Phương pháp chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 55)

3.5.3.1. Chỉnh lý bản đồ

Điều tra biến động, rà soát biến động đất đai theo mảnh bản đồ và xác định biến động. Bản đồ địa chính thu thập là bản đồ số, được đo vẽ năm 2004 do đó đã có những biến động về hình thể, chủ yếu do hai nguyên nhân:

- Biến động do tách, gộp thửa tạo thửa đất mới.

- Biến động do thay đổi ranh giới thửa đất (diện tích thửa đất có sự thay đổi do cách đo đạc, hoặc do người dân sử dụng lấn chiếm ...).

Khi có biến động phải tiến hành chỉnh lý trên bản đồ địa chính trước khi chuẩn hóa thông tin theo quy định của pháp luật.

Khi thửa đất có sự biến động cần tiến hành đo đạc lại ngoài thực địa. Sau khi đo đạc tiến hành chỉnh lý trên bản đồ số, cụ thể:

- Căn cứ vào chiều dài các cạnh của thửa đất đo đạc lại, sử dụng các công cụ tích hợp trên phần mềm Microstation để tiến hành đo vẽ lại sao cho đúng với thực địa. Trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số

thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ. Nếu là biến động do thay đổi ranh giới thửa đất: Tiến hành vẽ lại ranh giới thửa đất và tính lại diện tích.

3.5.3.2. Hoàn thiện hồ sơ

- Trường hợp bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở dạng giấy hoặc chưa được thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệ tọa độ và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành;

- Xác minh để bổ sung về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành để hoàn thiện hồ sơ địa chính;

- Chỉnh lý tài liệu của hồ sơ địa chính (trừ tài liệu đo đạc) được lựa chọn sử dụng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) theo kết quả điều tra bổ sung;

- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính số hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng (nơi không có bản đồ địa chính) trong các trường hợp như sau:

+ Đối với thửa đất loại B và G: Cập nhật, chỉnh lý các nội dung thông tin mục đích sử dụng theo hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý.

+ Đối với thửa đất loại C: Chỉnh lý thông tin thuộc tính cho thửa đất có biến động theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.

+ Đối với thửa đất loại D: Lưu lại thông tin thửa đất để phục vụ xây dựng phiên bản dữ liệu không gian thửa đất trước chỉnh lý; Chỉnh lý hình thể thửa đất, tài sản gắn liền với đất và các thông tin thuộc tính có thay đổi theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.

+ Đối với thửa đất loại E: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính của thửa đất từ các tài liệu đo đạc cũ (chưa phải là bản đồ địa chính) đã được sử dụng để cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất đã có biến động hình thể không xác định được trên bản đồ địa chính mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)