:Sản lượng lúa huyện Thoại Sơnqua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 62 - 84)

Bên cạnh trồng lúa, người dân còn thực hiện mô hình sản xuất lúa - nuôi trồng thủy sản và lúa - màu cho hiệu quả kinh tế khá cao, tạo cho bộ mặt nông thôn được thay đổi nhanh chóng, nâng cao mức sống cho người dân.

- Cây hoa màu:

Diện tích trồng hoa màu tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tại địa phương. Trong đó, diện tích gieo trồng rau, đậu các loại chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 520 ha vào năm 2010, tăng 2,5 lần so với năm 2005. Tuy diện tích và sản lượng có tăng nhưng quy mô vẫn còn khá nhỏ, chiếm 1,1% về diện tích và 0,7% về sản lượng so với toàn Tỉnh. Diện tích gieo trồng bắp tăng từ 28 ha năm 2000 lên 33 ha năm 2005 và lên 95 ha năm 2010.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một phần diện tích trồng cây dược liệu. Tuy chưa thống kê chính thức về mức đóng góp, nhưng giá trị kinh tế của cây dược

liệu ngày càng cao. Vùng trồng nhiều cây dược liệu là trên triền núi Ba Thê-Thị trấn Óc Eo với diện tích 10 ha (năm 2008), bao gồm các loại như: Đinh Lăng lá nhỏ, sâm đất, Xuyên khung, Hà Thủ Ô, Ngãi vàng, Ngãi đen, Các lồi…

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang phát triển theo hướng chuyên sâu, tạo sự bền vững và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong sản xuất, nhiều mô hình đem lại hiệu quả cao ngày càng được nhân rộng. Thoại Sơn đang thực hiện mô hình thí điểm “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới xây dựng mô hình lúa thâm canh tổng hợp”, thực hiện thành công chương trình “3 giảm, 3 tăng”, chương trình “1 phải, 5 giảm” đã nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn[10].

Bảng 2.17: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện Thoại Sơn năm 2012 (ĐVT: Triệu đồng) (ĐVT: Triệu đồng)

Theo giá cố định 1994 Theo giá hiện hành

Tổng 1.221.573 4.233.817

Cây lương thực có hạt 1.186.874 4.119.561

Các loại cây chất bột 104 820

Rau đậu các loại 15.212 71.480

Cây công nghiệp hàng năm 72 259

Cây lâu năm 6.147 14.145

Sản phẩm phụ trồng trọt 13.164 27.552

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn năm 2012)

Nhìn chung, sản xuất trồng trọt trong những năm qua phát triển khá ổn định. Cùng với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, chủ động được nguồn nước tưới, việc nâng cao cải tiến nguồn giống, kỹ thuật canh tác… góp phần thâm canh, tăng năng suất, đảm bảo cung cấp số lượng hàng hoá lớn cho thị trường và chất lượng sản phẩm ngày càng được khẳng định.

Chăn nuôi:

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi liên tiếp chịu tác động của nhiều loại dịch bệnh. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi huyện Thoại Sơn cũng đã có những bước phát triển khá ổn định. Thoại Sơn là một trong hai huyện tập trung nuôi heo

nhiều nhất của tỉnh, chăn nuôi heo vẫn là thế mạnh truyền thống của Thoại Sơn, với 40.000 con, chiếm khoảng 18-20% tổng đàn heo của toàn Tỉnh. Nuôi heo phân bố ở khắp các xã, trong đó tập trung nhiều ở các xã Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Định Thành, Vọng Đông và nhiều nhất là ở xã Vĩnh Trạch.

Bảng 2.18: Tình hình phát triển chăn nuôi

Các chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Số lượng đàn - Đàn trâu Con 146 266 313 419 674 614 670 - Đàn bò Con 468 2.179 2.122 2.368 1.585 1.378 2.000 - Đàn heo Con 32.395 29.245 35.837 31.566 28.980 37.000 40.000 - Gia cầm 1000 con 213,6 241,3 389,2 653,5 530,0 453,0 640,0 2. Sản phẩm chăn nuôi - Thịt trâu, bò tấn 292 1.161 1.157 1.324 1.073 946 1.268 - Thịt heo hơi tấn 30,8 27,8 34,0 30,0 27,5 33,0 38,0 - Thịt gia cầm tấn 181,6 205,1 330,8 555,5 450,5 504,0 544,0

- Trứng các loại triệu quả 15,8 17,9 28,8 48,4 39,2 43,9 48,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2010)

Chăn nuôi bò thịt tập trung chưa phải là thế mạnh của huyện trong tỉnh. Số lượng đàn bò của huyện chiếm khoảng 3,2% đàn bò của Tỉnh. Bò được nuôi nhiều nhất ở thị trấn Óc Eo với số lượng chiếm trên 40% của toàn huyện. Bên cạnh đó, đàn trâu tuy có quy mô nhỏ nhưng có xu hướng ổn định và tăng.

Chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng ngày càng tăng trong cơ cấu của ngành chăn nuôi. Thoại Sơn nằm trong các huyện nuôi gia cầm lớn nhất của tỉnh An Giang. Đến năm 2010, số lượng đàn gia cầm có khoảng 640 nghìn con, chiếm 13- 15% toàn Tỉnh. Gia cầm của huyện nuôi tập trung chủ yếu ở xã Phú Thuận.

Cho đến nay, công tác phòng ngừa dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng ở gia súc luôn được quan tâm triển khai thực hiện tốt. Đồng thời, ngành đang tích cực chỉ đạo việc chuyển đổi hình thức chăn nuôi quảng canh sang phát triển chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại quy mô nhỏ và vừa.

Nhìn chung, ngành chăn nuôi trong thời gian qua đã phát triển ổn định trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Hệ thống giống gia súc, gia cầm bước đầu được hình

thành, chất lượng nguồn giống ngày một nâng cao, quy trình công nghệ chăn nuôi đã được chú ý hơn. Việc tăng cường ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm chuyên môn hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thủy sản

Thoại Sơn là huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất so với các huyện khác trong tỉnh, chiếm 30,6%. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh tập trung ở các huyện Châu Phú, Phú Tân, Long Xuyên và Chợ Mới.

Bảng 2.19: Một số chỉ tiêu phát triển ngành thuỷ sản

Các chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1. D/tích nuôi trồng th.sản Ha 191 701 714 1.088 576 1.050 1.270 Trong đó: nuôi tôm 521 532 527 407 365 521 2. Sản lượng thuỷ sản Tấn 12.421 10.924 49.581 40.589 38.352 58.103 - Sản lượng nuôi trồng 5.459 5.921 4.624 43.381 37.668 36.365 55.003 Trong đó: tôm nuôi 1 521 639 632 488 428 313 - Sản lượng khai thác 7.678 6.500 6.300 6.200 2.921 1.987 3.100

* Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2010

Nuôi trồng thuỷ sản nhìn chung có xu hướng phát triển. Đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản có 1.270 ha và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt khoảng 55 nghìn tấn vào năm 2010, chiếm khoảng 6,2% của tỉnh An Giang. Trong đó, mô hình kết hợp nuôi cá tôm trên ruộng lúa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng mặt nước ao, mương để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi ao hầm có khoảng 122 ha, nuôi chân ruộng có 394 ha, tập trung ở xã Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Trạch và thị trấn Phú Hoà. Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm càng xanh đã mang đến sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Huyện đã quy hoạch vùng nuôi tôm ở xã Phú Thuận. Đồng thời, mô hình nuôi cá tra theo hướng công nghiệp cũng có nhiều kết quả khả quan.

Hình 2.7: Thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản Thoại Sơn qua các năm

Theo kết quả khảo sát thực địa tháng 5/2014ở Thoại Sơn cho thấy sản lượng cá thu được người dân cho biết thấp nhất có hộ thu 700kg/vụ/năm từ 1000kg đến 7000 kg/vụ/năm. Mang lại giá trị từ 64 triệu đồng đến 350 triệu đồng/vụ/năm. Ngoài nuôi cá, người dân còn nuôi tôm, nhưng số lượng người nuôi không nhiều. Sản lương tôm thu được/vụ/năm thấp nhất có hộ 1000kg, cao nhất có hộ thu được 24.000kg. Một số hộ thu được từ 2000kg đến 2500kg/vụ/năm. Giá trị từ tôm thu mua người dân bán được từ 250 triệu đồng đến 400 triệu đồng/vụ/năm. Chính giá trị từ nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu lớn cho người dân, nếu như thời tiết ổn định, giá trị thu mua cao cũng như giá cả thị trường không biến động…

Bảng 2.20: Loại hình nuôi trồng thủy sản của gia đình

Tần số (người) Tần suất (%)

Nuôi lồng bè 0 0.0

Quảng canh 1 3.7

Bán thâm canh 1 3.7

Thâm canh 21 77.8

Nuôi công nghiệp 0 0.0

Khác 2 7.4

(Nguồn: kết quả khảo sát tháng 5/2014 tại huyện Thoại Sơn, An Giang)

Loại hình nuôi trồng thủy sản của gia đình ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang phần lớn là thâm canh chiếm (77.8%), một số hộ nuôi bán thâm canh, quảng canh và hình thức khác.

