Khai thác csdl hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 94)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Khai thác csdl hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI XÃ VÕ LAO, HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ 4.4.1. Tra cứu thông tin

Cơ sở dữ liệu đất đai được lưu trữ, quản lý bằng phần mềm, để biết thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất bất kỳ, sử dụng chức năng tra cứu, tìm kiếm trên bản đồ và tìm kiếm hồ sơ. Khi tìm kiếm trên bản đồ kết quả nhận được là đối tượng trên bản đồ cần tìm, còn khi tìm kiếm hồ sơ kết quả nhận được là các thông tin về GCN, chủ sử dụng, sở hữu, giấy chứng nhận, thửa đất và các tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Có thể tra cứu trực tiếp thông tin về thửa đất trên cơ sở dữ liệu bản đồ của VilLiS một cách thuận tiện và nhanh chóng. Thông tin tra cứu bao gồm: Số tờ bản đồ, Số thửa, diện tích, loại đất. Tình trạng cấp GCN.. Trong bảng thông tin thuộc tính của bản đồ ta có thể tra cứu được thông tin của chủ sử dụng

Như vậy có thể thấy việc tra cứu thông tin trong CSDL được thưc hiện một cách rất dễ dàng. Không có tình trạng phải rà soát bản đồ, rồi tìm trên sổ mục kê, sổ địa chính thì mới có thể tìm ra chủ sử dụng hay số giấy tờ của thửa đất. Rất tiết kiệm thời gian và công sức.

Hình 4.19. Tra cứu thông tin thửa đất trên bản đồ 4.4.2. Kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4.4.2. Kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

ViLIS cung cấp các chức năng phục vụ cho quá trình kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy trình kê khai đăng kí cấp giấy trong ViLis như sau:

Hình 4.20. Quy trình kê khai đăng kí cấp GCN

Đối với những thửa đất có nhu cầu đăng kí cấp GCN( cấp đổi, cấp mới) tiến hành tìm kiếm đơn, dữ liệu thuộc tính đã được nhập như sau

Tìm chủ sử dụng trong cơ sở dữ liệu

Nhập, bổ sung thông tin còn thiếu trong cơ sở dữ liệu, in đơn đăng kí cấp GCNQDĐ

Cập nhập cơ sở dữ liệu

Hình 4.21. Dữ liệu về đơn đăng kí

Hình 4.22. Dữ liệu về chủ sử dụng, thửa đất

Tiến hành nhập bổ sung đối với một số thông tin còn thiếu. Sau khi đã kê khai đầy đủ thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền đất, thông

tin về tài sản gắn liền trên đất, căn cứ pháp lý,... đối với những người có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận, phần mềm cho phép in Giấy chứng nhận trực tiếp cho người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Để có thể in được yêu cầu máy tính phải tích hợp với các máy in A3. (Sản phẩm Giấy chứng nhận xem tại Phụ lục 03).

Sử dụng phần mềm ViLis đăng kê khai đăng kí có thể thấy quá trình kê khai nhanh chóng và thuận tiện, thông tin hồ sơ được bổ sung một cách đầy đủ, tránh được tình trạng thiếu thông tin hay thiếu hồ sơ. Hồ sơ được lưu trữ tìm kiếm một cách nhanh chóng, có hệ thống, giúp ích rất nhiều cho công tác quản lí hồ sơ đăng kí, tránh tình trạng thất lạc, nhầm lẫn về thời gian đăng kí, nhầm lẫn về thông tin đăng kí...

4.4.3. Đăng kí biến động và quản lí biến động 4.4.3.1. Đăng kí biến động đất đai 4.4.3.1. Đăng kí biến động đất đai

a. Biến động hồ sơ

- Chuyển quyền trọn GCN

Chuyển quyền trọn GCN là chuyển toàn bộ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được chứng nhận ghi trên GCN cho cá nhân, tổ chức khác...

