GDP/người của huyện Thoại Sơnqua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 51 - 52)

(giá thực tế, đơn vị: triệu đồng)

Năm GDP/người của huyện Thoại Sơn

GDP/người của tỉnh An Giang GDP/người của cả nước 1990 - - 0,63 1993 2,93 - 2,01 1994 3,0 - 2,52 1999 3,96 - 5,22 2000 4,03 4,56 5,7 2005 6,46 8,8 10,2 2006 7,35 10,03 12,74 2007 10,26 12,75 13,4 2008 14,31 16,97 18.98 2009 17,3 17,54 19,3 2010 22,76 21,18 24,82 2012 31,09 31,21 36,94

(Nguồn: Xử lý số liệu từ niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2010 và website Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn )

Giá trị gia tăng bình quân đầu người

Tốc độ tăng năng suất lao động của nền kinh tế vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế trong cùng giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (theo giá năm 1994) của nền kinh tế chỉ đạt 8,0%/năm giai đoạn 2001- 2005 và khoảng 10,7%/năm giai đoạn 2006-2010.

Giá trị tăng thêm bình quân đầu người trên địa bàn liên tục tăng qua các năm. Năm 2005, thu nhập bình quân trên đầu người (giá hiện hành) đạt 6,85 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2000; năm 2010 đạt 19,2 triệu đồng và gấp 2,8 lần năm 2005.Tuy nhiên, giá trị tăng thêm bình đầu người của Huyện còn ở mức thấp so với mức bình quân chung của toàn Tỉnh. Nguồn nhân lực đông về số lượng nhưng còn hạn chế về trình độ tay nghề. Cho nên trong thời gian tới, huyện Thoại Sơn cần tạo những bước đột phá trong phát triển kinh tế nhằm khai thác tốt hơn các tiềm năng, đuổi kịp và đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh An Giang[26].

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Chuyển dịch cơ cấu theo3 nhóm ngành kinh tế

CCKT huyện Thoại Sơn từng bước được chuyển dịch đúng hướng, theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)