8. Cấu trúc luận văn
1.4. Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại.
Nội dung và yêu cầu cơ bản của CDCCKT ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Cùng với quá trình CDCCKT tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…
Từ sau Đổi Mới, nhà nước ta thực hiện những giải pháp để tiến hành CDCCKT theo hướng hội nhập, cụ thể là:
*Chủ động hội nhập quốc tế: Hội nhập quốc tế một cách chủ động và tích cực là giải pháp quan trọng để CDCCKT theo hướng hướng về xuất khẩu. Có thể nói, hội nhập qd uốc tế sẽ làm cho kinh tế hướng ngoại. Điều đó dẫn tới việc áp dụng mô hình CNH hướng về xuất khẩu. Với việc hội nhập quốc tế, nước ta sẽ có điều kiện thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, có thị trường xuất khẩu, tranh thủ được vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển để khai thác tiềm năng của mình, sử dụng hợp lý hơn các nguồn tài nguyên và nguồn lực con người, đi tắt đón đầu công nghệ và cơ cấu kinh tế.
* Huy động vốn cho dịch chuyển CCKT và hợp lý hóa cơ cấu đầu tư: Cơ cấu nguồn vốn đã được đa dạng hóa. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước còn có nguồn vốn khác ngày càng đóng vai trò tích cực như: vốn tín dụng nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước, vốn của dân cư và vốn trực tiếp nước ngoài.
* Phát triển nguồn nhân lực cho chuyển dịch kinh tế hướng về xuất khẩu trong điều kiện khu vực hóa, toàn cầu hóa: Kinh tế thị trường ngày càng dựa trên tri thức. Phát triển nguồn nhân lực và đổi mới phương thức sử dụng lao động là giải pháp vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài và có hiệu quả cao phục vụ cho CDCCKT hướng về xuất khẩu trong điều kiện khu vực hóa, toàn cầu hóa của nước ta.
Trên thực tế, sau khi trải qua thời kỳ phôi thai của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong 3 năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước (1987 – 1989), nền kinh tế nước ta đã có được thời kỳ hoàng kim trong khoảng 8 năm (1990 – 1997), mọi dự kiến của kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 đều được thực hiện vượt mức khá cao[34]. Ở giai đoạn tiếp theo, tốc độ tăng trưởng có phần giảm sút trong 3 năm và được khôi phục, tăng trưởng trong các giai đoạn tiếp theo và đặc biệt là phát triển mạnh trong nhiều năm trở lại đây.
Thực hiện định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những kết quả nổi bật sau đây:
Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực.
Hình 1.1: Chuyển Dịch CCKT ngành Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 (Tham khảo số liệu từ www.gso.gov.vn) (Tham khảo số liệu từ www.gso.gov.vn)
Tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2010 chỉ còn 20,3%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2010 tăng đến 41,1%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2010 là khoảng 38,6%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000.
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế, Đảng đề ra đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Bảng 1.1: Đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994(Đơn vị: %)
Thành phần kinh tế 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Kinh tế nhà nước 40,7 41,35 41,27 40,40 40,64 40,71 40,85 Kinh tế tập thể 9,70 8,72 8,54 8,64 8,47 8,32 8,02 Kinh tế tư nhân 3,06 3,25 3,31 3,26 3,28 3,35 3,89 Kinh tế cá thể 35,94 34,22 33,45 33,09 32,63 32,16 31,65 Kinh tế hỗn hợp 4,50 4,26 4,19 4,25 4,32 4,51 3,83 Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài
6,73 8,20 9,24 10,36 10,67 11,01 11,76
Tổng 100 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 - NXB Thống kê và Báo cáo kinh tế tổng hợp năm 2001 và 2002)
Theo số liệu thống kê, căn cứ vào chỉ tiêu GDP, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng tăng nhanh nhất, tiếp đó là kinh tế tư nhân. Các thành phần kinh tế khác có xu hướng giảm nhưng giảm chậm. Kinh tế nhà nước có tỷ trọng hầu như không thay đổi.
Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 8 vùng kinh tế: Vùng Tây Băc, Vùng Đông Bắc, Vùng Đồng bằng Sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Bảng 1.2: GDP và GDP/ người của cả nước và theo các vùng giai đoạn 2000 – 2009 Các vùng 2000 2009 GDP (tỉ đồng - giá thực tế %) GDP/người (triệu đồng/ người GDP (tỉ đồng – giá thực tế %) GDP/người (triệu đồng/ người) Cả nước 441.646 100% 5,7 1658.389 100% 19,3 Vùng TB 2,2 2,5 1,8 11,1 Vùng ĐB 6,3 2,9 6,3 13,7 Vùng ĐBSH 20,8 4,9 23,1 22,8 Vùng BTB 7,1 2,9 6,9 12,5 Vùng NTB 7,5 3,7 8,2 17,1 Vùng TN 2,9 2,8 4,2 15,1 Vùng ĐNB 35,5 13,6 32,8 42,6 Vùng ĐBSCL 17,7 4,4 16,7 17,8
Trong 8 vùng kinh tế, vùng đồng bằng Sông Hồng ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế cả nước, do quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ. Đông Nam Bộ là vùng có sự đóng góp vào GDP của cả nước lớn nhất trong 8 vùng kinh tế. Các vùng khác tuy có tăng và giảm nhưng không đáng kể.
