(giá cố định, đơn vị: triệu đồng)
Năm Tổng số CN Khai thác mỏ CN chế biến CNSS PP Điện nước
1990 11.28 1.616 9.446 218 1991 13.973 2.270 11.575 128 1992 17.557 1.371 16.011 175 1993 18.747 1.375 17.180 192 1994 20.880 1.725 19.033 122 1995 21.565 5.843 15.499 223 1996 24.225 8.064 15.653 508 1997 30.079 7.936 21.634 509 1998 32.052 5.644 25.647 761 1999 29.534 - 28.775 759 2000 28.213 - 27.393 820 2001 35.104 - 34.792 312 2002 42.660 144 42.149 367 2003 48.230 154 47.709 367 2004 56.740 180 56.190 370 2005 59.070 264 58.336 470 2006 72.973 - - - 2007 110.953 168 77.360 33.425 2008 182.105 420 143.327 38.358 2009 430.723 482 377.918 52.323 2010 547.143 612 463.716 82.815 2011 800.109 564 746.790 52.755 2012 727.500 1.102 659.018 67.380
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 1990 – 2012) + Xây dựng
Trong những năm 1991 – 1995, cùng với những thành tựu đạt được trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, huyện cũng đã đẩy mạnh tốc độ xây dựng và phát triển nông thôn. Thành tích nổi bật đó là củng cố và xây dựng giao thông nông thôn ngày
càng rộng khắp. Kinh phí cho đầu tư xây dựng giao thông nông thôn (xây mới, sửa chữa cầu, đắp mới, nâng nền, rải cát đường bộ…) từ năm 1991 – 1995 là 7,655 tỉ đồng, trong đó, phần nhân dân đóng góp là 5,567 tỉ đồng. Đến năm 1995, toàn huyện đã có 10/13 xã có đường giao thông mà xe 4 bánh đến được trung tâm xã.
Ngành xây dựng trong thời gian qua có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội huyện Thoại Sơn. Nhịp độ tăng trưởng của ngành xây dựng cao nhất trong nền kinh tế; tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 21,1%/năm và giai đoạn 2006- 2010 ước đạt 34,4%/năm. Nhưng tỷ trọng của ngành xây dựng trong nền kinh tế còn thấp, tính đến năm 2010 chỉ chiếm khoảng 3,2% trong tổng giá trị tăng thêm.
Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng vào việc hoàn thành các công trình trọng điểm nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế như: xây dựng hệ thống đê bao kiểm soát lũ, xây dựng các tuyến giao thông, các cụm dân cư, chợ, các điểm du lịch, cụm công nghiệp, các trường học, trạm y tế…. Đồng thời, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ngày càng tăng. Các công trình xây dựng trên địa bàn Huyện luôn tuân theo quan điểm “sống chung với lũ an toàn”.
Dân cư trên địa bàn huyện nhìn chung phân bố theo các dạng chính như sau: - Dạng cụm hoặc chùm điểm: Tập trung ở các trung tâm thị trấn, thị tứ như thị trấn Núi Sập, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo và các trung tâm xã. Đây là các điểm dân cư có điều kiện sống tiện nghi hơn, nhờ thuận lợi trong việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trọng yếu của huyện và xã. Tuy nhiên, phần lớn việc tổ chức không gian xây dựng đã hình thành từ lâu và mang tính tự phát nên việc quy hoạch cải tạo, xây dựng lại đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu tư.
- Dạng tuyến, dân cư sinh sống chủ yếu cặp các sông kênh rạch lớn, trục lộ giao thông chính và kết hợp đất ở với đất vườn. Dạng này phần lớn thuận lợi về giao thông thủy bộ, điều kiện ăn ở gắn liền với tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân cư nông thôn, tuy vậy cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện điều kiện sống, do vốn đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa.
- Dạng lẻ tẻ ngoài đồng ruộng và cách xa các trung tâm xã, thị trấn hoặc xa các tuyến giao thông,...Thuận lợi là gắn liền với hoạt động sản xuất, nhưng hầu hết đều khó khăn về giao thông thủy bộ và các tiện ích về kết cấu hạ tầng.
Trên toàn huyện Thoại Sơn hiện có 16 cụm dân cư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần ổn định đời sống của người dân vùng lũ.