Sử dụng chức năng tìm kiếm GCN để tìm giấy chứng nhận cần chuyển quyền. Sau khi cập nhật đầy đủ thông tin bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng (sử dụng chức năng tìm chủ (trong trường hợp thông tin bên nhận chuyển nhượng đã có trong CSDL) và thêm chủ (trong trường hợp thông tin bên nhận chuyển nhượng chưa có trong CSDL); chọn kiểu chuyển quyền: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, chuyển đổi, chuyển quyền theo quyết định của tòa án, chuyển quyền theo quyết định giải quyết khiếu nại. Khi chọn được kiểu chuyển quyền, phần mềm sẽ tự động cập nhật lý do biến động, nội dung biến động, …

b) Biến động bản đồ

Để thực hiện các chức năng biến động như: Tách thửa hồ sơ, gộp thửa hồ sơ, tách thửa bản đồ.... ngoài yêu cầu các thửa tham gia phải đăng ký cấp GCN trong Cơ sở dữ liệu (trường hợp chưa có GCN trong Cơ sở dữ liệu thì phải đăng ký GCN cho thửa đất trước trong phần kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận) thì phải thực hiện chức năng quản lý số thửa. Việc thực hiện chức năng này nhằm mục đích quản lý số thửa mới được phát sinh trong quá trình biến động ở các cấp

đơn vị thực hiện chỉnh lý biến động như: Sở TN&MT, phòng TN&MT, Văn phòng Đăng ký đất đai...

- Gộp thửa

Thực hiện gộp hai hay nhiều thửa được thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng cũng như quản lý đất đai.

Để có sự thống nhất và liên thông giữa bản đồ và hồ sơ. Sau khi thực hiện gộp thửa trên bản đồ cần gộp thửa hồ sơ. Sự liên thông này thể hiện ở chỗ: khi thực hiện việc gộp thửa hồ sơ mà việc gộp thửa trên bản đồ đã được thực hiện thì có sự kế thừa kết quả gộp thửa từ bản đồ.

- Tách thửa

Thực hiện tách thửa đất thành hai hay nhiều thửa đất do chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế... một phần diện tích của thửa đất

Chức năng này tương tự như biến động gộp thửa. Việc chia tách thửa trên bản đồ có thể sử dụng nhiều cách khác nhau tùy theo hình dạng của các thửa đất sau khi tách. Cần chú ý đảm báo diện tích đất sau khi tách >= 30 m2, chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3m và các thửa đất đều có lối đi.

4.4.3.2. Quản lý, cập nhật biến động

Chức năng quản lý, cập nhật biến động cho phép quản lý các biến động về thửa đất như chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất, tặng cho, thế chấp, tách thửa, gộp thửa hoặc những biến động về người sử dụng, chủ sở hữu như thay đổi hoặc đính chính các thông tin về CMND, địa chỉ thường trú ... Chức năng này cho biết thông tin của thửa đất hiện tại sau khi thực hiện biến động. Ngoài ra còn giúp cán bộ quản lý hay người dân muốn biết trước khi có biến động thửa đất có hình dạng và có những thông tin gì để giải quyết khi có tranh chấp, khiếu nại...

Việc quản lý, cập nhật biến động trên phần mềm ViLIS sẽ thay thế sổ theo dõi biến động đất đai dạng giấy.

4.4.4. Thống kê đất đai

Trên thanh menu kê khai đăng ký chức năng thống kê, kiểm kê đất đai sẽ in được biểu mẫu 01, 02, 03 về thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của pháp luật. Báo cáo thống kê được in tại Phụ lục 6.

Hình 4.23. Cửa sổ giao diện thống kê, kiểm kê đất đai 4.4.5. Lập hồ sơ địa chính 4.4.5. Lập hồ sơ địa chính

Sau khi kê khai đăng ký đầy đủ các thông tin, chỉnh lý các biến động. Phần mềm có chức năng tạo hồ sơ địa chính dạng số. Như vậy sẽ giúp các cơ quan quản lí quản lí dữ liệu cũng như câ[j nhập chỉnh lý một cách dễ dàng hơn đối với khi sử dụng hồ sơ địa chính dạng giấy.

