Biểu đồ cơ cấu kinh tế thị trấn Núi Sập năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 88 - 89)

Trong đó:

- Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp

Lĩnh vực trồng trọt: Trong những năm qua, thị trấn chủ yếu tập trung phát triển cây lúa và hoa màu, tổng diện tích gieo trồng trong năm 2009 là 1.334 ha, giảm 88 ha so với năm 2005. Tổng sản lượng lúa thu hoạch được trong năm 7.180 tấn, giảm 990 tấn so với năm 2005. Năng suất lúa bình quân đạt khoảng 18,29 tấn/ha/năm, hệ số sử dụng đất đạt khoảng 2,52 lần. Lương thực bình quân đầu người đạt 406kg/người/năm.

Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm: Ngành chăn nuôi không phải là thế mạnh của thị trấn, tuy nhiên trong thời gian qua, dù có sự biến động của giá cả thị trường, nhiều dịch bệnh xảy ra nhưng sản lượng đàn gia súc và gia cầm vẫn phát triển ổn định. Tính đến cuối năm 2009, tổng đàn gia súc có khoảng 873 con (trâu 23 con, bò 42 con, heo 740 con, dê 68 con) và gia cầm có khoảng 11.423 con (vịt 9.273 con, gà 1.700 con).

Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2009

Khu vực I; 23,48%

Khu vực II; 10,54% Khu vực III;

Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, toàn thị trấn có khoảng 21,62 ha diện tích đất nuôi trong thủy sản, giảm 20,38 ha so với năm 2005. Hình thức nuôi chủ yếu của địa phương là nuôi cá mặt nước, ao, hầm và nuôi thả lồng bè. Tổng sản lượng thủy sản trong năm đạt 202 tấn, bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt trên 63 triệu đồng/năm.

- Khu vực công nghiệp - TTCN

Trên địa bàn thị trấn không có khu hoặc cụm công nghiệp tập trung, các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của thị trấn là xay xát, chế biến nông thủy sản và các ngành nghề thủ công truyền thống. Hiện toàn thị trấn có 5 nhà máy xay xát và với trên 173 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thuộc hộ gia đình và cá nhân đã giải quyết việc làm cho khoảng 607 lao động.

- Khu vực thương mại – dịch vụ

Đây được xem là thế mạnh của thị trấn trong thời gian qua, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của thị trấn là mua bán các mặt hàng nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ khác… Đặc biệt, địa phương có 1 chợ thương mại với 791 cơ sở đang hoạt động, kinh doanh thu hút trên 1.500 lao động.

Thị trấn ÓC Eo: Óc Eo là 1 trong 3 thị trấn của huyện Thoại Sơn với diện tích tự nhiên 1.213,11 ha, nằm về phía Tây của trung tâm huyện, cách trung tâm huyện khoảng 12,5 km và cách thành phố Long Xuyên khoảng 36 km, bao gồm 4 ấp: ấp Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Tân Đông và ấp Trung Sơn.

Cơ cấu kinh tế của thị trấn phát triển theo hướng tăng dần chỉ số phát triển khu vực II (CN-TTCN) và III (TM-DV), giảm dần chỉ số phát triển của khu vực I (NN). Tính đến cuối năm 2009, cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm khoảng 62,86%, khu vực II chiếm 8,02% và khu vực III chiếm 29,12%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)