Tỷ lệ nhà tạm trên địa bàn Huyện còn khá lớn, phần lớn xây dựng đơn giản, chật hẹp, kết cấu khung gỗ mái lá hoặc khung bê tông cốt thép mái ngói.... Các nhà dạng biệt thự, nhà cao tầng từ 1-2 tầng lầu trong thời gian gần đây được xây dựng mới khá nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt về nhà ở trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tình trạng xây dựng nhà còn tự phát không theo quy hoạch làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đô thị nhất là tình trạng xây dựng nhà trên sông rạch vẫn còn. Điều kiện sống và vệ sinh thấp kém, khả năng phòng chống thiên tai bão lụt, lốc... gặp nhiều khó khăn.
c. Khu vực dịch vụ
+ Thương mại:
Những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện Thoại Sơn. Số cơ sở sản xuất và dịch vụ hàng năm đều tăng từ 250 đến 300 cơ sở (1990). Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, tay nghề để mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 1995, toàn huyện có 1554 cơ sở sản xuất và dịch vụ (tăng 900 cơ sở so với năm 1991) tạo điều kiện giải quyết việc làm cho gần 4000 lao động, vốn đầu tư 24 tỷ đồng.Toàn huyện có 24 chợ (các xã đều có chợ) tăng 8 chợ so với năm 1991. Huyện đã cấp phép đăng kí kinh doanh cho 2.750 hộ với 4.071 lao động. Sự phát triển của lĩnh vực sản xuất – kinh doanh ở Thoại Sơn trong những năm thực hiện đường lối Đổi mới đã mang lại nhiều kết quả to lớn: Theo số liệu điều tra năm 1994 đã có 20,45% hộ lên khá giả, số hộ thoát nghèo có cuộc sống trung bình hoặc hơn chiếm 66,93%, số hộ nghèo nhưng không đói còn lại 9,62%, có 35% số hộ có máy thu thanh, 24,5% số hộ có máy thu hình, 22,7% số hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố [37].
Mạng lưới kinh doanh thương mại - dịch vụ những năm 2000 có chiều hướng tăng, song tốc độ tăng còn chậm. Giai đoạn 2001- 2005, tổng số cơ sở kinh doanh thương mại tăng trung bình 4,1%/năm, giai đoạn 2006-2010 chỉ tăng khoảng 1,8%/năm. Đến năm 2010, tổng số cơ sở kinh doanh thương mại có khoảng 7.200 cơ sở. Trong đó, số cơ sở là doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 0,5% trên tổng số cơ sở. Phần lớn trên địa bàn huyện là những hộ kinh doanh thương mại dịch vụ cá thể. Trung bình có khoảng 2,3 lao động/cơ sở. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng liên tục qua các năm, chiếm khoảng 3-5% toàn tỉnh An Giang; đạt khoảng 1.143 tỷ đồng năm 2010.
Bảng 2.25: Số lượng cơ sở và lao động thương nghiệp dịch vụ phân theo ngành kinh tế năm 1994 và 1995
1994 1995
Cơ sở Lao động Cơ sở Lao động Tổng số 3.138 4.462 3.629 5.048 Thương nghiệp 1.694 2.770 - -
Ăn uống 911 1.370 - -
Dịch vụ phục vụ 263 322 - -
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 1990 – 1995) Bảng 2.26: Một số chỉ tiêu phát triển thương mại
Các chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 - Số cơ sở Cơ sở 5.412 6.601 6.640 6.654 6.790 6.821 7.200 - Lao động Người 9.523 14.369 14.419 14.474 14.938 15.045 16.720 - Tổng mức bán lẻ
h/hóa và doanh thu dịch vụ
Tỷ
đồng 486 729 768 808 851 994 1.143
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2010)
Đến nay, toàn huyện hiện có 26 chợ; trong đó, có 1 chợ loại II, 50% chợ kiên cố. Phần lớn các chợ được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp và chưa đạt chuẩn, nhiều chợ đường lầy lội, chưa có nhà lồng chợ hoặc nhà lồng chợ xuống cấp; Trong 5 năm qua, Huyện đã đầu tư cải tạo và mở rộng 13 chợ nên đã góp phần thay đổi đáng kể hoạt động thương mại trên địa bàn.
