Biểu đồ cơ cấu kinh tế thị trấn Phú Hòa năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 91 - 94)

Trong đó:

- Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp

Lĩnh vực trồng trọt: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nông nghiệp của thị trấn tập trung chủ yếu vào việc phát triển cây lúa và các loại hoa màu. Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2009 là 699 ha, giảm 369 ha so với năm 2005. Tổng sản lượng lúa thu hoạch được trong năm 4.420 tấn, giảm 1.650 tấn so với năm 2005. Năng suất lúa bình quân đạt khoảng 12,64 tấn/ha/năm, hệ số sử dụng đất đạt khoảng 1,65 lần. Lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 362kg/người/năm, tăng 135kg/người/năm so với năm 2005.

Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm: Ngành chăn nuôi không phải là thế mạnh của thị trấn, tuy nhiên trong thời gian qua, sản lượng đàn gia súc và gia cầm vẫn phát triển ổn định. Tính đến cuối năm 2009, tổng đàn gia súc có khoảng 1.129 con, trong đó: heo 1.080 con, trâu 21 con và bò 28 con; gia cầm có khoảng 9.696 con, trong đó: vịt 1.657 con và gà 8.039 con. Nhìn chung so với năm 2005, số lượng gia súc, gia cầm của địa phương giảm khoảng 12%.

Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, toàn thị trấn có khoảng 22,25 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, diện tích đất sử dụng thực tế trong năm khá khiêm tốn khoảng 10 ha (phần còn lại là ao, hầm không được sử dụng). Tổng sản lượng thu được trong năm đạt 1.980 tấn tăng 690 tấn so với năm 2005. Bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 87,5 triệu/ha/năm tăng 29,5 triệu so với năm 2005.

- Khu vực công nghiệp - TTCN

Trên địa bàn thị trấn có 1 cụm công nghiệp tập trung, gồm có 1 công ty chế biến thủy sản (Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Mỹ) và 1 công ty chế biến lương thực (Công ty lương thực thực phẩm An Giang) với khoảng 1.200 lao động. Ngoài ra địa phương còn có trên 96 cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề thủ công chủ yếu như xay xát, chế biến nông thủy sản và các ngành nghề thủ công truyền thống đã giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động.

- Khu vực thương mại – dịch vụ

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của thị trấn là mua bán, kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ khác… Đặc biệt, địa phương có 2 chợ thương mại, trong đó có 1 chợ đã đạt chuẩn theo tiêu chuẩn chợ loại 3 khu vực đồng bằng, phục vụ khá tốt nhu cầu mua sắm của người dân. Theo niên giám thống kê năm 2009, toàn thị trấn có trên trên 1.299 hộ sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ với khoảng 3.545 lao động.

Tiểu kết chƣơng 2:

1. Thoại Sơn là một địa bàn chiến lược, quan trọng cả về lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. Về lịch sử, Thoại Sơn gắn liền với văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam, nơi giới khoa học Lịch sử và Khảo cổ trên toàn

thế giới biết đến với hệ thống di chỉ khảo cổ dầy đặc, như núi Ba Thê xã Vọng Thê, cánh đồng Ba Thê... Thoại Sơn có điều kiện tự nhiên (tài nguyên đất và nước phong phú) thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt có ưu thế lớn trong sản xuất lương thực (trồng lúa) và thủy sản (cá, tôm). Từ đó, tạo điều kiện kéo theo các ngành khác phát triển nhanh như: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, xuất nhập khẩu; ngoài ra còn có thế mạnh rất lớn để phát triển ngành du lịch và các ngành dịch vụ khác.Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng những tiềm năng về kinh tế và lực lượng lao động dồi dào, Đảng bộ và nhân dân huyện Thoại Sơn đã và đang phấn đấu xây dựng vùng đất này trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa quan trọng của khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Trong hơn 20 năm qua, Thoại Sơn luôn chú trọng đến phát triển kinh tế, xây dựng một CCKT hợp lý và thực hiện CDCCKT phù hợp với xu thế chung của đất nước. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã chứng tỏ Thoại Sơn có vị trí nhất định trong quá trình phát triển của tỉnh An Giang.

2. Qua phân tích thực trạng CCKT và CDCCKT của huyện Thoại Sơn, có thể đánh giá trong giai đoạn 1990 – 2012 cơ cấu nền kinh tế của huyện đang từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế (trên 50%).

Trong cơ cấu thành phần kinh tế, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh dần thay thế thành phần kinh tế Nhà nước và đang ngày một phát huy hiệu quả. Thành phần kinh tế tư nhân, cá thể vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong cơ cấu kinh tế lãnh thổ, huyện đã chú ý quy hoạch phát triển theo vùng, căn cứ vào tình hình và lợi thế của từng vùng để bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm khai thác tốt lợi thế có sẵn. Đặc biệt, huyện tập trung vào phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở những vùng trung tâm và từng bước đô thị hóa ở tuyến tỉnh lộ đi qua.

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CÂU KINH TẾ HUYỆN THOẠI SƠN 3.1. Đánh giá về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn giai đoạn 1990 -2012

3.1.1. Kết quả đạt được từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch CCKT dẫn tới những chuyển dịch về cơ cấu lao động

Biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung sẽ dẫn tới biến đổi cơ cấu lao động. Quá trình chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch của cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn. Lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất cao và nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)