Sự hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam với phạm vi ngày càng mở rộng, ngành nghề đa dạng thu hút nhiều dự
án đầu tư trong và ngoài nước, trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế cả nước theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác và liên kết kinh tế.
Từ năm 2009, Việt Nam đã hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm đó là: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long. Bốn vùng kinh tế trọng điểm bao gồm 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chiếm 76,2% GDP cả nước với 51% dân số và 27,4% diện tích cả nước (năm 2009).
Ngoài ra, các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.
Trong nhiều năm qua, cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, và đến năm 2005 là trên 50%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 - 2005 đã đạt 111 tỷ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức cao - 40 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 đạt gần 50 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006; năm 2008 tăng 29,5% so với năm 2007, đưa tỷ lệ XK/GDP đạt khoảng 70%.
Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản... đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2001, vốn FDI vào Việt Nam là 3,2 tỷ USD; tiếp theo, năm 2002: 3,0 tỷ USD; 2003: 3,2 tỷ USD; 2004: 4,5 tỷ USD; 2005: 6,8 tỷ USD; 2006: 10,2 tỷ USD; và năm 2007 là năm thứ hai nước ta liên tục
nhận được các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt con số kỷ lục: 20,3 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2006, bằng tổng mức thu hút FDI của cả giai đoạn 5 năm 2001-2005, chiếm 1/4 tổng vốn FDI vào Việt Nam trong suốt hơn 20 năm vừa qua.
Vào những năm cuối của thập niên trước, tuy kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn lớn trong xu thế suy thoái, song đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp đôi năm 2007. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008 diễn ra đầu tháng 12, tại Hà Nội, tổng cam kết từ các nhà tài trợ lên tới 5,014 tỷ USD (thấp hơn 1 chút so với năm 2007: 5,4 tỷ USD). Giải ngân vốn ODA được 2,2 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn mức năm 2007 (2,176 tỷ USD).
Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đã bước đầu được triển khai. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài như khai thác dầu ở An-giê-ri, Xin-ga-po, Vê-nê-du-ê-la; trồng cao su ở Lào...
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để chúng ta giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốc tế..., góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn, các chương trình tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007, và năm 2008 còn 13,1%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã không ngừng tăng, được lên hạng 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trong tổng số 177 nước.
Tiểu kết chƣơng 1
1. CCKT và CDCCKT là hai yếu tố cơ bản để đánh giá nền kinh tế của một địa phương, một vùng hay một nước. Hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỉ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với nhau về mặt chất.Việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế sẽ cho phép nắm được quy luật vận động và
biến đổi của các bộ phận và các phân hệ của hệ thống kinh tế, những nhân tố tác động đến các bộ phận và phân hệ đó, đến cấu trúc của toàn bộ thệ thống kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội. Ở mỗi một giai đoạn phù hợp với trình độ phát triển nhất định của sản xuất sẽ hình thành một CCKT hợp lý tương ứng với giai đoạn đó. Điều này đồng nghĩa với việc CCKT luôn chuyển dịch theo từng giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội. Nếu CCKT chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với điều kiện thì nền kinh tế sẽ phát triển và ngược lại.
2. CCKT và CDCCKT luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố của điều kiện tự nhiên cũng như những điều kiện về kinh tế - xã hội… Trong những giai đoạn khác nhau thì vào trò của những nhân tố này cũng khác nhau đối với sự hình thành và CDCCKT. Một CCKT hợp lý được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về kinh tế như: GDP, GDP/người, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, Cơ cấu GDP, năng suất lao động xã hội, giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất…
3. Trong những năm qua, CCKT của Việt Nam đã và đang tiếp tục hình thành một CCKT hợp lý, chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Điều này làm cho nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến tích cực trong giai đoạn 1990 – 2012. Những kết quả đạt được cho thấy CCKT Việt Nam đã và đang có những chuyển dịch đúng hướng để đưa nền kinh tế đất nước phát triển trong quá trình hội nhập.
CHƢƠNG 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
HUYỆN THOẠI SƠN GIAI ĐOẠN 1990 -2012 2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên
Vị trí địa lý
Thoại Sơn là một huyện phía Nam tỉnh An Giang, nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên, cách Thành phố Long Xuyên khoảng 25km về hướng Đông Bắc. Hướng Bắc giáp huyện Châu Thành, hướng Tây giáp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, phía Nam giáp huyện Tân Hiệp, huyện Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt của Thành phố Cần Thơ.
Tổng diện tích tự nhiên là 468,72 km2, chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh An Giang. Hiện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3 thị trấn và 14 xã: thị