Căn cứ theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn. Theo tiêu chuẩn này quy định mỗi xã cần tổ chức tối thiểu một chợ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của dân cư khu vực. Quy mô diện tích ≥ 3000 m2
(bao gồm nhà chợ chính, diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi để xe, cây xanh). Vậy hiện nay trên địa bàn huyện hiện trạng còn 02 xã chưa đạt theo tiêu chuẩn chợ loại III: Xã Vọng Thê (chợ Tân Thành) và Xã Thoại Giang (chưa có chợ). Hiện tại so tiêu chí đạt 88,23%. Đối với các xã còn lại thì cần được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng mở rộng diện tích chợ để đảm bảo đạt tiêu chuẩn chợ loại III [26].
Trong thời gian qua, tăng trưởng thương mại chủ yếu trong hoạt động nội thương, sức mua của người dân có xu hướng ngày càng gia tăng. Hàng hóa trên thị trường ngày càng dồi dào và đa dạng, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, không còn tình trạng khan hiếm hàng hay tăng giá đột biến. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và tài chính phát triển đồng bộ góp phần cho hệ thống mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển, đảm bảo điều tiết và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng trên địa bàn.
Về ngoại thương, huyện Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung vẫn đang phát huy thế mạnh với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và thủy sản. Tuy nhiên, do huyện là vùng nguyên liệu, nông sản thường được vận chuyển lên tuyến trên, cho nên giá trị xuất khẩu của huyện không cao.
Nhìn chung, mạng lưới kinh doanh thương mại-dịch vụ trên địa bàn huyện còn tương đối nhỏ, quy mô giá trị còn khiêm tốn. Tuy nhiên, về cơ bản đã phần nào đáp ứng được yêu cầu mua bán vật tư, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm.
+ Du lịch:
Thoại Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, như tìm hiểu di tích lịch sử, văn hoá nguồn cội, tham quan chùa, thắng cảnh… Từ năm 1995, huyện đã xác định cần phát triển dịch vụ - du lịch vì nông nghiệp vốn đã đạt đỉnh cao nên chuyển sang đầu tư du lịch. Ban quản lý du lịch văn hóa bắt đầu được thành lập vào năm 2000, vừa xây dựng vừa khai thác du lịch.
Huyện đã xây dựng và đưa vào khai thác khu du lịch Núi Sập và khu di tích lịch sử văn hóa Óc Eo. Đây là những khu du lịch có tính đặc thù riêng, nếu được
đầu tư đúng mức và có sự liên hợp trong quần thể Thất Sơn, kết nối tour mang tính chiều sâu thì du lịch Thoại Sơn sẽ phát triển ổn định và xứng tầm của nó.
Trước mắt, huyện đã hình thành bộ máy tổ chức Ban quản lý du lịch và văn hóa, hoàn chỉnh nhiều công trình, tạo được những điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn ở thị trấn Núi Sập và thị trấn Óc Eo, thu hút ngày càng đông du khách. Năm 2001 có 122.000 lượt khách, đến năm 2008 có 393.300 lượt khách đến thăm quan, doanh thu 1,480 tỷ đồng.
Đến năm 2010, số lượt khách du lịch khoảng 425 nghìn lượt người, doanh thu đạt 1,7 tỷ đồng.
Bảng 2.27: Số lượt khách và doanh thu du lịch
Năm Số lượt khách (lượt) Doanh thu (triệu đồng)
2001 122.000 - 2002 184.000 426 2003 243.500 484 2004 245.000 661 2005 303.000 613 2006 193.000 921 2007 360.690 1.365 2008 393.300 1.482 2009 319.105 1.538 2010 425.000 1.700 2011 332.405 2.017 2012 388.423 2.250
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, Báo cáo kinh tế - xã hội 2001-2012) + Dịch vụ vận tải
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2000 có sự giảm mạnh từ 1.411,4 nghìn tấn (năm 1995) xuống còn 21 nghìn tấn (năm 2000). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 1999 công nghiệp khai thác đá ngưng hoạt động, các phương tiện vận chuyển đi nơi khác nên khổi lượng vận chuyển từ năm 1999 giảm đi đáng kể.
Năm KL hàng hóa vận chuyển (nghìn tấn) KL hàng hóa luân chuyển (nghìn tấn/km)
Tổng Đường bộ Đường sông Tổng Đường bộ Đường sông
1990 518,8 97,5 421,3 17.967 3.592 14.375 1995 1.411,4 28,6 1.125,4 129.611 17.521 112.09 2000 21 7 14 634 131 503 2005 27 8 19 613 167 466 2010 36,8 12,44 24,36 840 265,11 574,89 2012 41,65 14,59 27,06 959,62 321,07 638,55
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn qua các năm)
Dù vậy,nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá của dân cư khá nhộn nhịp. Số lượng phương tiện vận tải cả đường bộ và đường thuỷ đến nay vẫn đang từng bước được đổi mới và nâng cấp. Chất lượng vận tải đang ngày càng được hoàn thiện, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế.
