8. Cấu trúc luận văn
2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn
2.1.2. Các nhân tố kinh tế-xã hội và thể chế
Dân cư và nguồn lao động
+ Dân số: Dân số trung bình huyện tăng nhanh qua các năm, từ 1990, dân số toàn huyện là 137,9 ngàn người, năm 2000 lên tới 179,3 ngàn người, tăng 41,4 ngàn người, giai đoạn 2000 – 2010, dân số có xu hướng tăng chậm hơn, năm 2010 là 180,9 ngàn người, tăng 1,6 ngàn người so với năm 2000. Tỷ lệ tăng tự nhiên cũng
có chiều hướng giảm dần, từ 1990 tỷ lệ tăng tự nhiên là 2,13% xuống còn 1,56% năm 2000, và 2012 chỉ còn 1,13%.
Bảng 2.1: Dân số trung bình huyện Thoại Sơn giai đoạn 1990 - 2012
Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1990 1995 2000 2005 2010 2012 Dân số trung bình Người 137.913 150.806 179.359 190.007 180.951 181.194 -Tỷ lệ tăng tự nhiên % 2,13 1,9 1,56 1,37 1,16 1,13 Trong đó: Dân số
thành thị
Người 17.585 19.297 21.398 45.613 43.149 43.602
-Tỷ lệ so với dân số % 12,75 12,79 11,93 24,0 23,84 24,06
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn từ 1990 – 2012)
Theo kết quả điều tra dân số trung bình huyện Thoại Sơn năm 2009 là 180.937 người, dân số thành thị là 43.547 người chiếm khoảng 24,1%; Năm 2010, dân số trung bình huyện đạt khoảng 180.951 người, chiếm khoảng 8,43% dân số trung bình của toàn tỉnh An Giang.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số trong thời gian qua có xu hướng giảm; Năm 2000 đạt 1,56%, năm 2009 là 1,18%, đến năm 2010 giảm còn 1,14% (thấp hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Tỉnh, đạt khoảng 1,17%), bình quân mỗi năm giảm khoảng 0,05%/năm.
Mật độ dân số toàn huyện Thoại Sơn thuộc vào loại thấp của tỉnh An Giang, cao hơn các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, nhưng thấp hơn mật độ dân số chung của toàn Tỉnh, chỉ đạt 386 người/km2 (mật độ dân số tỉnh đạt 631 người/km2). Đồng thời, dân số Huyện phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thị trấn.
+ Nguồn lao động: Nguồn lao động của huyện Thoại Sơn khá dồi dào và liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 số người trong độ tuổi lao động tăng 24.597 người so với năm 2000. Theo đó, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động cũng tăng từ 55,9% (năm 2000) lên 68,0% (năm 2010), tức tăng 12,1%; trung bình mỗi năm tăng 1,2%/năm.
Bảng 2.2: Dân số trong độ tuổi lao động của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2000 – 2012
Năm Dân số trong độ tuổi lao động(người) Tỷ lệ so với dân số(%)
2000 98.602 55,9
2009 121.361 67,0
2010 123.199 68,0
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2000 – 2010) Bảng 2.3: Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Năm Tổng lao động (người) Tỷ lệ so với dân số (%)
2000 84.320 46,7 2004 97.153 51,2 2005 97.110 51,1 2006 97.986 51,3 2007 109.891 57,2 2008 108.312 60,0 2009 117.647 65,0 2010 119.065 65,8 2011 119.551 66,0 2012 119.602 66,0
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2000 – 2012)
Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã chú trọng công tác dạy nghề và việc làm, tại địa phương đã có những chương trình như “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, kết quả triển khai cho 13/17 xã, thị trấn, với trên 1.000 lao động tham gia (đối tượng là hộ nghèo và gia đình chính sách). Ngoài ra, còn phối hợp với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài huyện tổ chức các mô hình dạy nghề điểm như: Phi nông nghiệp (thợ hồ - thợ nề) ở 2 xã (Óc Eo và Vĩnh phú) mở được 02 lớp, nông nghiệp ở 2 xã (Vĩnh phú 01 lớp, Bình Thành 01 lớp) mở được 02 lớp. Tính đến tháng 1 năm 2013 toàn huyện có 1.952 lao động tham gia học nghề, nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo nghề của toàn huyện là 22,05% tương đương với 21.962 lao động (theo báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề, việc làm, chính sách người có công và xã hội năm 2012). Do đó có nhiều lao
động tham gia học nghề, tự tạo việc làm, có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống; góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp.
