Tình hình pháttriển chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 64 - 65)

Các chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Số lượng đàn - Đàn trâu Con 146 266 313 419 674 614 670 - Đàn bò Con 468 2.179 2.122 2.368 1.585 1.378 2.000 - Đàn heo Con 32.395 29.245 35.837 31.566 28.980 37.000 40.000 - Gia cầm 1000 con 213,6 241,3 389,2 653,5 530,0 453,0 640,0 2. Sản phẩm chăn nuôi - Thịt trâu, bò tấn 292 1.161 1.157 1.324 1.073 946 1.268 - Thịt heo hơi tấn 30,8 27,8 34,0 30,0 27,5 33,0 38,0 - Thịt gia cầm tấn 181,6 205,1 330,8 555,5 450,5 504,0 544,0

- Trứng các loại triệu quả 15,8 17,9 28,8 48,4 39,2 43,9 48,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2010)

Chăn nuôi bò thịt tập trung chưa phải là thế mạnh của huyện trong tỉnh. Số lượng đàn bò của huyện chiếm khoảng 3,2% đàn bò của Tỉnh. Bò được nuôi nhiều nhất ở thị trấn Óc Eo với số lượng chiếm trên 40% của toàn huyện. Bên cạnh đó, đàn trâu tuy có quy mô nhỏ nhưng có xu hướng ổn định và tăng.

Chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng ngày càng tăng trong cơ cấu của ngành chăn nuôi. Thoại Sơn nằm trong các huyện nuôi gia cầm lớn nhất của tỉnh An Giang. Đến năm 2010, số lượng đàn gia cầm có khoảng 640 nghìn con, chiếm 13- 15% toàn Tỉnh. Gia cầm của huyện nuôi tập trung chủ yếu ở xã Phú Thuận.

Cho đến nay, công tác phòng ngừa dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng ở gia súc luôn được quan tâm triển khai thực hiện tốt. Đồng thời, ngành đang tích cực chỉ đạo việc chuyển đổi hình thức chăn nuôi quảng canh sang phát triển chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại quy mô nhỏ và vừa.

Nhìn chung, ngành chăn nuôi trong thời gian qua đã phát triển ổn định trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Hệ thống giống gia súc, gia cầm bước đầu được hình

thành, chất lượng nguồn giống ngày một nâng cao, quy trình công nghệ chăn nuôi đã được chú ý hơn. Việc tăng cường ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm chuyên môn hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thủy sản

Thoại Sơn là huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất so với các huyện khác trong tỉnh, chiếm 30,6%. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh tập trung ở các huyện Châu Phú, Phú Tân, Long Xuyên và Chợ Mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)