Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn giai đoạn 1990-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn giai đoạn 1990-2012

1990 - 2012

2.2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế huyện Thoại Sơn

Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Thoại Sơn là huyện nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua nền kinh tế của huyện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh, lạm phát, giá cả tăng cao (nhất là trong năm 2008) và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 kéo dài trong năm 2009 và tiếp tục ảnh hưởng đến năm 2010. Tuy nhiên, dưới sự quyết tâm phát triển kinh tế của hệ thống chính trị từ huyện đến các xã, thị trấn nên tình hình kinh tế của huyện vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng cao, có xu hướng ổn định. Kinh tế huyện có sự chuyển biến rõ nét qua các năm: diện tích sản xuất và sản lượng lương thực đứng đầu cả tỉnh, chất lượng nông sản, thủy sản ngày càng được nâng cao, nhất là các sản phẩm chiến lược của huyện như: lúa, cá, tôm, nấm rơm... Đặc biệt, với việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giao thông nông thôn phát triển mạnh đã làm cho chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Bảng 2.5: Tổng giá trị tăng thêm huyện Thoại Sơn (giá so sánh 1994 - Đơn vị: tỷ đồng) (giá so sánh 1994 - Đơn vị: tỷ đồng)

Các chỉ tiêu 2000 2005 2008 2010 Tăng bình quân (%)

2001-2005 2006-2010

Tổng cộng 593,6 957,7 1369,7 1746,9 10,0 12,8

Chia theo ngành

-Nông,lâm, thủy sản 424,1 621,9 776,7 791,5 8,0 4,9

-Công nghiệp, xây dựng 28,6 61,3 117,6 232,1 16,4 30,5

-Dịch vụ 140,9 274,5 475,4 723,2 14,3 21,4

Chia theo SSVC -DV

-Sản xuất 452,7 683,2 894,3 1.023,6 8,6 8,4

-Dịch vụ 140,9 274,5 475,4 723,2 14,3 21,4

Chia theo NN - phi NN

-Nông nghiệp 424,1 621,9 776,7 791,5 8,0 4,9

-Phi nông nghiệp 169,5 335,8 593,0 955,4 14,6 23,3

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn qua các năm 2000 – 2010, Báo cáo kinh tế - xã hội 2005 – 2010)

Tổng giá trị tăng thêm (VA) của huyện Thoại Sơn đang tăng trưởng với tốc độ khá cao, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước và cao hơn mức chung của tỉnh An Giang. Tính đến năm 2010, tổng giá trị tăng thêm của huyện đạt 1.746,9 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994). Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,0% giai đoạn 2001 -2005 và đạt 12,8% giai đoạn 2006 -2010.

Sản xuất nông nghiệp của huyện mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, bệnh dịch nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao, đạt 8,0%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005 và đạt 4,9% giai đoạn 2006 - 2010. Đó là kết quả cuộc việc hoàn thành hệ thống đê bao kiểm soát lũ và chuyển diện tích trồng lúa hai vụ sang trồng lúa ba vụ/năm.

Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ mặc dù có quy mô nhỏ hơn so với khu vực nông nghiệp nhưng đang tăng nhanh và nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt cao hơn 1,8 - 3,4 lần so với khu vực nông nghiệp, hơn 1,5 - 1,7 lần so với mức tăng chung của nền kinh tế

Bảng 2.6: GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thoại Sơnqua các năm

Năm GDP giá thực tế

(tỷ đồng)

GDP giá so sánh

(tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (theo giá so sánh)(%) 1993 424.287 123.601 - 1994 443.982 127.334 3,02 2000 727.545 613.550 4,10 2001 762.231 625.510 1,95 2004 1.116.500 889.420 14,3 2005 1.227.535 957.731 7,7 2006 1.403.170 1.034.565 8,02 2007 1.971.099 1.190.927 15,12 2008 2.754.532 1.369.717 15,01 2009 3.130.386 1.531.944 15,84 2010 4.119.232 1.768.793 15,46 2011 5.558.637 2.042.546 15,48 2012 5.634.005 2.293.010 12,26

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại sơn qua các năm 1994 -2012)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng nhanh, đặc biệt là từ sau năm 2007 tốc độ tăng trưởng luôn đạt 2 con số. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thoại Sơn đạt 15,12 %, tốc độ tăng trưởng này được duy trì đến năm 2011 (15,48%). Đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh) cả năm đạt 12,26%, trong đó khu vực I: -0,58%, khu vực II: 23,76%, khu vực III: 21,77%[42].

