(ĐVT: tỷ đồng, %)
Các chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng bình quân (%) 2001-2005 2006-2010 1. Giá so sánh 1994 (tỷ đồng) 28,6 61,3 73,5 90,8 117,6 166,8 232,1 16,4 30,5 - Công nghiệp 19,3 37,0 43,8 53,3 69,0 94,3 125,7 13,9 27,7 - Xây dựng 9,3 24,3 29,7 37,5 48,7 72,6 106,5 21,1 34,4 2. Giá hiện hành (tỷ đồng) 32,7 81,3 98,7 124,5 166,4 191,0 265,7 - Công nghiệp 19,1 50,4 59,9 75,3 96,9 111,3 155,4 - Xây dựng 13,6 30,9 38,9 49,2 69,5 79,6 110,3 Tỷ trọng ngành/huyện 4,5 6,6 7,0 6,3 6,0 6,1 7,6 - Công nghiệp 2,6 4,1 4,2 3,8 3,5 3,6 4,5 - Xây dựng 1,9 2,5 2,8 2,5 2,5 2,5 3,2 Tỷ trọng ngành/CN-XD 100 100 100 100 100 100 100 - Công nghiệp 58,5 62,0 60,6 60,5 58,2 58,3 58,5 - Xây dựng 41,5 38,0 39,4 39,5 41,8 41,7 41,5
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2010)
Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng của Huyện có quy mô nhỏ, nhưng có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nhịp độ tăng trưởng của toàn ngành luôn cao hơn mức tăng chung của toàn bộ nền kinh tế; nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 16,4%/năm và giai đoạn 2006-2010 ước đạt 30,5%/năm. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng huyện Thoại Sơn chiếm khoảng 4-8% tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp - xây dựng tỉnh An Giang (giá so sánh 1994).
Trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng, thì ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn ngành xây dựng nhưng có xu hướng ngày càng giảm dần tỷ trọng trong tổng giá trị tăng thêm. Ngược lại, ngành xây dựng có xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng.
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển về quy mô và số lượng, nếu như năm 1999 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 35,810 tỷ đồng thì năm 2008 đạt 255 tỷ đồng và năm 1999 có 718 cơ sở thì 2008 có tới 1.015 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp[38].
Bảng 2.23: Một số chỉ tiêu chủ yếu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Huyện Thoại Sơn
ĐVT 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Cơ sở cơ sở 771 915 948 976 1.011 1.056 1.180
2. Lao động người 2.411 3.066 3.208 4.725 4.876 5.062 6.140
3. Lao động/cơ sở người 3,1 3,4 3,4 4,8 4,8 4,8 5,2
4. Sản phẩm chủ yếu
- Nước lọc 1000 m3 342,1 370,0 375,0 383,0 1.358 1.554 1.600
- Gạo 1000 tấn 225 354 290 253 382 650 690
- Bánh kẹo các loại tấn 26,0 65,2 102,4 112,6 116 118 130
- Nước đá 1000 tấn 56,2 70,8 96,9 106,8 116 129 142
- Quần áo may sẵn 1000 bộ 95,4 87,2 108,6 119,3 126,1 153 165
- Gỗ xẻ các loại m3 256 94 250 375 638 996 1000
- Gạch nung các loại 1000viên 41,8 99,5 349,3 456,0 529 584 620
- Cửa sắt các loại 1000 cái 1,39 1,9 2,1 3,5 4,4 5 7
- Nông cụ cầm tay 1000 cái 45 66,8 93,4 103,7 105,8 113 140
- Trung đại tu ô tô chiếc 469 459 590 612 634 671 700
- Đóng ghe xuồng chiếc 1.320 1.450 1.570 1.780 1.960 2080 2200
- Tủ gỗ các loại Cái 162 205 215 415 785 837 950
- Bàn các loại Cái 1.558 1.300 1.420 1.890 2.136 2317 2500
- Ghế các loại Cái 142 820 950 1.370 1.545 1714 1600
- Nước máy 1000 m3 180,6 301,2 310,5 363,2 1.304 1454 1550
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2010)
Tuy nhiên, quy mô công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Thoại Sơn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 4,5% tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế huyện vào năm 2010. Nhịp độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt
13,9%/năm giai đoạn 2001-2005 và khoảng 27,7%/năm giai đoạn 2006-2010 (giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước), cao hơn mức tăng trưởng chung của cả Huyện.
Đến năm 2010, toàn huyện Thoại Sơn có 1.180 cơ sở sản sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chiếm khoảng 7-8% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn tỉnh An Giang. Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Huyện tập trung trong ngành công nghiệp chế biến (chiếm khoảng 99,5%) và chủ yếu là kinh tế tư nhân cá thể.
Huyện đã định hướng phát triển và hoàn thành quy hoạch các cụm công nghiệp Phú Hòa, Định Thành và Vọng Thê. Trong đó, cụm công nghiệp Phú Hòa được xây dựng hoàn thành và thu hút 2 công ty vào đầu tư (Công ty lương thực thực phẩm An Giang và Công ty thủy sản An Mỹ) đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, ngành đã chú ý phát triển các chương trình khuyến công trên địa bàn với nhiều hình thức như tổ chức tập huấn, tư vấn, tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm… đã tạo điều kiện tích cực cho các cơ sở ra đời và phát triển.
Các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn Huyện. Trong thời gian qua, các sản phẩm công nghiệp có xu hướng gia tăng về số lượng và từng bước được đầu tư nâng cao về chất lượng, mẫu mã nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Một số sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của Huyện như: quần áo may sẵn, gỗ xẻ, gạch nung, cửa sắt các loại, nông cụ cầm tay, đóng ghe xuồng, trung đại tu ô tô, nước đá… Bên cạnh đó, những ngành nghề truyền thống cũng được khôi phục và phát triển với một số sản phẩm như: tranh lá thốt nốt, quạt lá thốt nốt, đá thủ công mỹ nghệ….
Tóm lại, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Huyện tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm tương đối đa dạng, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và có hướng đến xuất khẩu.