Huyện còn có Trung tâm giáo dục thường xuyên thị trấn Núi Sập liên tục chiêu sinh và mở các lớp bổ túc trung học phổ thông, chứng chỉ tin học, tiếng Anh, cấp giấy phép lái xe và liên kết đào tạo tại chức cho lao động địa phương. Mỗi năm cơ sở này đào tạo khoảng 200 học viên. Ngoài ra, còn có Trung tâm học tập cộng đồng phát triên khá nhanh ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Cơ sở vật chất còn mượn tạm của các đơn vị khác và hiệu quả hoạt động chưa cao. Tuy nhiên, hàng năm cũng đã tổ chức nhiều buổi hoạt động chuyên đề tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp với hàng ngàn lượt người tham gia[14].
Chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm của huyện đều đạt và vượt, trung bình hàng năm trên 3.000 lao động. Tính đến 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26,12%, trong đó lao động qua đào tạo nghề so với tổng số lao động đạt 11,77%. Đến năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với tổng số lao động đạt 16,73%.
Như vậy có thể khẳng định huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang có nguồn lao động dồi dào và chất lượng nguồn lao động đang ngày càng nâng lên, đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề, phát triển kinh tế của huyện.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Giao thông: Huyện có hệ thống giao thông thủy bộ khá thuận tiện, tỉnh lộ 943 nối từ TP. Long Xuyên đi qua Thị trấn Phú Hòa, Thị trấn Núi Sập, Thị trấn Óc Eo đến huyện Tri Tôn dài 52 km và nối theo tỉnh lộ 948 đi Tịnh Biên và quốc lộ 1A đi Châu Đốc.
Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn kinh phí, Thoại Sơn đã đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay, các tuyến lộ, cầu nông thôn trong huyện đã được đầu tư xây dựng bằng bê tông nhựa hóa. Từ trung tâm huyện xe 4 bánh dễ dàng lưu thông thuận lợi đến các trung tâm xã, ấp với mặt đường rộng từ 2 - 3m, tải trọng 3 tấn với tổng chiều dài hơn 280km đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong hai mùa mưa nắng và mùa nước nổi.
- Nếu chỉ tính mạng lưới đường huyện (không tính đường ra cánh đồng) có tổng chiều dài 403,89 km, trong đó đường nội thị có 13,29 km.
- Tỉnh lộ 943 xuyên qua huyện theo trục đông tây với chiều dài 37,8km, trên tuyến có 18 cây cầu, trong đó 13 cầu bê tông, 5 cầu sắt. Tuyến nối QL.91 tại TP.Long Xuyên - Thoại Sơn - Tri Tôn.
- Mạng lưới giao thông huyện đến nay đã bê tông và nhựa hóa khoảng 319/881 km, đạt tỉ lệ 36,2%: xây dựng mới 181/202 cầu nông thôn và lắp đặt 255 km đèn đường…Tỷ lệ giao thông chính về đến trung tâm xã, thị trấn đạt tiêu chí nông thôn mới là 65,040/96,443 km, đạt 67,44 %, riêng đối với đường giao thông từ trung tâm xã đến ấp, liên ấp, đường ra cánh đồng đạt trên 16,1% so tiêu chí.
Trong chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giữa 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ thực hiện tuyến giao thông liên tỉnh từ TT. Sóc Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang) đến TT. Óc Eo, tuyến TP. Rạch Giá (Kiên Giang) - Thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn). Con đường này khi hoàn thành sẽ rút ngắn cự ly từ TP. Rạch Giá đến Thoại Sơn chỉ 25km và đến TP. Long Xuyên chỉ 50km. Tuyến Tỉnh lộ 943 đang được đầu tư nâng cấp cho 2 làn xe và cầu có tải trọng trên 25 tấn sẽ là yếu tố quan trọng cho phép Thoại Sơn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế địa phương theo hướng nâng dần tỷ trọng khu vực II, khu vực III lên.
