản đồ địa chính bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch… và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa ;
+ Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
- Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính xã.
3.5.4.2. Xây dựng dữ liệu thuộc tính
- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động (kể cả hồ sơ giao dịch bảo đảm), bản lưu Giấy chứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi (chỉ nhập theo hồ sơ của lần biến động cuối cùng). Không nhập thông tin thuộc tính địa chính đối với trường hợp hồ sơ nằm trong khu vực dồn điền đổi thửa.
- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động theo các nhóm dữ liệu địa chính như:
+ Nhóm dữ liệu về người; + Nhóm dữ liệu về thửa đất;
+ Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất; + Nhóm dữ liệu về quyền;
+ Nhóm dữ liệu về thủy hệ; + Nhóm dữ liệu về giao thông;
+ Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới; + Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú;
+ Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao; + Nhóm dữ liệu về quy hoạch.
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp - Chuẩn hóa CSDL trong ViLIS; - Chuẩn hóa CSDL trong ViLIS;
- Thực hiện lưu trữ và quản lý đất đai bằng phần mềm ViLIS, đưa ra các văn bản về HSĐC.
3.5.6. Phương pháp trình bày kết quả
- Trình bày kết quả nghiên cứu gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính theo quy phạm của ngành Tài nguyên và Môi trường.
3.5.7. Phương pháp đánh giá
- So sánh khả năng ứng dụng của phầm mềm ViLIS để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với phương pháp xây dựng cơ sử dữ liệu địa chính hiện tại.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ VÕ LAO, HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ LAO, HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Võ Lao nằm ở phía Đông Nam huyện Thanh Ba có tổng diện tích tự nhiên là 778,95ha. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lí xã Võ Lao - Phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Quảng Nạp;
- Phía Đông giáp xã Khải Xuân; - Phía Tây giáp xã Ninh Dân;
- Phía Nam và Tây Nam giáp xã Đông Thành.
Võ Lao cách trung tâm huyện lỵ hơn 7 km về phía Đông Nam. Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông, thuỷ lợi phân bố hợp lý, tỉnh lộ 314B chạy qua tạo
điều kiện thuận lợi cho xã trong quan hệ thương mại phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các địa phương khác trong huyện và các vùng lân cận.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn tổng thể địa hình của xã có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và có hình lòng chảo. Địa hình có nét đặc trưng của địa hình trung du miền núi.
+ Địa hình đồi núi thấp được phân bố ở xung quanh xã có độ dốc từ 10 – 35o. Độ cao tuyệt đối là 132,6m so với mặt nước biển (khu Núi Thắm). Loại địa hình này thích hợp cho trồng rừng và các loại cây lâu năm.
+ Địa hình đất ruộng phân bố ở giữa xã xen kẽ các đồi gò. Loại địa hình này thích hợp cho canh tác cây hàng năm.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Võ Lao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của xã như sau:
- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,20C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14,90C. Nền nhiệt độ được