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu chủ yếu của huyện Thoại Sơn so với tỉnh An Giang (ĐVT: tỷ đồng) (ĐVT: tỷ đồng)

Các chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1. Tổng VA (giá SS 1994) 593,6 957,7 1034,6 1191,0 1369,7 1531,9 1746,9

Tỷ trọng so với Tỉnh (%) 8,78 9,23 9,15 9,28 9,50 9,95 10,30

- Nông lâm thủy sản 404,4 621,9 628,6 689,5 776,7 767,8 791,5

Tỷ trọng so với Tỉnh (%) 14,93 17,01 17,67 17,72 18,31 18,18 17,99

- Công nghiệp-xây dựng 28,6 61,3 73,5 90,8 117,6 166,8 232,1

Tỷ trọng so với Tỉnh (%) 3,00 3,68 3,75 4,06 4,60 6,11 7,58

- Dịch vụ 160,5 274,5 332,4 410,6 475,4 597,3 723,2

Tỷ trọng so với Tỉnh (%) 4,75 5,43 5,74 6,12 6,24 7,07 7,61

2. Cơ cấu kinh tế Huyện

(giá HH, %) 100 100 100 100 100 100 100

- Nông lâm thủy sản 61,5 55,6 53,2 58,4 66,7 61,3 56,9

- Công nghiệp-xây dựng 4,5 6,6 7,0 6,3 6,0 6,1 7,6

- Dịch vụ 34,0 37,8 39,8 35,3 27,3 32,6 35,5

3. Cơ cấu kinh tế Tỉnh

(giá HH, %) 100 100 100 100 100 100 100

- Nông lâm thủy sản 41,6 38,5 34,6 35,3 39,6 35,5 33,5

- Công nghiệp-xây dựng 11,2 12,3 12,8 12,4 12,0 12,3 12,8

- Dịch vụ 47,3 49,3 52,7 52,3 48,5 52,2 53,7

4. Dân số (người) 176.423 179.140 179.376 179.616 179.853 180.937 181.175

Tỷ trọng so với Tỉnh (%) 8,49 8,46 8,44 8,42 8,39 8,44 8,43

5. VA/ngƣời (triệu đồng)

- Giá hiện hành: + Huyện 4,1 6,9 7,8 11,0 15,3 17,3 19,2

+ Tỉnh An Giang 4,6 8,8 10,0 12,8 17,0 18,4 21,2

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, tỉnh An Gang 2009; Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2010)

Nhìn chung, nền kinh tế huyện Thoại Sơn trong thời gian từ 1990 – 2012 đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn biến nhanh và luôn đạt ở mức cao đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây. So với tỉnh An Giang, quy mô nền kinh tế của huyện còn thấp, chiếm khoảng 10,3% trong tổng sản phẩm của toàn tỉnh (theo giá so sánh 1994) còn chưa tương xứng với vị thế của huyện trong

nền kinh tế tỉnh. Kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ yếu trong kinh tế của huyện và chiếm tỷ trọng khá lớn trong kinh tế nông nghiệp của cả tỉnh (khoảng 18%) song khu vực này dễ nhạy cảm với những biến đổi của thời tiết, dịch bệnh, giá cả nên có tác động khá lớn đến sự phát triển bền vững của huyện. Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (đặc biệt là du lịch) chỉ chiếm khoảng 4 - 8 % so với các ngành tương ứng của cả tỉnh và các ngành này được xem là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thoại Sơn trong thời gian tới.

GDP/người

Với một nền kinh tế mà nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu nên GDP bình quân đầu người của huyện vẫn còn ở mức thấp so với tỉnh và cả nước. Đặc biệt, từ năm 2008, dân số của huyện có xu hướng giảm từ 192,462 người (năm 2008) xuống 181,194 người (năm 2010) trong khi GDP của huyện vẫn liên tục tăng, điều này làm cho GDP/người cũng tăng lên nhanh chóng: từ 14,31 triệu đồng /người (năm 2008) lên 31,09 triệu đồng/người (năm 2012).

Bảng 2.8: GDP/người của huyện Thoại Sơn qua các năm (giá thực tế, đơn vị: triệu đồng) (giá thực tế, đơn vị: triệu đồng)

Năm GDP/người của huyện Thoại Sơn

GDP/người của tỉnh An Giang GDP/người của cả nước 1990 - - 0,63 1993 2,93 - 2,01 1994 3,0 - 2,52 1999 3,96 - 5,22 2000 4,03 4,56 5,7 2005 6,46 8,8 10,2 2006 7,35 10,03 12,74 2007 10,26 12,75 13,4 2008 14,31 16,97 18.98 2009 17,3 17,54 19,3 2010 22,76 21,18 24,82 2012 31,09 31,21 36,94

(Nguồn: Xử lý số liệu từ niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2010 và website Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn )

Giá trị gia tăng bình quân đầu người

Tốc độ tăng năng suất lao động của nền kinh tế vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế trong cùng giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (theo giá năm 1994) của nền kinh tế chỉ đạt 8,0%/năm giai đoạn 2001- 2005 và khoảng 10,7%/năm giai đoạn 2006-2010.

