Kết quả đạt được từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 94 - 108)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Đánh giá về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn gia

3.1.1. Kết quả đạt được từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch CCKT dẫn tới những chuyển dịch về cơ cấu lao động

Biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung sẽ dẫn tới biến đổi cơ cấu lao động. Quá trình chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch của cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn. Lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất cao và nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế.

Hình 3.1: Biến động cơ cấu lao động huyện Thoại Sơn giai đoạn 2000-2012 (Nguồn: Xử lý số liệu từ niên giám thống kê huyện Thoại Sơn) (Nguồn: Xử lý số liệu từ niên giám thống kê huyện Thoại Sơn)

Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Thoại Sơn có khoảng trên 119.576 lao động vào năm 2010 và 119.602 lao động vào năm 2012. Trong đó, lao động làm việc trong các ngành kinh tế có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:

- Lao động làm việc trong sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu trong tổng lao động làm việc trên địa bàn huyện và đang có xu hướng giảm về tỷ trọng. Năm

2000, lao động trong khu vực I chiếm tới 85,1% và năm 2010 lao động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệpcó khoảng 79.360 người, chiếm 66,6% trong tổng lao động, đến năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 56,5%.

- Lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng có quy mô nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu lao động của huyện. Năm 2000, tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 4,2%, đến năm 2012, có khoảng 13.728 lao động, chiếm 11,5% trong tổng lao động. Như vậy, sau 12 năm, tỷ lệ lao động của khu vực II tăng 7,3%.

- Lao động trong khu vực dịch vụ có xu hướng tăng qui mô và tỷ trọng trong cơ cấu lao động của huyện. Năm 2000, lao động hoạt động trong khu vực dịch vụ chiếm 10,7%; đến năm 2010, có 32.013 lao động hoạt động trong khu vực dịch vụ, chiếm khoảng 26,9% và năm 2012 chiếm 32% trong tổng số lao động của huyện.

Hình 3.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2000 và 2010 (Nguồn: Số liệu điều tra dân số huyện Thoại Sơn thời điểm 01/07/2009, NGTK 2011) (Nguồn: Số liệu điều tra dân số huyện Thoại Sơn thời điểm 01/07/2009, NGTK 2011)

Nông nghiệp là nghề chính của người dân địa phương nơi đây, ngoài ra người dân còn làm thêm các nghề phụ để tăng thêm thu nhập cho gia đình, có thể vào thời gian nông nhàn hoặc gia đình có nhiều lao động họ tranh thủ ngoài làm các công việc phục vụ sản xuất nông nghiệp còn làm thêm các nghề khác. Trong khoảng thời gian 2007-2012, tỷ lệ lao động nông nghiệp đi làm nghề phụ tăng lên đến 24,5%, so với giai đoạn 2000-2005 là 21,3% và trước năm 2000 là 18.1%.

Theo kết quả khảo sát của học viên tại địa phương cho thấy số lượng ngành nghề tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây. Ở mức độ những ngành nghề phụ được đánh giá tăng lên rất nhiều có một số ngành nghề như buôn bán vật tư nông

nghiệp, tạp hóa, bán hàng ăn/uống. Những hộ làm thêm các nghề như mở dịch vụ thể thao, âm nhạc tăng tương đối ít. Kết quả khảo sát tháng 5/2014 tại địa phương huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang có ngành nghề tăng lên rất nhiều, những cũng có những ngành nghề tăng ít hoặc thậm chí không tăng trong thời gian từ năm 1986 đến nay. Ở mức độ những ngành nghề phụ được đánh giá tăng lên rất nhiều có một số ngành nghề như: buôn bán tạp hóa, bán hàng ăn/uống/bia chiếm (25.8%); Làm thuê/mướn (22.9%); cày bừa thuê (19.0%). Những hộ làm thêm các nghề được người dân đánh giá không tăng trong thời gian từ năm 1986 đến nay là: mở dịch vụ thể thao (11.1%), mở dịch vụ âm nhạc (11.8%). Chỉ có tỷ lệ người dân đánh giá một số ngành nghề giảm đi, giảm đi rất nhiều.

Một bộ phận người dân không có ý kiến đánh giá khi được hỏi về thực trạng số hộ làm thêm nghề phụ trong địa phương từ năm 1986 đến nay khá cao, trong số họ không muốn đánh giá, những có những người không biết rõ về thực trạng này nên không đánh giá.

