Thực trạng số hộ làm dịch vụ buôn bán so với trước năm 2000

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 97 - 99)

so với trước năm 2000 (Đơn vị:%)

Tăng nhiều Tăng ít Không thay đổi Giảm ít Giảm rất nhiều Không ý kiến Cho thuê máy móc Nông

nghiệp 5.2 12.4 8.2 1.3 1.0 71.9

Sửa chữa cơ khí, sản xuất 4.6 16.3 3.9 0.3 0.0 74.9

Dịch vụ xay xát 5.9 16.3 3.6 0.0 0.0 74.2

Chế biến sản phẩm nông

nghiệp 1.3 16.0 7.5 0.0 0.0 75.2

Dịch vụ vận chuyển/ bốc

xếp (xe, thuyền) 7.2 17.3 2.3 0.0 0.0 73.3

Cửa hàng buôn bán vật tư

nông nghiệp 14.7 13.7 1.0 0.0 0.0 70.6

Cửa hàng bán sản phẩm

công nghiệp, đồ tiêu dùng 11.8 12.4 1.6 0.3 0.0 73.9

Bán hàng tạp hóa 20.9 10.5 0.0 0.0 0.0 68.6

Mở đại lý điện thoại 10.8 7.5 2.6 3.6 4.2 71.3 Bán hàng ăn/uông/bia 21.6 7.5 0.3 0.0 0.7 69.9

May mặc 5.2 16.3 1.0 3.6 1.0 72.9

Các hoạt động dịch vụ (cắt,

uốn, sấy tóc) 8.2 16.7 0.7 0.3 0.0 74.1

Cầm đồ 6.5 17.0 2.0 0.0 0.0 74.5

Bảo vệ/trông xe… 2.9 15.0 6.5 0.0 0.0 75.6

Những dịch vụ buôn bán tăng lên nhiều là: Bán hàng ăn/uông/bia (21.6%); Bán hàng tạp hóa (20.9%); Cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp (14.7%); Cửa hàng bán sản phẩm công nghiệp, đồ tiêu dùng (11.8%). Những dịch vụ buôn bán tăng lên ít: Dịch vụ vận chuyển/ bốc xếp (xe, thuyền) (17.3%); cầm đồ (17.0%) và những dịch vụ sửa chữa cơ khí, sản xuất, cửa hàng xay xát, chế biến sản phẩm nông nghiệp…

Như vậy có thể thấy, mặc dù cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp vẫn còn cao, sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhìn chung tương đối hợp lý, gắn liền với sự tăng trưởng mạnh của ngành dịch vụ. Lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao làm nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế.

Biến động sử dụng đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Thoại Sơn có 46.871 ha, chiếm gần 13,3% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh An Giang. Kết quả thực hiện sử dụng đất đến năm 2010 của huyện như sau:

- Đất nông nghiệp: chiếm khoảng 88,0% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 97,4% trong diện tích đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp có khoảng 147 ha, tập trung chủ yếu ở thị trấn Óc Eo. Đất nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng ngày càng tăng, có khoảng 824 ha. Trong đất sản xuất nông nghiệp, thì đất trồng cây hàng năm chiếm đến 97,4% (chủ yếu là đất trồng lúa), đất trồng cây lâu năm chiếm 2,6%.

- Đất phi nông nghiệp: có xu hướng ngày càng tăng, có khoảng 5.583 ha, chiếm 11,9% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất ở chiếm khoảng 24,2%, đất chuyên dùng chiếm 75,1% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất chưa sử dụng hiện còn khá ít, chỉ có khoảng 52 ha, chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây.

Qua bảng số liệu cho thấy: diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng thu hẹp lại, từ 41.687 năm 2005 xuống còn 41.472 năm 2012 (giảm 22ha).Trong đó: diện tích đất trồng cây hàng năm và đất trồng lúa giảm, diện tích đất, diện tích đất trồng cây lâu năm và diện tích nuôi trồng thủy sản tăng.Đất phi nông nghiệp cũng

có xu hướng tăng, trong đó, đất ở và đất chuyên dùng tăng mạnh.Diện tích đất chưa sử dụng cũng bị giảm 82ha so với năm 2005 là 100ha (giảm 18ha).

Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện đã được khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở các khu vực có nguồn nước tưới đã được đầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch mục đích sử dụng đất có chiều hướng tích cực và mang lại hiệu quả cao. Diện tích đất chưa sử dụng còn ít, cũng sẽ được khai thác và đưa vào sử dụng hợp lý trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)