PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về hệ thống địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính
2.1.2. Cơ sở dữ liệu địa chính
2.1.2.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các
dữ liệu khác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử.
Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.
Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về thực chất, CSDL địa chính là một thành phần cơ bản của CSDL đất đai, làm cơ sở để xây dựng các CSDL thành phần khác như CSDL quy hoạch, CSDL giá đất, CSDL hiện trạng sử dụng đất, CSDL chất lượng đất, các CSDL liên quan khác.
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).
Hồ sơ địa chính bao gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; Sổ địa chính; Bản lưu Giấy chứng nhận dạng số đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; Sổ địa chính; Bản lưu Giấy chứng nhận (dạng giấy hoặc dạng số), sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy. 2.1.2.2. Nội dung của cơ sở dữ liệu địa chính
CSDL địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau (hình 2.1):
- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Hình 2.1. Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL địa chính - Nhóm dữ liệu về thửa đất; - Nhóm dữ liệu về thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về thủy hệ; - Nhóm dữ liệu về giao thông;
- Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới; - Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú;
- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;
- Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. (Bộ Tài nguyên và Môi trường , 2010).
Các nhóm dữ liệu thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được thể hiện ở sơ đồ hình 2.2.
Hình 2.2. Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần
Mỗi nhóm thông tin lại được thể hiện thông qua cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu. Bảng 2.1 thể hiện tóm tắt cấu trúc của dữ liệu địa chính theo sự phân cấp dữ liệu dựa trên Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chuẩn CSDL địa chính. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).
Bảng 2.1. Phân cấp các nhóm dữ liệu địa chính STT Nhóm dữ liệu Nhóm dữ liệu STT Nhóm dữ liệu Nhóm dữ liệu (DL) cấp 1 Nhóm DL cấp 2 Nhóm DL cấp 3 Nhóm DL cấp 4 Nhóm DL cấp 5
1 Người Cá nhân, hộ gia đình, vợ chồng
đồng sử dụng, tổ chức, cộng đồng dân cư, nhóm người đồng sử dụng
Họ tên, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, địa chỉ
2 Thửa đất Thửa đất, ranh giới thửa đất Mã thửa đất, giá
đất, loại đất, tài liệu đo đạc, thửa đất topology, thửa đất hình học, địa chỉ
Tên và mã mục đích sử dụng đất,
3 Tài sản Nhà, căn hộ, công trình xây dựng,
rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm
Địa chỉ
4 Quyền Quyền, nghĩa vụ, hạn chế, giao
dịch bảo đảm, hồ sơ giao dịch
Quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng, quyền quản lý đất, Mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, quản lý đất, thời hạn sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nguồn gốc sử dụng, thông tin thay đổi về quyền, nghĩa vụ và hạn chế, Mục đích sử dụng phụ Loại mục đích
STT Nhóm dữ liệu Nhóm dữ liệu (DL) cấp 1 Nhóm DL cấp 2 Nhóm DL cấp 3 Nhóm DL cấp 4 Nhóm DL cấp 5 hạn chế về quyền sử dụng, quản lý đất, văn bản pháp lý
thực hiện nghĩa vụ tài chính, nợ nghĩa vụ tài chính, hạng mục sở hữu chung, riêng
5 Giao thông Mép đường bộ, tim đường bộ, ranh
giới đường sắt, đường sắt, cầu giao thông
6 Thủy hệ Đường mép nước, đường bờ nước,
máng dẫn nước, đường đỉnh đê, đập
7 Biên giới, địa giới
Đường biên giới, địa giới, mốc biên giới, địa giới, địa phận cấp xã
8 Điểm khống
chế tọa độ và độ cao
Điểm tọa độ cơ sở quốc gia, điểm tọa độ địa chính
9 Địa danh, ghi
chú
Địa danh
10 Quy hoạch Chỉ giới quy hoạch, mốc quy
hoạch, hành lang tan toàn công trình, quy hoạch sử dụng đất,
2.1.2.3. Nguyên tắc chung xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính
Theo điều 10, chương 3 của Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chuẩn CSDL địa chính thì việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bản để thành lập CSDL địa chính. CSDL địa chính của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) là tập hợp CSDL địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện. CSDL địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là tập hợp CSDL địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh. CSDL địa chính cấp Trung ương là tổng hợp CSDL địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên phạm vi cả nước.
Trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL địa chính được giao cho. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).
Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL địa chính cấp Trung ương.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL địa chính và báo cáo với Tổng cục Quản lý đất đai theo định kỳ về kết quả xây dựng, cập nhật và khai thác sử dụng CSDL địa chính trên địa bàn tỉnh.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác CSDL địa chính, cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để cập nhật CSDL địa chính cấp huyện, Báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường theo định kỳ và Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để xây dựng CSDL tài nguyên và môi trường địa phương.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL địa chính, cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh để cập
nhật CSDL địa chính cấp tỉnh và cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho Ủy ban nhân dân cấp xã phục vụ cho nhiệm vụ quản lý hiện trạng sử dụng đất đai.
Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về biến động sử dụng đất đai thực tế trên địa bàn cấp xã cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để phục vụ cập nhật CSDL địa chính.
2.1.2.4. Yêu cầu đối với chức năng của CSDL địa chính
Về bản chất, CSDL địa chính sẽ bao gồm dữ liệu bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính. Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và sổ theo dõi biến động đai. Như vậy, chức năng của CSDL địa chính phải đảm bảo được chức năng của Hồ sơ địa chính. Tức là thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ngoài ra, từ CSDL địa chính cần phải in ra được (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
- Giấy chứng nhận;
- Bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
- Sổ mục kê đất đai và Sổ địa chính theo mẫu quy định;
- Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
- Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một khu đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau);
- Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất, tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm được vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất;
- Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào Sổ cấp giấy chứng nhận;
Phần mềm quản trị CSDL địa chính phải bảo đảm các yêu cầu: (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
a) Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu địa chính;
b) Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địa chính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và chỉ do người được phân công thực hiện; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy nhập thông tin trong CSDL;
c) Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu;
d) Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử;
đ) Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất; trích sao sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin đất đai vào thiết bị nhớ; e) Bảo đảm tính tương thích với các phần mềm quản trị CSDL khác, phần mềm ứng dụng đang sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
2.1.2.5. Xây dựng và cập nhật dữ liệu cho CSDL địa chính
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Dữ liệu không gian địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quả của quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính và các nguồn dữ liệu không gian địa chính khác có liên quan. Dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và các nguồn dữ liệu thuộc tính địa chính khác có liên quan. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).
Khi xây dựng CSDL địa chính sẽ phân thành 2 loại khu vực: địa bàn chưa có CSDL và địa bàn đã có CSDL nhưng chưa theo chuẩn.
- Đối với các địa bàn chưa có CSDL:
+ Trường hợp 1: Trường hợp thực hiện đồng bộ việc chỉnh lý hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn với đăng ký, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng CSDL địa chính cho tất cả các thửa đất.
+ Trường hợp 2: Trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai.
- Đối với các địa bàn đã có CSDL nhưng chưa theo chuẩn thì phải tiến hành chuẩn hóa, chuyển đổi cho phù hợp.
b) Cập nhật CSDL địa chính
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp chịu trách nhiệm cập nhật thông tin biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào CSDL địa chính thuộc phạm vi quản lý của cấp đó; Dữ liệu sau khi được cập nhật thì phải tiến hành tổng hợp, đồng bộ hóa CSDL địa chính giữa các cấp, cấp huyện gửi lên vào CSDL địa chính cấp tỉnh, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh phải kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu biến động trước khi cập nhật chính thức vào CSDL địa chính cấp tỉnh; trường hợp phát hiện có sai sót thì phải thông báo ngay cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để chỉnh sửa ngay các sai sót đó;
Khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện cập nhật biến