Trong khi đó, chăn nuôi bò thịt tập trung chưa phải là thế mạnh của huyện. Số lượng đàn bò của huyện chiếm khoảng 3,2% đàn bò của An Giang. Bò được nuôi nhiều nhất ở thị trấn Óc Eo với số lượng chiếm trên 40% của toàn huyện. Bên cạnh đó, đàn trâu tuy có quy mô nhỏ nhưng có xu hướng ổn định và tăng . Còn chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng ngày càng tăng trong cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện. Thoại Sơn là một trong số các huyện nuôi gia cầm lớn nhất của tỉnh An Giang. Đến năm 2010, số lượng đàn gia cầm có khoảng 640 nghìn con, chiếm 13- 15% toàn tỉnh. Gia cầm của huyện nuôi tập trung chủ yếu ở xã Phú Thuận.
Bảng 2.33: Sự phân bố chủ yếu của các loại cây trồng, vật nuôi
STT Cây
trồng/vật nuôi
Địa bàn chủ yếu
1 Lúa Định Mỹ, Vĩnh Phú, Tây Phú, Mỹ Phú Đông, Vĩnh Khánh, Bình Thành, An Bình
2 Thủy sản Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Trạch, Phú Hòa 3 Heo Vĩnh Trạch, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Định Thành, Vọng
Đông
4 Bò Óc Eo
5 Gia cầm Phú Thuận
Nuôi trồng thủy sản cũng là một thế mạnh của huyện. Người dân đã tận dụng mặt nước ao, mương để nuôi trồng thủy sản. Trong đó, diện tích nuôi ao hầm có khoảng 122ha, nuôi chân ruộng có 394ha, tập trung ở các xã Phú Thuận, Vĩnh
Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Trạch và thị trấn Phú Hòa. Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm càng xanh cũng mang đến những đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện. Vùng nuôi tôm càng xanh đã được quy hoạch ở xã Phú Thuận.
+ Cơ cấu lãnh thổ ngành công nghiệp – xây dựng:
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Thoại Sơn tập trung chủ yếu ở thị trấn Núi Sập, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo, xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Phú, Định Thành, Định Mỹ, Thoại Giang và xã Vọng Đông. Tổng số các cơ sở và lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các thị trấn, xã này chiếm khoảng 76- 85% tổng cơ sở và lao động công nghiệp toàn Huyện.
Huyện đã định hướng phát triển và hoàn thành quy hoạch các cụm công nghiệp Phú Hòa, Định Thành và Vọng Thê. Trong đó, cụm công nghiệp Phú Hòa xây dựng hoàn thành và thu hút 2 công ty vào đầu tư (Công ty lương thực thực phẩm An Giang và Công ty thủy sản An Mỹ) đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Hiện nay, Thoại Sơn đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Phú Hòa và đã có hai nhà đầu tư đến tham gia đăng ký đầu tư là Xí nghiệp Mễ Cốc thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam thuê với diện tích 4,4ha và công ty Nam Á có 100% vốn nước ngoài thuê 1,1ha xây dựng nhà máy sản xuất mặt hàng thức ăn chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm. Đồng thời Thoại Sơn tiếp tục hình thành thêm ba cụm công nghiệp ở Vĩnh Trạch, Tây Sơn và Tân Thành để xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và thủy sản; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất gốm đen cao cấp…tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế.
+ Cơ cấu lãnh thổ ngành dịch vụ:
Các hoạt động dịch vụ sôi động diễn ra chủ yếu ở các thị trấn Núi Sập, Phú Hòa, Óc Eo, và chợ của các xã. Mạng lưới kinh doanh, thương mại liên tục tăng trong những năm trở lại đây.
Huyện xây dựng và đưa vào khai thác khu du lịch Núi Sập và khu di tích lịch sử, văn hóa Óc Eo. Đây là những khu di tích có tính đặc thù riêng và là nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất của huyện.
Cơ cấu lãnh thổ theo không gian đô thị
Quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra tương đối nhanh, đặc biệt là từ sau năm 2005.
Bảng 2.34: Dân số trung bình huyện chia theo khu vực thành thị và nông thôn
Năm Tổng số Dân số trung bình (người) Tỷ lệ (%) Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 1990 137.913 17.585 120.328 12,95 87,05 1995 150.806 19.297 131.509 12,8 87,2 2000 180.633 21.398 159.235 11,85 88,15 2005 190.052 45.613 144.439 24,0 76,0 2010 180.951 43.149 137.802 23,85 76,15 2012 181.194 43.602 137.592 24,1 75,9
(Nguồn: Xử lý số liệu từ niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 1990 - 2012)
Dân số thành thị tăng nhanh, từ khoảng 21,3 ngàn người vào năm 2000 (chiếm 11,85% dân số toàn Huyện) lên 43,6 ngàn người vào năm 2012 (chiếm khoảng 24,1% dân số toàn Huyện). Dân số thành thị của Huyện tập trung chủ yếu ở thị trấn Núi Sập, thị trấn Phú Hòa và thị trấn Óc Eo. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số thành thị của huyện Thoại Sơn so với tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh An Giang vẫn còn thấp (tỷ lệ này của Tỉnh đạt khoảng 28,4%).
Cùng với tốc độ phát triển nhanh của dân số khu vực thành thị, 3 thị trấn Núi Sập, Phú Hòa, Óc Eo là những đô thị đi đầu trong quá trình phát triển kinh tế của huyện, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, trở thành địa bàn quan trọng, có động lực to lớn trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Thị trấn Núi Sập: Thị trấn Núi Sập là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Thoại Sơn với diện tích tự nhiên 948,77 ha, cách trung tâm thành
phố Long Xuyên khoảng 20 km về hường Tây - Nam, bao gồm 5 ấp: ấp Đông Sơn 1, Đông Sơn 2, Tây Sơn, Nam Sơn và ấp Bắc Sơn.
Cơ cấu kinh tế của thị trấn phát triển theo hướng tăng dần chỉ số phát triển khu vực II (công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) và III (thương mại - dịch vụ), giảm dần chỉ số phát triển của khu vực I (nông nghiệp). Tính đến cuối năm 2009, cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm khoảng 23,48%, khu vực II chiếm 10,54% và khu vực III chiếm 65,98%. Là địa bàn có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh nhất trong 17 xã, thị trấn của huyện.