Các lớp đối tượng trên bản đồ địa chính số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 84)

Nhóm Tên lớp Level (lớp số)

Thửa đất

Ranh giới thửa đất 10

Loại đất pháp lý 29

Số thửa 13

Diện tích 4

Nhà Tường nhà 14

Kiểu nhà, loại nhà 15

Giao thông Đường giao thông 23

Thủy lợi Đường thủy lợi 32

- Kiểm tra lỗi đồ họa

Sử dụng phần mềm Gcadas để thực hiện chức năng: Tự động tìm, sửa lỗi (CLEAN) với tất cả các lớp tham gia tạo thửa đất khép kín: ranh giới thửa đất (lớp 10), đường giao thông (lớp 23) và đường thủy lợi (lớp 32) để kiểm tra lỗi tạo vùng.

Các dữ liệu BĐĐC trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu cần được chuẩn hóa

- Chuẩn về dữ liệu bản đồ: đây là chuẩn đầu tiên được đặt ra nhằm chuẩn hoá nội dung của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Chuẩn này được gọi là chuẩn về dữ liệu bản đồ. Chuẩn bao gồm chuẩn về mô hình dữ liệu và chuẩn về nội dung dữ liệu.

- Chuẩn về nội dung dữ liệu: chuẩn mô tả những đối tượng nào được lưu trữ trong CSDL, sự phân loại, cách nhận dạng, nội dung ý nghĩa của từng loại đối tượng này đồng thời cũng mô tả cụ thể về quan hệ giữa các đối tượng và dữ liệu thuộc tính của chúng.

Chuẩn về thể hiện bản đồ : nhằm chuẩn hoá cách thể hiện bản đồ số ở khi ở dạng analog. Trên bản đồ giấy, các đối tượng trong thực tế được thể hiện bằng

ngôn ngữ đặc biệt, gọi là ngôn ngữ bản đồ và được xem xét như một hệ thống ký hiệu đặc trưng riêng. Hệ thống này có những đặc thù riêng, qui luật riêng và luôn tuân thủ chính xác sự tương ứng trật tự phân bố tương hỗ của các ký hiệu với trật tự tồn tại thực tế của các đối tượng được phản ánh. Tuy nhiên, trong cơ sở dữ liệu, bản đồ số không chỉ thuần tuý là một sự sao chép lại của bản đồ giấy. Trong bản đồ số, ngôn ngữ bản đồ vẫn đóng một vai trò quan trọng cho việc trình bày, thể hiện các đối tượng bản đồ ra các thiết bị hiển thị đầu ra như màn hình, máy in, máy vẽ. Chuẩn về thể hiện bản đồ cần phải được xem xét và dựa trên các qui định về ký hiệu và cách thể hiện bản đồ trong qui phạm.

Chuẩn về khuôn dạng file: Chuẩn hoá về định dạng và trao đổi dữ liệu khi lưu trữ và khi trao đổi, phân phối thông tin là chuẩn phục vụ cho việc phân phối và trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau, giữa các tổ chức khác nhau. Chuẩn này đặc biệt quan trọng đối với những cơ sở dữ liệu có tính chất dùng chung, chia sẻ nhiều như cơ sở dữ liệu BĐĐC. Đặc điểm của cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính là cơ sở dữ liệu có tính phân tán (mỗi một cơ sở dữ liệu thành phần nằm ở một tỉnh) và được xây dựng bởi nhiều đơn vị khác nhau. Để đảm bảo tính thống nhất cho thành lập ban đầu, cập nhật và bảo trì sau này cần phải có chuẩn về khuôn dạng file lưu trữ vật lý trong cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu BĐĐC phải đáp ứng được các các yêu cầu sau:

- Yêu cầu về lưu trữ thông tin: đây là nhu cầu xuất phát từ phía cơ quan quản lý đất đai. Hiện tại, các mảnh BĐĐC dạng số được luu trữ tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành phố. Khả năng lưu trữ được một số lượng rất lớn bản đồ địa chính dưới dạng số là yêu cầu đầu tiên đối với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính trong HTTT đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như trong cơ sở dữ liệu đất đai.

