(giá so sánh, đơn vị: triệu đồng)
Năm Tổng số Quốc doanh Doanh nghiệp tư nhân Cá thể
1990 11.280 4.082 - 7.198 1991 13.973 3.414 - 10.559 1992 17.557 2.250 - 15.307 1993 18.747 1.383 1.684 15.680 1994 20.880 122 634 20.124 1995 21.565 192 526 20.847 1996 24.225 306 576 32.343 1997 30.079 367 909 28.803
1998 32.052 152 1.236 30.304 1999 29.534 494 955 28.085 2000 28.213 543 1.123 28.213 2001 35.104 312 1.170 33.622 2002 42.660 - 1.420 41.240 2003 48.230 - 1.503 46.727 2004 56.740 - 1.525 55.215 2005 59.070 - 1.580 57.490 2006 72.973 - 1.639 71.334 2007 110.953 33.425 1.985 75.543 2008 182.105 38.385 2.975 140.772 2009 430.723 52.323 190.675 187.725 2010 547.143 82.815 233.890 230.438 2011 800.109 52.755 443.524 303.830 2012 727.500 67.380 392.872 267.248
(Nguồn: niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 1990 – 2012)
Giá trị CN – TTCN đã tăng lên nhiều trong giai đoạn 1990 – 2012, từ 11.280 triệu đồng (năm 1990) lên 727.500 triệu đồng (năm 2012) tăng 64,5 lần so với năm 1990. Trong đó, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (trên 90%) so với thành phần kinh tế quốc doanh. Thành phần kinh tế doanh nhiệp tư nhân trước năm 2008 chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thành phần kinh tế CN – TTCN của huyện, nhưng từ sau năm 2008, giá trị CN – TTCN của thành phần kinh tế này tăng vọt nhanh chóng,từ 2.975 triệu đồng (năm 2008) lên 190.675 triệu đồng (năm 2009). Nguyên nhân của tự gia tăng đột biến này là do năm 2008 hạ tầng cụm công nghiệp Phú Hòa được hoàn chỉnh và đi vào hoạt động. Điều này đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần làm tăng giá trị CN – TTCN trong cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn.
Trong nỗ lực phát triển thành phần kinh tế tập thể, theo chủ trương hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã, Thoại Sơn đã hình thành và phát triển các Hợp tác xã theo luật HTX năm 1996 và Luật HTX năm 2003.
Trong tổng số 14 tổ chức kinh tế tập thể của huyện Thoại Sơn vào năm 2012, các HTX nông nghiệp được đánh giá là có mức hoạt động trung bình. Hoạt động mạnh và hiệu quả là Các Quỹ Tín dụng nhân dân.
Tuy nhiên, hiện nay dù trên danh nghĩa huyện có 3 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động đó là HTX Phú Thuận, HTX Vĩnh Thắng, và HTX Vĩnh Trạch. Tuy nhiên, trong ba HTX này chỉ có HTX Vĩnh Trạch đang hoạt động thực sự, hai HTX nông nghiệp khác đang hoạt động cầm chừng và đang có nguy cơ ngừng hoạt động do làm ăn không hiệu quả do vốn ít và tính cạnh tranh kém. HTX Vĩnh Trạch phát triển trên cơ sở hợp nhất hai tổ sản xuất đó là tổ hợp tác lúa giống và tổ hợp tác tưới tiêu vào năm 2009. Vốn đóng góp của các xã viên là 1.504.000.000 đ (tiền mặt: 201 triệu và máy móc: 1,3 tỉ). HTX lúc thành lập gồm có 41 xã viên, thực hiện các dịch vụ bơm tiêu và bơm tưới nước phục vụ sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất và bán lúa giống, thực hiện tín dụng nội bộ để hỗ trợ xã viên vốn sản xuất. Hiện nay, Huyện đang chủ trương hình thành thêm các HTX mới theo Luật HTX 2012 hướng tới hoạt động trong lĩnh vực liên kết nông dân và doanh nghiệp, làm các dịch vụ nông nghiệp, đại diện ký hợp đồng với các doanh nghiệp trong việc thu mua lúa gạo.
2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu vùng - lãnh thổ lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Có thể hiểu cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý, và cũng là biểu hiện của phân công lao động xã hội. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một vài ngành và gắn liền với hình thành sự phân bổ dân cư phù hợp với các điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ đó.
Huyện Thoại Sơn cũng như nhiều địa phương khác của An Giang đã đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung; hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp
chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ của huyện có thể phân thành hai vùng chính là vùng nông nghiệp và vùng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Cơ cấu lãnh thổ theo ngành kinh tế
+ Cơ cấu lãnh thổ ngành nông – lâm – thủy sản:
Cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các xã, thị trấn. Tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các xã Định Mỹ (chiếm 8,1% diện tích trồng lúa cả huyện), xã Vĩnh Phú (chiếm 10,1%), xã Tây Phú (chiếm 8,3%), xã Mỹ Phú Đông (chiếm 8,3%), xã Vĩnh Khánh (chiếm 7,9%), xã Bình Thành (chiếm 7,2%) và xã An Bình (chiếm 6,7%) (năm 2012).
Hình 2.8: Sự phân bố diện tích lúa của huyện Thoại Sơn năm 2010
Thoại Sơn là một trong 2 huyện tập trung nuôi heo nhiều nhất của tỉnh, chăn nuôi heo vẫn là thế mạnh truyền thống của huyện, với 35.347 con (năm 2012), chiếm khoảng 18 – 20% tổng đàn heo của tỉnh. Nuôi heo phân bố ở khắp các xã, trong đó, tập trung nhiều nhất ở các xã Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Định Thành, Vọng Đông và nhiều nhất là xã Vĩnh Trạch. Trong năm 2010, số heo cả huyện có 30.416 con, trong đó xã Vĩnh Trạch có 6.115 con. Số lượng heo ở xã Vĩnh Trạch chiếm 1/5 số heo của cả huyện.
Hình 2.9: Sư phân bố số lượng heo trên địa phàn buyện Thoại Sơn năm 2010
Trong khi đó, chăn nuôi bò thịt tập trung chưa phải là thế mạnh của huyện. Số lượng đàn bò của huyện chiếm khoảng 3,2% đàn bò của An Giang. Bò được nuôi nhiều nhất ở thị trấn Óc Eo với số lượng chiếm trên 40% của toàn huyện. Bên cạnh đó, đàn trâu tuy có quy mô nhỏ nhưng có xu hướng ổn định và tăng . Còn chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng ngày càng tăng trong cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện. Thoại Sơn là một trong số các huyện nuôi gia cầm lớn nhất của tỉnh An Giang. Đến năm 2010, số lượng đàn gia cầm có khoảng 640 nghìn con, chiếm 13- 15% toàn tỉnh. Gia cầm của huyện nuôi tập trung chủ yếu ở xã Phú Thuận.