Đường thủy có kênh Thoại Hà còn gọi là kênh Rạch Giá – Long Xuyên, nối sông Hậu tại Long Xuyên kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua Núi Sập, chảy qua địa phận tỉnh Kiên Giang rồi đổ ra Vịnh Thái Lan tại cửa biển Rạch Giá.
Toàn huyện có trên 900 km kênh mương với 5 tuyến kênh cấp I, 55 tuyến kênh cấp II. Hệ thống giao thông thủy với các kênh trục và kênh ngang trên địa bàn Huyện có khả năng góp phần rất lớn trong vận chuyển hàng hoá và hành khách, phục vụ thủy lợi, cung cấp nước tưới tiêu, nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra còn có nhiều kênh rạch tự nhiên có độ rộng từ vài mét đến 100m, hệ thống kênh rạch này không chỉ phục vụ cho ngành giao thông mà còn cung cấp một lượng phù sa lớn cho đất đai Thoại Sơn thêm màu mở, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Thủy lợi: Toàn huyện có trên 900 km kênh mương với 5 tuyến kênh cấp I, 55 tuyến kênh cấp II, trên 355 tuyến kênh cấp III, trên 1.000 km đê bao khép kín,
phân bố đều khắp trong huyện, là nguồn nước cung cấp tưới, tiêu cho nội đồng, cho sinh hoạt và cho sản xuất, có 199 trạm bơm điện phục vụ khoảng 80% diện tích, 232 cống hở, 254 cống tròn tương đối hoàn chỉnh chủ động trong việc tưới tiêu và chống lũ hàng năm. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 49%;
Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh đạt 33%.
Hệ thống thủy lợi của huyện khá hoàn chỉnh nhưng chưa thật tốt, mạng lưới kênh rạch chằng chịt nhưng cũng đã phục vụ khá tốt cho sản xuất nông nghiệp cũng như các sản xuất khác và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
+ Mạng lưới điện: Mạng lưới điện được chú trọng đầu tư từ trung tâm huyện đến các xã, thị trấn và khu dân cư, nguồn điện được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia. Hiện nay trên địa bàn huyện, ngành điện (Điện lực Thoại Sơn và Xí nghiệp điện nước Thoại Sơn) đang quản lý hệ thống lưới điện:
- Đường dây trung thế 292,35km (Điện lực Thoại Sơn quản lý 256 km, Xí nghiệp điện nước quản lý 36,35 km).
- Đường dây hạ thế 316,89km (Điện lực Thoại Sơn quản lý 133,21km, Xí nghiệp điện nước quản lý 183,68km).
- Trạm biến áp tổng dung lượng 62.427,5KVA, với 614 trạm ( riêng Điện lực Thoại Sơn quản lý 447 trạm, dung lượng 30.237,5 KVA; Xí nghiệp điện nước quản lý 46 trạm 2062,5KVA; Khách hàng 121 trạm, với dung lượng 30.127,5 KVA).
- Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện về cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, tuy nhiên vẫn còn các trường hợp cầu chuyền sau điện kế không đảm bảo an toàn, các trường hợp kéo vượt đường, vượt sông không đúng quy định, một số trường hợp cất nhà, lều quán, chất phế liệu bao quanh trụ điện, cột chằng ăngten vào trụ điện…Hiện nay, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên trên địa bàn huyện ước tính 94,5%.
- Tổng mức điện năng thương phẩm đạt khoảng 4.792 nghìn Kwh. Trong đó, mức điện năng tiêu thụ cho sinh hoạt là chủ yếu, chiếm 59%; mức điện năng phục vụ sản xuất công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 28,5%; sau đó là lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 9,1%. Như vậy, sản lượng điện tiêu thụ ở các ngành sản xuất
chưa cao, mà chủ yếu tiêu thụ cho nhu cầu thiết yếu sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân cư.
+ Hệ thống cấp nước: Trên địa bàn huyện Thoại Sơn có nhà máy nước Phú Hòa; hệ thống cấp nước sạch thị trấn Núi Sập và 14 trạm cấp nước cấp xã (công suất 3.650 m3/ngày/đêm). Hệ thống đường ống cấp nước hiện có 143.162m. Năm qua, ngành đã triển khai xây dựng hoàn thành hệ thống cấp nước Vọng Thê, đưa vào vận hành trạm tiếp áp xã An Bình và đầu tư kéo mới khoảng 11,2 km đường ống. Hiện nay huyện đang đầu tư hồ chứa nước cho đồng bào dân tộc khơ me ở thị trấn Óc Eo.