Bảng 2.21: Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Thoại Sơn năm 2012 (ĐVT: Triệu Đồng) (ĐVT: Triệu Đồng)

Theo giá cố định 1994 Theo giá hiện hành

Tổng 263.532 961.104

I. Đánh bắt thủy sản 16.680 12.604

- Cá 10.800 4

-Tôm - -

- Thủy sản khác 5.880 12.600

II. Nuôi trồng thủy sản 239.852 864.500

- Cá các loại 9.932 62.400 - Cá Tra 188.800 660.800 - Tôm 33.120 71.300 - Thủy sản khác 8.000 70.000 III. Dịch vụ thủy sản 7.000 84.000 - Sản xuất giống 7.000 84.000

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn năm 2012)

Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp huyện Thoại Sơn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu đất nông nghiệp (0,4%) hiện là 147 ha. Toàn bộ diện tích là rừng đặc dụng, tập trung chủ yếu ở thị trấn Óc Eo với 120 ha rừng trồng bao quanh núi Ba Thê, tạo tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái. Đến nay, huyện đã trồng mới khoảng 160 ngàn cây bạch đàn, 26 ngàn cây tre, trúc, tầm vông, 7 ngàn cây đặc sản (tre mạnh tông, tre tàu); 27 ngàn cây lâm nghiệp khác.

Nhìn chung, giá trị đóng góp của ngành lâm nghiệp trong khu vực nông lâm ngư nghiệp là không đáng kể. Tiềm năng khai thác phát triển du lịch sẽ có ý nghĩa thiết thực và giá trị hơn.

b. Khu vực công nghiệp và xây dựng

Ngành công nghiệp - xây dựng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn. Tỷ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng chiếm khoảng 7,6% trong tổng giá trị tăng thêm của kinh tế Huyện vào năm 2010.

Bảng 2.22: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng (ĐVT: tỷ đồng, %) (ĐVT: tỷ đồng, %)

Các chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng bình quân (%) 2001-2005 2006-2010 1. Giá so sánh 1994 (tỷ đồng) 28,6 61,3 73,5 90,8 117,6 166,8 232,1 16,4 30,5 - Công nghiệp 19,3 37,0 43,8 53,3 69,0 94,3 125,7 13,9 27,7 - Xây dựng 9,3 24,3 29,7 37,5 48,7 72,6 106,5 21,1 34,4 2. Giá hiện hành (tỷ đồng) 32,7 81,3 98,7 124,5 166,4 191,0 265,7 - Công nghiệp 19,1 50,4 59,9 75,3 96,9 111,3 155,4 - Xây dựng 13,6 30,9 38,9 49,2 69,5 79,6 110,3 Tỷ trọng ngành/huyện 4,5 6,6 7,0 6,3 6,0 6,1 7,6 - Công nghiệp 2,6 4,1 4,2 3,8 3,5 3,6 4,5 - Xây dựng 1,9 2,5 2,8 2,5 2,5 2,5 3,2 Tỷ trọng ngành/CN-XD 100 100 100 100 100 100 100 - Công nghiệp 58,5 62,0 60,6 60,5 58,2 58,3 58,5 - Xây dựng 41,5 38,0 39,4 39,5 41,8 41,7 41,5

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2010)

Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng của Huyện có quy mô nhỏ, nhưng có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nhịp độ tăng trưởng của toàn ngành luôn cao hơn mức tăng chung của toàn bộ nền kinh tế; nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 16,4%/năm và giai đoạn 2006-2010 ước đạt 30,5%/năm. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng huyện Thoại Sơn chiếm khoảng 4-8% tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp - xây dựng tỉnh An Giang (giá so sánh 1994).

Trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng, thì ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn ngành xây dựng nhưng có xu hướng ngày càng giảm dần tỷ trọng trong tổng giá trị tăng thêm. Ngược lại, ngành xây dựng có xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng.