4.4.5.1. Tạo sổ địa chính

Trên phần mềm ViLIS hiện nay có tích hợp chức năng tạo sổ địa chính và chỉnh sửa số địa chính cho các thửa đất với đầy đủ các thông tin cần thiết của chủ sử dụng và thông tin của thửa đất

Ngoài ra phần mềm còn tích hợp chức năng tạo sổ địa chính dạng giấy để phục vụ cho các yêu cầu quản lý khác nhau. (Sản phẩm được in tại Phụ lục ). 4.4.5.2. Tạo sổ mục kê

Điều kiện để in sổ mục kê nhất thiết hệ thống phải có dữ liệu về thửa đất của phường đang được chọn làm việc, các thửa đất phải được kê khai đăng ký (đối với những trường hợp đất không có đăng ký thì để là uỷ ban nhân dân xã quản lý, loại đối tượng sử dụng là chưa giao sử dụng). Cần in sổ mục kê tờ bản đồ nào thì chọn tờ bản đồ đó. (Sản phẩm được in tại Phụ lục ).

Hình 4.25. Cửa sổ giao diện tạo sổ mục kê 4.4.5.3. Tạo sổ cấp giấy chứng nhận 4.4.5.3. Tạo sổ cấp giấy chứng nhận

Đơn vị hành chính làm việc phải có chủ sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chức năng này cho phép tạo và in ra sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau khi nhập các thông tin ở mục đối tượng tạo sổ, nhập quyển sổ, ngày tháng tạo sổ, lựa chọn in chủ đại diện hay in đầy đủ thông tin chủ. Sản phẩm của sổ cấp Giấy chứng nhận được in tại Phụ lục 10.

Hình 4.26. Cửa sổ giao diện tạo sổ cấp giấy chứng nhận

Khi mọi thông tin về hồ sơ địa chính được lưu trữ trên dạng số, tất cả đều được quản lý thống nhất trên cơ sở dữ liệu địa chính được sử dụng bởi phần mềm ViLis, hệ thống HSĐC và sơ sở dữ liệu địa chính thể hiện đầy đủ thông tin về thửa đất, người sử dụng đất. Cơ sở dữ liệu được xây dựng, luôn cập nhập đảm bảo tính minh bạch.

Có thể thấy, chức năng lập hồ sơ địa chính là vô cùng hữu ích, giải quyết được công việc thủ công trong suố nhiều năm qua. Trước đây, việc tạp, lập HSĐC được thực hiện thủ công bằng cách viết tay, tốn rất nhiều thời gian và bất tiện trong việc tra cứu thông tin. Tuy nhiên với chức năng lập HSĐC số, đã rút ngắn rất nhiều thời gian và thông tin về đất đai cũng được tra cứu, quản lí, cập nhập mộ cách nhanh chóng, chính xác và thuận lợi.

Trong quá trình xây dựng CSDL một số thông tin dữ liệu vẫn còn thiếu, vì vậy trong quá trình sử dụng CSDL vẫn cần tiếp tục cần cập nhập và bổ sung. 4.5. TRIỂN KHAI CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN MẠNG INTERNET

Hình 4.27. Sơ đồ tổ chức trang Web

a) Chức năng người quản trị

Quản trị dữ liệu hệ thống: Người quản trị cung cấp tên tài khoản (username) và mật khẩu (password) cho người dùng, đồng thời cung cấp cho bản thân một tài khoản quản trị (admin). Tất cả dữ liệu được lưu trữ trong bảng taikhoan của HQTCSDL PostgreSQL. Nhờ đó mà người quản trị có quyền truy nhập để thay đổi, bổ sung, cập nhập tông tin thửa đất một cách liên tục và chính xác.

b) Chức năng người sử dụng

Người sử dụng chỉ có thể có quyền truy tương tác với bản đồ để truy vấn dữ liệu mà người quản trị đã cung cấp trên CSDL với mục đích tìm kiếm thông tin phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình.

Phân quyền truy cập

Người quản trị Người sử dụng

Đăng nhập hệ thống

Quản lý dữ liệu

Cập nhập thông tin thửa đất ( thêm, xóa, chỉnh sửa thông tin)

Tương tác bản đồ Tra cứu thông tin Thửa đất ( số tờ, số thửa, diện tích, tình trạng cấp giấy.. Xem toàn bộ bản đồ Di chuyển bản đồ Phóng to, thu nhỏ bản đồ