Giá trị tăng thêm bình quân đầu người trên địa bàn liên tục tăng qua các năm. Năm 2005, thu nhập bình quân trên đầu người (giá hiện hành) đạt 6,85 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2000; năm 2010 đạt 19,2 triệu đồng và gấp 2,8 lần năm 2005.Tuy nhiên, giá trị tăng thêm bình đầu người của Huyện còn ở mức thấp so với mức bình quân chung của toàn Tỉnh. Nguồn nhân lực đông về số lượng nhưng còn hạn chế về trình độ tay nghề. Cho nên trong thời gian tới, huyện Thoại Sơn cần tạo những bước đột phá trong phát triển kinh tế nhằm khai thác tốt hơn các tiềm năng, đuổi kịp và đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh An Giang[26].

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Chuyển dịch cơ cấu theo3 nhóm ngành kinh tế

CCKT huyện Thoại Sơn từng bước được chuyển dịch đúng hướng, theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp.

Bảng 2.9: Cơ cấu kinh tế theo tổng giá trị tăng thêm của Huyện (ĐVT: tỷ đồng %)

Các chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Tổng VA(giá h.hành) 720,5 1.227,5 1.403,2 1.971,1 2.754,5 3.130,4 3.422,8

2. Cơ cấu VA 100 100 100 100 100 100 100

Chia theo ngành

- Nông lâm thủy sản 61,5 55,6 53,2 58,4 66,7 61,3 56,9 - Công nghiệp-xây dựng 4,5 6,6 7,0 6,3 6,0 6,1 7,6 - Dịch vụ 34,0 37,8 39,8 35,3 27,3 32,6 35,5

Chia theo SXVC-dịch vụ

- Sản xuất 66,0 62,2 60,2 64,7 72,7 67,4 64,5 - Dịch vụ 34,0 37,8 39,8 35,3 27,3 32,6 35,5

Chia theo NN-phi NN

- Nông nghiệp 61,5 55,6 53,2 58,4 66,7 61,3 56,9 - Phi nông nghiệp 38,5 44,4 46,8 41,6 33,3 38,7 43,1

Đến năm 2010, các ngành phi nông nghiệp chiếm 43,1% trong kinh tế của Huyện và các ngành nông nghiệp chiếm 56,9%. Trong đó, giai đoạn 2001-2005, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện chuyển dịch tương đối nhanh; bình quân mỗi năm các ngành nông nghiệp giảm 1,18%/năm, đồng thời, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 0,42%/năm và khu vực dịch vụ tăng 0,76%/năm. Trong năm 2008, tỷ trọng khu vực sản xuất nông nghiệp tăng trở lại trong cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn là do tình hình giá lúa gạo tăng cộng thêm sản xuất được mùa trong khi sản xuất ở khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ không có sự tăng vượt trội.

Bảng 2.10: Cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn theo GDP (giá thực tế, đơn vị: %) (giá thực tế, đơn vị: %)

Năm Nông - lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ

1992 85,98 2,37 14,65 1994 78,49 3,61 17,90 2000 60,93 5,46 33,61 2001 57,10 6,59 36,61 2002 56,36 7,29 36,35 2003 58,63 5,90 35,48 2004 58,65 6,57 34,86 2005 55,39 6,62 37,99 2006 52,14 7,30 40,56 2007 58,42 6,32 35,26 2008 66,66 6,04 27,30 2009 61,27 7,37 31,36 2010 56,90 7,60 35,50 2011 61,72 7,31 30,96 2012 54,33 10,11 35,35

(Nguồn: Xử lý số liệu từ niên giám thống kê 1990 - 1995 và Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Thoại Sơn qua các năm 2000 - 2012)

Cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng khu vực kinh tế nông – lâm – thủy sản đã giảm từ 85,98% (năm 1992) xuống còn 54,33% (năm 2012). Như vậy trong 20 năm, khu vực nông

nghiệp giảm tới 31,65% trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cũng tăng nhưng còn chậm, tăng từ 2,37% (năm 1992) lên 10,11% (năm 2012), tức tăng 7,74%. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong thời gian qua cũng đã tăng nhưng còn chưa ổn định, tăng từ 14,65% (năm 1992) lên 40,56% (năm 2006) và xuống 35,35% (năm 2012); tuy nhiên, sau 20 năm (1992 -2012 ) thì tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng 20,7%.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 1990 – 2012 đã có những chuyển dịch theo xu hướng tích cực, hiệu quả và không ngừng nâng cao năng suất của toàn bộ nền kinh tế huyện.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành

a. Khu vực nông – lâm – thủy sản

Tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm khu vực nông - lâm-ngư nghiệp bình quân hàng năm tương đối cao, nhưng chưa ổn định do chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, biến động của giá cả thị trường; Giai đoạn 2001-2005 đạt 8,0%/năm; Giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 4,9%/năm, trong đó: Nông nghiệp đạt 4,27%, Lâm nghiệp đạt 7,69%, Thủy sản đạt 40,16%.

Khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện và nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm. Nếu như năm 2000 khu vực nông nghiệp chiếm 61,5% thì đến năm 2005 còn 55,6%, năm 2010 chiếm khoảng 56,9% trong cơ cấu kinh tế của Huyện.

Trong khu vực sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp có tỷ trọng cao và có xu hướng giảm dần, đến năm 2010 chiếm khoảng 88,8%. Ngành thủy sản có tỷ trọng đứng thứ hai trong khu vực sản xuất nông nghiệp và có xu hướng tăng, chiếm khoảng 10,9%. Ngành lâm nghiệp có tỷ trọng chưa đến 1% trong cơ cấu.

Bảng 2.11: Cơ cấu giá trị tăng thêm trong các ngành nông - lâm - thủy sản (giá hiện hành) (giá hiện hành) Các chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng (%) 100 100 100 100 100 100 100 - Nông nghiệp 91,45 93,61 90,06 83,92 91,93 88,89 88,75 - Lâm nghiệp 0,63 0,7 0,73 0,56 0,35 0,15 0,32 - Thuỷ sản 7,92 5,69 9,2 15,52 7,72 10,95 10,93

*Nông nghiệp

Là một địa phương có nền kinh tế thuần nông, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thoại Sơn. Mặt khác, việc sản xuất nông nghiệp của người dân Thoại Sơn lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Trong thời gian qua, mặc dù chịu tác động lớn của thiên tai, dịch bệnh và giá cả không ổn định, song với sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và con người có trình độ, kinh nghiệm trong sản xuất nên sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn đạt được những thành tựu to lớn. Trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm diện tích cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng chuyên canh và xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Giai đoạn 1990 – 2000:

Trồng trọt:

Điểm nổi bật trong kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn này chính là: Năm 1990 khi tuyến đê bao kiểm soát lũ triệt để được hoàn thành, huyện Thoại sơn chuyển từ 1 vụ lúa nước nổi sang 2 vụ lúa/năm. Và năm 1990 là bước ngoặt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn bởi sản lượng lương thực đạt được cao nhất toàn tỉnh lúc bấy giờ và cũng là thời điểm sản xuất lương thực của huyện đã trở thành sản xuất hàng hóa. Từ một huyện chủ yếu là lúa một vụ (lúa mùa) đã trở thành một huyện có diện tích lúa 2 vụ đứng hàng đầu của tỉnh [37].

Bảng 2.12: Diện tích và năng suất lúa bình quân từ 1985 - 1990

Đơn vị 1985 1990 1995 1999

+Tổng diện tích trồng lúa Ha 44.607 67.561 74.985 83.254

-Đông Xuân Ha 6.736 32.478 37.878 37.248

-Hè Thu Ha 8.043 34.550 37.107 37.246

-Lúa mùa Ha 29.828 533 Không còn 8.430(lúa tái sinh) +Năng suất bình quân tạ/ha 28,18 44,85 55,49 45,99 +Lương thực bq đầu người kg/người/

năm

779 2.260 2.759 2.177

(Nguồn: Thoại Sơn, 50 năm đấu tranh xây dựng 1945 – 1995 và Niên giám thống kê huyện qua các năm)

Đây là kết quả của việc chuyển đổi toàn bộ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn giải tán các đơn vị sản xuất tập thể làm ăn kém hiệu quả, giao máy móc nông nghiệp cho nông dân, tích cực giải quyết tranh chấp đất đai, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân để họ tự chủ sản xuất kinh doanh trên mảnh đất của mình theo luật pháp quy định. Đồng thời đó còn là kết quả của việc ban hành đồng bộ các biện pháp thâm canh, tăng vụ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp…Trong đó, thủy lợi là biện pháp chính để đưa vùng đất trũng nhiễm phèn nặng trở thành vùng lúa 2 vụ có năng suất cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)