Ngoài các hệ thống cấp nước trên, các hộ dân trong huyện, nhất là ở khu vực nông thôn còn đầu tư nhiều giếng đào, giếng khoan và bơm nước sử dụng trực tiếp không qua xử lý.
+ Bưu chính – viễn thông: Hệ thống bưu chính viễn thông phân bố khá đều từ trung tâm huyện đến các xã, thị trấn. Toàn huyện có 1 bưu cục cấp II, 2 bưu cục cấp III, 10 bưu điện văn hóa xã, 9 trạm viễn thông. Hoạt động bưu chính viễn thông của huyện cơ bản đáp ững được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, đạt 58,8% tỷ lệ có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
Cổng thông tin điện tử của huyện luôn được cập nhật, phản ánh kịp thời các thông tin thời sự, chủ trương chính sách, pháp luật có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương. Tuy nhiên tiềm năng phát triển của hoạt động bưu chính, viễn thông trên địa bàn là còn rất lớn, cần được tập trung đầu tư, khai thác trong thời gian tới.
Đường lối chính sách, vốn đầu tư và thị trường
+ Hệ thống chính sách: Thoại Sơn là một huyện thuộc tỉnh An Giang nên có nhiều chính sách phát triển kinh tế từ tỉnh. Trong những năm qua, huyện đã thực hiện nhiều chính sách được ban hành hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:
Trong nông nghiệp có các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp như: Quyết định số 1179/2000/QĐ.UB ngày 05/06/2000 về khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi bò; Quyết định số 2240/2000/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh
giống cây trồng trên địa bàn huyện; Quyết định 170/2001/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách và ưu đãi đầu tư phát triển nuôi tôm càng xanh… Đặc biệt là các công văn, quyết định của tỉnh và huyện về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2010: Quyết định số 1958/QĐ-UBND ngày 09/10/2010 của UBND tỉnh An Giang về ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới…
+ Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện liên tục tăng qua các năm, đạt khoảng 1.217 tỷ đồng trong giai đoạn 2001 – 2005 và khoảng 5.488 tỷ đồng trong giai đoạn 2006 – 2010. Hiệu quả vốn đầu tư trên địa bàn đạt tương đối cao. Vốn đầu tư trong thời gian qua đầu tư theo hướng thúc đẩy CDCCKT, nâng cao năng suất và tạo ra sự tăng trưởng bền vững cho kinh tế huyện. Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước tập trung vào xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng: hệ thống đê bao kiểm soát lũ, bê tông và nhựa hóa đường giao thông, công trình cung cấp điện, nước, các trường học, trạm y tế, các điểm du lịch, cụm công nghiệp, cụm tuyến dân cư…
Bảng 2.4: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện Thoại Sơn
Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2001-2005 2006-2010 Tổng cộng Tỷ đồng 1.217 5.488 -Ngân sách nhà nước Tỷ đồng 189 768 Tỷ lệ % 15,5 14,0 -Vốn tín dụng Tỷ đồng 79 466 Tỷ lệ % 6,5 8,5
-Vốn doanh nghiệp, dân cư và vốn khác Tỷ đồng 949 4.253
Tỷ lệ % 78,0 77,5
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2009, Báo cáo kinh tế-xã hội 2005-2010) + Thị trường: Thoại Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, có hệ thống thủy bộ khá thuận tiện, dễ dàng giao thương với thành phố Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang và thành phố Cần Thơ – nơi có nhiều nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản. Ngoài ra, Thoại Sơn cùng với tỉnh An Giang đã xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như: gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh…đến các nước ASEAN, Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ
không ổn định, các doanh nghiệp vẫn còn yếu kém trong khâu tiếp thị, dự báo thị trường. Mà thị trường là nhân tố quan trọng tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung hay sự CDCCKT nói riêng. Vì vậy, các cấp chính quyền, các ban ngành cần có những biện pháp đúng đắn tiếp cận thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CDCCKT, hạn chế những rủi ro đáng tiếc cho người dân.