+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển về quy mô và số lượng, nếu như năm 1999 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 35,810 tỷ đồng thì năm 2008 đạt 255 tỷ đồng và năm 1999 có 718 cơ sở thì 2008 có tới 1.015 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp[38].

Bảng 2.23: Một số chỉ tiêu chủ yếu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Huyện Thoại Sơn

ĐVT 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1. Cơ sở cơ sở 771 915 948 976 1.011 1.056 1.180

2. Lao động người 2.411 3.066 3.208 4.725 4.876 5.062 6.140

3. Lao động/cơ sở người 3,1 3,4 3,4 4,8 4,8 4,8 5,2

4. Sản phẩm chủ yếu

- Nước lọc 1000 m3 342,1 370,0 375,0 383,0 1.358 1.554 1.600

- Gạo 1000 tấn 225 354 290 253 382 650 690

- Bánh kẹo các loại tấn 26,0 65,2 102,4 112,6 116 118 130

- Nước đá 1000 tấn 56,2 70,8 96,9 106,8 116 129 142

- Quần áo may sẵn 1000 bộ 95,4 87,2 108,6 119,3 126,1 153 165

- Gỗ xẻ các loại m3 256 94 250 375 638 996 1000

- Gạch nung các loại 1000viên 41,8 99,5 349,3 456,0 529 584 620

- Cửa sắt các loại 1000 cái 1,39 1,9 2,1 3,5 4,4 5 7

- Nông cụ cầm tay 1000 cái 45 66,8 93,4 103,7 105,8 113 140

- Trung đại tu ô tô chiếc 469 459 590 612 634 671 700

- Đóng ghe xuồng chiếc 1.320 1.450 1.570 1.780 1.960 2080 2200

- Tủ gỗ các loại Cái 162 205 215 415 785 837 950

- Bàn các loại Cái 1.558 1.300 1.420 1.890 2.136 2317 2500

- Ghế các loại Cái 142 820 950 1.370 1.545 1714 1600

- Nước máy 1000 m3 180,6 301,2 310,5 363,2 1.304 1454 1550

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, Báo cáo kinh tế - xã hội 2005-2010)

Tuy nhiên, quy mô công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Thoại Sơn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 4,5% tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế huyện vào năm 2010. Nhịp độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt

13,9%/năm giai đoạn 2001-2005 và khoảng 27,7%/năm giai đoạn 2006-2010 (giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước), cao hơn mức tăng trưởng chung của cả Huyện.

Đến năm 2010, toàn huyện Thoại Sơn có 1.180 cơ sở sản sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chiếm khoảng 7-8% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn tỉnh An Giang. Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Huyện tập trung trong ngành công nghiệp chế biến (chiếm khoảng 99,5%) và chủ yếu là kinh tế tư nhân cá thể.

Huyện đã định hướng phát triển và hoàn thành quy hoạch các cụm công nghiệp Phú Hòa, Định Thành và Vọng Thê. Trong đó, cụm công nghiệp Phú Hòa được xây dựng hoàn thành và thu hút 2 công ty vào đầu tư (Công ty lương thực thực phẩm An Giang và Công ty thủy sản An Mỹ) đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, ngành đã chú ý phát triển các chương trình khuyến công trên địa bàn với nhiều hình thức như tổ chức tập huấn, tư vấn, tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm… đã tạo điều kiện tích cực cho các cơ sở ra đời và phát triển.

Các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn Huyện. Trong thời gian qua, các sản phẩm công nghiệp có xu hướng gia tăng về số lượng và từng bước được đầu tư nâng cao về chất lượng, mẫu mã nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Một số sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của Huyện như: quần áo may sẵn, gỗ xẻ, gạch nung, cửa sắt các loại, nông cụ cầm tay, đóng ghe xuồng, trung đại tu ô tô, nước đá… Bên cạnh đó, những ngành nghề truyền thống cũng được khôi phục và phát triển với một số sản phẩm như: tranh lá thốt nốt, quạt lá thốt nốt, đá thủ công mỹ nghệ….

Tóm lại, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Huyện tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm tương đối đa dạng, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và có hướng đến xuất khẩu.

Bảng 2.24: Giá trị sản xuất CN – TTCN phân theo ngành kinh tế (giá cố định, đơn vị: triệu đồng) (giá cố định, đơn vị: triệu đồng)

Năm Tổng số CN Khai thác mỏ CN chế biến CNSS PP Điện nước

1990 11.28 1.616 9.446 218

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn - An Giang (Trang 62 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)