- Yêu cầu về nội dung thông tin: nội dung thông tin trong cơ sở dữ liệu trước hết phải đảm bảo các nội dung của BĐĐC được qui định trong qui phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau đó, cơ sở dữ liệu phải có tính mở, có khả năng thêm các lớp thông tin mới phục vụ đa ngành, đa mục đích sử dụng.

- Yêu cầu về khai thác, sử dụng và tra cứu thông tin: Đây là nhu cầu lớn nhất đối với dữ liệu địa chính trong cơ sở dữ liệu tài nguyên đất. Thông tin về địa chính không chỉ phục vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường mà còn phục vụ các bộ, ngành, các tổ chức khác nhau và cả đến từng người dân thường. Yêu cầu

về tìm kiếm thông tin địa chính rất đa dạng: từ cấp vĩ mô theo từng đơn vị hành chính hoặc chi tiết nhất đến từng thửa đất. Bài toán này liên quan đến cấu trúc dữ liệu và chỉ số xác định duy nhất đối tượng cần quản lý thửa đất, mảnh BĐĐC, ranh giới xã. Cần phải tạo ra các trường khoá để cung cấp các khả năng tìm kiếm khác nhau. Yêu cầu này đòi hỏi phải có một cơ chế tra cứu và hỏi đáp nhanh chóng, tiện dụng cho nhiều dạng người sử dụng khác nhau.

- Yêu cầu về xử lý thông tin: Thông tin địa chính là thông tin có tần xuất thay đổi rất nhanh. Hiện trạng sử dụng đất luôn luôn biến động, và các biến động này cần thiết phải thể hiện trong cơ sở dữ liệu về BĐĐC. Thông tin địa chính còn là dữ liệu cần xử lý ở các bài toán qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch đường sá ở mức chi tiết. Yêu cầu về khả năng xử lý liên quan trực tiếp đến việc chọn mô hình dữ liệu của cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và các chức năng mà phần mềm quản lý cần phải có.

Các yêu cầu đối với các dữ liệu bản đồ địa chính giai đoạn trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu: các dữ liệu BĐĐC phải đáp ứng được các yêu cầu trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu.

- Cập nhật đầy đủ các biến động.

- Định dạng Format dữ liệu của bản đồ địa chính trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu theo yêu cầu cùa Bộ Tài nguyên Môi trường, các File bản vẽ của bản đồ địa chính phải tuân thủ các điều kiện: định dạng format dữ liệu *.DGN. Hệ tọa độ: VN-2000 (thể hiện qua Sheet file riêng của từng tỉnh). Các đối tượng bản đồ địa chính phải được phân lớp theo quy định. Các đối tượng không gian của bản vẽ phải được kiểm tra xử lý lỗi đường nét (xử lý không còn lỗi trên các phần mềm như MRFclean hoặc MRFFlag...); các đối tượng thửa phải đóng vùng (chạy topo) không còn lỗi.

Trên cơ sở đó các dữ liệu bản đồ địa chính mới đủ điều kiện chuyển vào cơ sở dữ liệu địa chính.

Hình 4.8. Bản đồ địa chính sau khi chuẩn hóa 4.3.3.4. Biên tập bản đồ 4.3.3.4. Biên tập bản đồ

- Biên tập khung: Biên tập lại khung bản đồ, lưới theo hệ qui chiếu VN-2000. - Biên tập chữ: Chuyển chữ về chữ font chuẩn ABC theo qui phạm (font chữ của Famis) và chỉnh lại kích thước chữ.

4.3.4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

Dùng excel để nhập dữ liệu thuộc tính địa chính. Nhập dữ liệu thuộc tính theo 4 nhóm dữ liệu chính : Nhóm dữ liệu về thửa đất, nhóm dữ liệu về chủ sử dụng, nhóm dữ liệu về GCNQSĐ, nhóm dữ liệu về nhà...

* Nhóm dữ liệu về thửa đất

Nhóm dữ liệu về thửa đất bao gồm các thông tin chính như: Số tờ. số thửa, diện tích, địa chỉ thửa đất, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, nguồn gốc sử dụng. Ngoài ra còn có thể có một số thông tin khác như diện tích trong ( ngoài) quy hoạch, tình trạng tranh chấp,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)