Năm Thu ngân sách Chi ngân sách
Tổng thu Thu từ kinh tế trên địa bàn huyện
Tổng chi Trong đó: chi ngân sách huyện 1990 3.961 - 3.157 - 1995 32.601 32.601 32.601 20.663 2000 83.169 37.236 70.402 49.516 2005 147.011 52.095 145.234 98.998 2010 336.402 127.657 302.603 237.179 2012 435.567 106.360 425.025 -
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn qua các năm, Báo cáo kinh tế - xã hội 2001-2012)
Ngân hàng:Hoạt động tín dụng, ngân hàng đã có sự chuyển biến tích cực theo cơ chế của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người lao động.
Năm 1990, được sự chỉ đạo của Thường vụ huyện ủy và HDND huyện, tỉnh chấp thuận lấy xã Vĩnh Chánh làm điểm cho vay thế chấp bằng giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Lúc đó có một vài ý kiến phản đối cho rằng đất là quyền sở hữu của toàn dân dưới sự quản lý của nhà nước, lấy của nhà nước thế chấp cho nhà nước, nếu làm ăn thua lỗ thì sẽ bị mất hết. Nhưng kết quả thì ngược lại. Nông dân khi chấm dứt thời vụ, báo nợ đúng hạn kỳ thì trả sòng phẳng 100% cho ngân hàng. Chính vì vậy mà ngành ngân hàng của huyện Thoại Sơn đã được chọn báo cáo điển hình toàn quốc năm 1992 -1993. Phát huy thế mạnh của ngành là động lực phát triển sản xuất, trong năm 1995 các thành phần kinh tế kể cả nông dân vay 75 tỷ đồng tăng 37,5 lần so với năm 1991[37].
Năm 1995, ngoài chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện, trên địa bàn huyện còn mở thêm chi nháng ngân hàng công thương và 4 quỹ tín dụng nhân dân ở Phú Hòa, thị trấn Núi Sập, Vĩnh Chánh và Vọng Thê.
Từ sau năm 2000, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn phát triển nhanh. Hoạt động của các chi nhánh ngân hàng và các tổ chức tín dụng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nhất là vay vốn kích cầu đầu tư theo chủ trương chung của Chính phủ đã tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp và hộ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh. Vốn cho vay ngắn hạn chiếm trên 80% tổng số cho vay; cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm trên 50%. Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn theo đề án 120, cho các hộ nghèo, học sinh, sinh viên, nhà vùng lũ….
Nhìn chung, hoạt động tín dụng cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song mức vốn huy động và cho vay còn thấp. Vì vậy, trong thời gian tới, khi nền kinh tế phát triển nhanh hơn, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và nhu cầu đầu tư sẽ tăng nhanh; nên cần tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tăng thêm về số lượng và cải thiện về chất lượng nhằm đẩy nhanh tốc độ tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Về cơ cấu thành phần kinh tế, ở giai đoạn trước Đổi mới, kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước chiếm vai trò chủ đạo nhưng trong thực tiễn hoạt động việc hạn
chế thành phần kinh tế tư nhân đã làm giảm tính hiệu quả và năng động của nền kinh tế.
Trước Đổi mới, Thoại Sơn là một huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp nhưng các cấp, các ngành hữu quan chưa thực sự thấy hết vai trò mũi nhọn của mặt trận nông nghiệp, đặc biệt là vai trò của nông dân – chủ thể của địa bàn nông thôn. Việc quản lý sản xuất theo đơn vị hành chính đã làm mất cân đối giữa lực lượng lao động tại chỗ và diện tích rộng lớn, tạo điều kiện cho nạn bao chiếm ruộng đất, phát canh thu tô xuất hiện. Mặt khác, việc điều hành sản xuất theo cơ chế quan liêu bao cấp, bình quân chủ nghĩa, việc tập thể hóa tràn lan… làm hạn chế tính chủ động của nông dân trong lao động sản xuất. Người nông dân nhận thấy rằng sản phẩm mình làm ra phần lớn chui vào túi của Ban quản lý các tập đoàn, liên tập đoàn, hợp tác xã. Từ đó, người nông dân không còn tha thiết với thửa ruộng của mình, thậm chí có nơi còn bỏ đất hoang hóa vì càng làm càng mang thêm nợ.Hậu quả là trong năm 1986, sản xuất nông nghiệp sụt giảm hơn năm 1984 như tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 42.740ha (giảm 1.867ha), tổng sản lượng quy thóc là 89.723 tấn (giảm gần 5000 tấn). Tổng huy động lương thực cả năm được 27.322 tấn, chỉ đạt 65,8% chỉ tiêu kế hoạch, bình quân lương thực đầu người từ 799kg/người/năm giảm còn 707kg/người/năm [36].
Từ sau thời kỳ Đổi Mới 1986, Đảng bộ huyện quyết tâm chuyển đổi toàn bộ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mạnh dạn giải tán các đơn vị sản xuất tập thể làm ăn kém hiệu quả, giao máy móc nông nghiệp cho nông dân, giao quyền sửu dụng đất lâu dài cho hộ nông dân để họ tự chủ sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy mà từ sau Đổi mới, đặc biệt là sau năm 1990 (năm hoàn thành kế hoạch chuyển vụ 100% diện tích) nền kinh tế của huyện đã có những sự phát triển vượt bậc.
Giai đoạn 1990-2012, cơ cấu các thành phần kinh tế không có sự thay đổi đáng kể, trong đó kinh tế ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể năm 2012, trong lĩnh vực nông nghiệp chăn nuôi trong khi số lượng heo nuôi của thành phần cá thể là 33.253 con thì của khu vực Nhà nước chỉ là 3.002 con; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khu vực quốc doanh là 67.380 triệu đồng trong khi khu vực doanh nghiệp tư
nhân là 392.872 triệu đồng và cá thể là 267.248 triệu đồng; lĩnh vực dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách hoàn toàn là do thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động. Do là một huyện nông nghiệp ven đô của tỉnh An Giang nên tại Thoại Sơn chưa có khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.