Hiển thị thông tin bản đồ

4.5.2. Tra cứu thông tin trên Internet

CSDL địa chính không chỉ có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về đất đai mà còn thực hiện việc cung cấp các thông tin về sử dụng đất phục vụ nhu cầu thông tin cộng đồng. Từ đó tạo lập kênh thông tin giữa Nhà nước và nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất. Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của người quản lý và của người sử dụng. Ví dụ nhờ có thông tin về quy hoạch sử dụng đất người dân sẽ phát hiện được các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch của một số cá nhân, kịp thời báo với cơ quan nhà nước để có biện pháp xử lý. Do đó, giải pháp triển khai cung cấp thông tin về CSDL địa chính trên mạng Internet cũng là một nhu cầu cấp thiết và hỗ trợ trở lại việc xây dựng CSDL địa chính về sau được chính xác và nhanh chóng hơn.

Để triển khai cơ sở dữ liệu địa chính lên mạng Internet, đề tài đã sử dụng phần mềm ArcGIS online. WebGIS là hệ thống thông tin địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp, trao đổi các thông tin địa lý trên World Wilde Web. Về bản chất thì WebGIS chính là công nghê GIS chạy trên nền Internet. Để vận hành hệ thống trên mạng Internet, đề tài cần thiết lập thông số cho. Kết quả đề tài đã xây dựng được một Webmap cung cấp thông tin CSDL địa chính dưới dạng bản đồ trực tuyến. Sau khi gõ địa chỉ trang Web map

(http://www.arcgis.com/home/webmap/viewer.html?useExisting=1).

. Từ trang Web trực tuyến này, người sử dụng có thể tắt / bật các lớp thông tin chuyên đề mà mình quan tâm. Để xem chi tiết từng thửa đất người sử dụng cần chức năng phóng to , thu nhỏ của trang web. Do hạn chế về việc thu thập dữ liệu, các lớp thông tin cơ bản như thông tin về thửa đất, thủy hệ, giao thông đã được cung cấp. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế có thể bổ sung thêm lớp nhà, địa danh, địa giới hành chính, quy hoạch, vùng giá trị,…

Ngoài ra, bản đồ trực tuyến còn có chức năng dịch chuyển, xem toàn bộ bản đồ, đo khoảng cách, đo diện tích, vẽ phác thảo phục vụ cho nhiều mục đích của người truy nhập mà không làm ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu.

Một trong những chức năng quan trọng nhất mà được người sử dụng quan tâm là truy vấn thông tin thuộc tính của các đối tượng bản đồ.

Bước đầu, hệ thống đã cung cấp được các thông tin cơ bản như: số hiệu thửa đất, chủ sử dụng, diện tích, mục đích sử dụng,…Ngoài ra, dựa vào bảng giá

nhà nước ban hành và điều tra thực địa đề tài cũng đã bổ sung được thông tin về giá gồm có giá nhà nước và giá thị trường cho mỗi thửa đất phục vụ cho việc quản lý nghĩa vụ tài chính của các cán bộ địa chính và tra cứu thông tin của các đối tượng sử dụng đất.

Sử dụng công cụ truy vấn trên giao diện, bấm chuột vào đối tượng trên bản đồ ta sẽ thu được các thông tin về đối tượng đó (hình 4.28).

Hình 4.28. Truy vấn thông tin trên bản đồ trực tuyến

Thông tin thửa đất người tra cứu có thể tra cứu được bao gồm : số tờ bản đồ, số thửa, diện tích pháp lí, địa chỉ thửa đất, tình trạng cấp GCN rất thuận tiện khi tra cứu thông tin thửa đất với mục đích mua bán, hay thế chấp vay vốn, chuyển nhượng...

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5. 1. KẾT LUẬN 5. 1. KẾT LUẬN

1. Xã Võ Lao là một xã thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ có nền kinh tế phát triển, giao thông đi lại thuận tiện. Nền kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Đời sống nhân dân của xã ngày càng được nâng cao.

2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã tuân thủ theo 15 nội dung của luật Đất đai. 93,45% diện tích đất được đưa vào sử dụng. Xã đã khai thác triệt để quỹ đất, tận dụng với các lợi thế sẵn có của địa phương nhằm quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên toàn xã; chỉnh lý 230 thửa đất có biến động, biên tập, chuẩn hóa 44 tờ bản đồ địa chính, để chuyển sang phần mềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã võ lao, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)