Bảng 3.1: Nghề nghiệp làm thêm của các hộ gia đình làm nông nghiệp (Đơn vị: %) làm nông nghiệp (Đơn vị: %)

Tần số (người) Tần suất (%) Nghề thủ công 7 2.3 Làm thuê 40 13.1 Buôn bán tạp hóa 11 3.6 Vận chuyển/bốc xếp 5 1.6 Dịch vụ môi giới 1 0.3 Bảo vệ 94 30.7 Xây dựng thuê 1 0.3 Mở dịch vụ thể thao 0 0.0 Bán hàng ăn/uống/bia 7 2.3 Mở dịch vụ âm nhạc 0 0.0

Mở đại lý điện thoại 0 0.0

Cầm đồ 1 0.3

Dịch vụ xay xát 0 0.0

Cày bừa thuê 11 3.6

Khác (công nhân, cửa hàng vật liệu xây dựng…)

14 4.6

Nhìn chung cơ hội làm thêm nghề phụ ở địa phương huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trong những năm đổi mới từ 1986 đến nay có nhiều cơ hội hơn chiếm (39.5%). Chỉ có (11.8%) trong số những người được hỏi đánh giá cơ hội ít hơn (9.8%) và như cũ (11.8%), không có cơ hội (0.7%). Một số người không có ý kiến khi được hỏi về vấn đề này (38.2%).

Bảng 3.2: Thực trạng số hộ làm dịch vụ buôn bán so với trước năm 2000 (Đơn vị:%) so với trước năm 2000 (Đơn vị:%)

Tăng nhiều Tăng ít Không thay đổi Giảm ít Giảm rất nhiều Không ý kiến Cho thuê máy móc Nông

nghiệp 5.2 12.4 8.2 1.3 1.0 71.9

Sửa chữa cơ khí, sản xuất 4.6 16.3 3.9 0.3 0.0 74.9

Dịch vụ xay xát 5.9 16.3 3.6 0.0 0.0 74.2

Chế biến sản phẩm nông

nghiệp 1.3 16.0 7.5 0.0 0.0 75.2

Dịch vụ vận chuyển/ bốc

xếp (xe, thuyền) 7.2 17.3 2.3 0.0 0.0 73.3

Cửa hàng buôn bán vật tư

nông nghiệp 14.7 13.7 1.0 0.0 0.0 70.6

Cửa hàng bán sản phẩm

công nghiệp, đồ tiêu dùng 11.8 12.4 1.6 0.3 0.0 73.9

Bán hàng tạp hóa 20.9 10.5 0.0 0.0 0.0 68.6

Mở đại lý điện thoại 10.8 7.5 2.6 3.6 4.2 71.3 Bán hàng ăn/uông/bia 21.6 7.5 0.3 0.0 0.7 69.9

May mặc 5.2 16.3 1.0 3.6 1.0 72.9

Các hoạt động dịch vụ (cắt,

uốn, sấy tóc) 8.2 16.7 0.7 0.3 0.0 74.1

Cầm đồ 6.5 17.0 2.0 0.0 0.0 74.5

Bảo vệ/trông xe… 2.9 15.0 6.5 0.0 0.0 75.6

Những dịch vụ buôn bán tăng lên nhiều là: Bán hàng ăn/uông/bia (21.6%); Bán hàng tạp hóa (20.9%); Cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp (14.7%); Cửa hàng bán sản phẩm công nghiệp, đồ tiêu dùng (11.8%). Những dịch vụ buôn bán tăng lên ít: Dịch vụ vận chuyển/ bốc xếp (xe, thuyền) (17.3%); cầm đồ (17.0%) và những dịch vụ sửa chữa cơ khí, sản xuất, cửa hàng xay xát, chế biến sản phẩm nông nghiệp…

Như vậy có thể thấy, mặc dù cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp vẫn còn cao, sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhìn chung tương đối hợp lý, gắn liền với sự tăng trưởng mạnh của ngành dịch vụ. Lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao làm nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế.

Biến động sử dụng đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Thoại Sơn có 46.871 ha, chiếm gần 13,3% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh An Giang. Kết quả thực hiện sử dụng đất đến năm 2010 của huyện như sau:

- Đất nông nghiệp: chiếm khoảng 88,0% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 97,4% trong diện tích đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp có khoảng 147 ha, tập trung chủ yếu ở thị trấn Óc Eo. Đất nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng ngày càng tăng, có khoảng 824 ha. Trong đất sản xuất nông nghiệp, thì đất trồng cây hàng năm chiếm đến 97,4% (chủ yếu là đất trồng lúa), đất trồng cây lâu năm chiếm 2,6%.