Bảng 2.29: Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển
Năm KL vận chuyển (nghìn người) KL luân chuyển (nghìn người/km Tổng Đường bộ Đường sông Tổng Đường bộ Đường sông 1990 305,5 136,5 159,6 11.493 5.745 5.747 1995 444,2 287,3 156,9 16.678 11.578 5.100 2000 1.011 542 469 26.420 15.170 11.250 2005 763 214 549 26.940 21.450 5.490 2010 351,76 281,21 70,55 11.685 8.971 2.714 2012 393,48 315,19 78,29 13.078 10.036 3.042
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn qua các năm)
Vận tải đường bộ đáp ứng phần lớn cho nhu cầu vận chuyển của hành khách. Trong khi đó vận tải đường thủy đáp ứng phần lớn cho nhu cầu vận chuyển hành hóa nhằm giảm giá thành của sản phẩm.
Nhìn chung, khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn có chiều hướng tăng, theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Do đó, về cơ bản ngành vận tải đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và góp phần làm nâng cao đời sống nhân dân.
+ Tài chính, ngân hàng:
Tài chính:Công tác thu ngân sách được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, đảm bảo thu đúng thu đủ và chống thất thoát. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khoảng 435 tỷ đồng, trong đó thu từ kinh tế địa phương là 106 tỷ đồng vào năm 2012. Tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn so với tổng giá trị tăng thêm của Huyện còn khá thấp, chỉ khoảng 3,5%. Trong thời gian gần đây, kinh tế huyện Thoại Sơn đang có những bước chuyển tích cực sang khu vực phi nông nghiệp, sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn thu trong thời gian tới.
Chi ngân sách của huyện tăng nhanh, đáp ứng yêu cầu, nhất là ưu tiên cho đầu tư phát triển. Việc phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện chủ động hơn trong công tác điều hành thực hiện kế hoạch, phát huy dân chủ cơ sở trong việc lựa chọn công trình ưu tiên đầu tư và điều chỉnh kịp thời nguồn vốn đầu tư theo tình hình thực tế ở cơ sở.
Bảng 2.30: Thu - chi ngân sách nhà nước(Đơn vị: triệu đồng)
Năm Thu ngân sách Chi ngân sách
Tổng thu Thu từ kinh tế trên địa bàn huyện
Tổng chi Trong đó: chi ngân sách huyện 1990 3.961 - 3.157 - 1995 32.601 32.601 32.601 20.663 2000 83.169 37.236 70.402 49.516 2005 147.011 52.095 145.234 98.998 2010 336.402 127.657 302.603 237.179 2012 435.567 106.360 425.025 -
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn qua các năm, Báo cáo kinh tế - xã hội 2001-2012)
Ngân hàng:Hoạt động tín dụng, ngân hàng đã có sự chuyển biến tích cực theo cơ chế của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người lao động.
Năm 1990, được sự chỉ đạo của Thường vụ huyện ủy và HDND huyện, tỉnh chấp thuận lấy xã Vĩnh Chánh làm điểm cho vay thế chấp bằng giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Lúc đó có một vài ý kiến phản đối cho rằng đất là quyền sở hữu của toàn dân dưới sự quản lý của nhà nước, lấy của nhà nước thế chấp cho nhà nước, nếu làm ăn thua lỗ thì sẽ bị mất hết. Nhưng kết quả thì ngược lại. Nông dân khi chấm dứt thời vụ, báo nợ đúng hạn kỳ thì trả sòng phẳng 100% cho ngân hàng. Chính vì vậy mà ngành ngân hàng của huyện Thoại Sơn đã được chọn báo cáo điển hình toàn quốc năm 1992 -1993. Phát huy thế mạnh của ngành là động lực phát triển sản xuất, trong năm 1995 các thành phần kinh tế kể cả nông dân vay 75 tỷ đồng tăng 37,5 lần so với năm 1991[37].
Năm 1995, ngoài chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện, trên địa bàn