- Đất phi nông nghiệp: có xu hướng ngày càng tăng, có khoảng 5.583 ha, chiếm 11,9% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất ở chiếm khoảng 24,2%, đất chuyên dùng chiếm 75,1% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất chưa sử dụng hiện còn khá ít, chỉ có khoảng 52 ha, chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây.

Qua bảng số liệu cho thấy: diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp lại, từ 41.687 năm 2005 xuống còn 41.472 năm 2012 (giảm 22ha).Trong đó: diện tích đất trồng cây hàng năm và đất trồng lúa giảm, diện tích đất, diện tích đất trồng cây lâu năm và diện tích nuôi trồng thủy sản tăng.Đất phi nông nghiệp cũng

có xu hướng tăng, trong đó, đất ở và đất chuyên dùng tăng mạnh.Diện tích đất chưa sử dụng cũng bị giảm 82ha so với năm 2005 là 100ha (giảm 18ha).

Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện đã được khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở các khu vực có nguồn nước tưới đã được đầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch mục đích sử dụng đất có chiều hướng tích cực và mang lại hiệu quả cao. Diện tích đất chưa sử dụng còn ít, cũng sẽ được khai thác và đưa vào sử dụng hợp lý trong thời gian tới.

Bảng 3.3: Biến động sử dụng đất đai(Đơn vị: ha)

Các chỉ tiêu 2005 2007 2008 2009 2010 2012 2012 -2005 Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) 46.872 46.872 46.872 46.886 46.871 46.885 13 I. Đất nông nghiệp 41.687 41.594 41.587 41.261 41.236 41.472 -22

Tỷ lệ so với DTTN 88,9 88,7 88,7 88,0 88 88,4 -5

1. Đất sản xuất nông nghiệp 40.944 40.736 40.718 40.193 40.159 40.408 -536 1.1. Đất trồng cây hàng năm 40.039 39.838 39.816 39.145 39.110 39.353 -686 - Đất trồng lúa 40.031 39.829 39.808 39.090 39.055 39.299 -732 - Đất trồng cây hàng năm khác 8 8 8 55 55 55 47 1.2. Đất trồng cây lâu năm 905 898 902 1.049 1.049 1.054 149 2. Đất lâm nghiệp 167 167 167 147 147 146 -21 3. Đất nuôi trồng thủy sản 576 586 597 824 824 821 245 4. Đất nông nghiệp khác 0 105 105 97 106 97 97 II. Đất phi nông nghiệp 5.085 5.181 5.190 5.542 5.583 5.330 245

Tỷ lệ so với DTTN 10,8 11,1 11,1 11,8 11,9 11,4 6

1. Đất ở 1.217 1.253 1.252 1.317 1.350 1.321 104 2. Đất chuyên dùng 3.816 3.883 3.892 4.186 4.195 3.970 154 3. Đất phi nông nghiệp khác 52 46 46 38 38 -52 III. Đất chưa sử dụng 100 97 95 82 52 82 -18

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, 2012, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Thoại Sơn; uy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang)

Các mô hình kinh tế mới

Sự xuất hiện của các mô hình kinh tế mới có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thoại Sơn. Bên cạnh việc trồng lúa, người dân đã kết hợp làm thêm các mô hình kinh tế mới để tăng thu nhập cho hộ gia đình. Một số mô hình kinh tế mới phổ biến ở huyện như:

+ Mô hình trồng lúa 3 vụ:

Theo các tài liệu của huyện và kết quả khảo sát cho thấy mô hình sản xuất lúa vụ ba ở Thoại Sơn được người dân bắt đầu thực hiện từ sau những năm 1990, đặc biệt là từ năm 2000, huyện Thoại Sơn đã đưa toàn bộ diện tích sản xuất lúa hiện có vào sản xuất vụ ba.

Hình 3.3: Tình hình sản xuất lúa của các hộ ở Thoại Sơn trước năm 2000 và hiện nay (theo số hộ được phỏng vấn)

Biểu đồ trên cho thấy trước những năm 2000 đa số các hộ gia đình được khảo sát đều gieo cấy 2 vụ, nhưng từ sau 2000 đến hiện nay đa số hộ gia đình ở Thoại Sơn đã chuyển sang làm ba vụ lúa. Điều này cho thấy người dân Thoại Sơn đã biết tận dụng tối đa, khai thác mọi tiềm năng của đất nông nghiệp, nhiều mô hình canh tác, cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi đặc biệt việc sản xuất thêm lúa vụ 3 làm tăng sản lượng lúa đáp ứng nhu cầu xã hội và tăng hiệu quả của nông hộ chuyên canh lúa.

Từ năm 2000 thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cũng làm, huyện Thoại Sơn đã tích cực xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, với hệ thống đê bao khép kín đã phát triển sản xuất vụ 3 cho hơn 30 ngàn ha đất nông nghiệp, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa cây trồng vật

nuôi, đa dạng các loại hình sản xuất, tăng năng suất cây trồng…nên giá trị sản lượng ngành nông nghiệp của huyện luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.

Theo phỏng vấn thực tế người dân trên địa bàn huyện cho biết, kể từ khi làm lúa vụ 3, thu nhập của người nông dân được cải thiện đáng kể, vừa tăng năng suất và sản lượng lúa trong năm, vừa giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy năng suất vụ 3(vụ thu đông) có kém hơn so với vụ đông xuân chỉ đạt 7 - 8 tấn/ha, nhưng do trái mùa, (nhiều nơi không trồng lúa vụ 3) nên lúa lại được giá bán cao hơn. Lúa vụ 3 không chỉ cải thiện đời sống cho người nông dân mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ tiêu dùng vào xuất khẩu.

+ Mô hình kết hợp lúa – tôm:

Huyện Thoại Sơn được mệnh danh là vương quốc tôm càng xanh ở An Giang. Tôm càng xanh được nuôi chủ yếu ở các xã: Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Phú Hòa. Với diện tích nuôi tôm ban đầu là 3ha (2000), đến đầu năm 2004, diện tích đăng kí nuôi tôm càng xanh lên tới 417,3 ha và năm 2008 là 384,9 ha, đến nay, năm 2014 diện tích nuôi tôm chỉ còn 282,9 ha. (Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn)

Có thể nói, trong nhiều năm qua mô hình nuôi tôm càng xanh đã mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tính bình quân sau 6 tháng nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế từ 0,8 – 1 tấn/ha và lãi suất từ 25 đến 30 triệu đồng. Cùng vơí việc đem lại hiệu quả kinh tế cao thì mô hình nuôi tôm cũng góp phần tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là người nông dân nghèo trong huyện. Nuôi tôm đem lại việc làm cho khoảng 3200 lao động và có thu nhập bình quân từ 15.000 – 20.000đ/ngày/ người (Phòng NN và PTNT huyện Thoại Sơn, 2004).

+ Mô hình trồng màu:

Mô hình này đang được triển khai tại xã Bình Thành, mỗi năm người nông dân trồng 3 vụ màu với các loại cây trồng như rau muống, rau tai tượng, rau húng, cải ngọt, mướp, bầu, ngô, sung, dưa leo, dưa gang… Thường thì người nông dân không thuê lao động, tự gia đình trồng lấy công làm lãi. Vốn đầu tư cho các loại rau không nhiều (dưa leo khoảng 60 triệu Đồng/vụ). Hiệu quả kinh tế đối với đất của nhà vào khoảng 5 triệu/công đất/vụ, còn đất thuê thì mỗi công lãi được 2 triệu (phỏng vấn hộ gia đình). Ưu điểm của mô hình này là trồng màu ngắn ngày, dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, có đầu ra ổn định, lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với

trồng lúa, thời gian gieo trồng đến lúc thu hoạch ngắn nên bà con có thể trồng được nhiều vụ trong năm.

+ Mô hình trồng nấm rơm:

Với chi phí làm trại khoảng 23 – 24 triệu đồng trên diện tích 120m2, năng xuất bình quân đạt 1,6 – 1,7 kg/m2mô, giá bán trung bình từ 50.000 - 60.000 đồng/kg thì lợi nhuận thu được từ 3 – 3,5 triệu đồng/vụ(1,5 tháng). Thuận lợi của mô hình này là hiệu quả sản xuất cao, do chủ động được thời tiết, chăm sóc và thu hoạch dễ dàng, đặc biệt ít tốn nguồn nguyên liệu như cách trồng truyền thống ngoài trời do không sử dụng rơm áo. Mô hình dễ áp dụng cho quy mô hộ gia đình vì nguồn nguyên liệu rất dồi dào tại địa phương sau mỗi vụ thu hoạch lúa, dễ quản lý, chăm sóc, năng suất cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con lúc nông nhàn. Mô hình thích hợp với các hộ ít đất hoặc không có đất sản xuất. Việc gom rơm sau thu hoạch giúp vệ sinh đồng ruộng. Giá bán ổn định, có người đến tận nhà thu mua. Mô hình này ít tốn kém chi phí, lợi nhuận cao, nông dân dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên do lúa được thu hoạch bằng máy nên rât khó gom rơm, người trông nấm phải đầu tư thêm kinh phí thuê mướn người gom rơm.Hiện nay, mô hình trồng nấm rơm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 94 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)